Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan chủ trì soạn thảo) cho biết, tỉnh Nghệ An có nhiều tiềm năng, lợi thế, hội tụ nhiều yếu tố về điều kiện thuận lợi để phát triển; nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ kết nối hai miền Bắc Nam, trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Myanmar – Thái Lan – Lào – Việt Nam theo Quốc lộ 7 thông ra biển Đông qua cảng Cửa Lò. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Nghệ An đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, đường biển và đường thuỷ nội địa. Tuy nhiên, Nghệ An vẫn chưa tận dụng được lợi thế của mình để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Vì vậy, việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết nhằm thể chế hoá đầy đủ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Nghệ An nhanh và bền vững; là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, logistic, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Để đạt được mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, UBND tỉnh Nghệ An đề xuất 05 nhóm lĩnh vực với tổng số 18 chính sách, gồm: Quản lý tài chính – ngân sách nhà nước (05 chính sách); quản lý đô thị, tài nguyên và môi trường (04 chính sách); quản lý đầu tư (04 chính sách); phát triển kinh tế biển (02 chính sách); tổ chức bộ máy và biên chế (03 chính sách).
Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã cho ý kiến cụ thể về từng nhóm chính sách. Cụ thể, đối với Chính sách 1 (Nhóm Chính sách phát triển kinh tế biển), đại diện Bộ Ngoại giao cơ bản nhất trí với đề xuất chỉ lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với thủ tục giải quyết hồ sơ đề nghị giao khu vực biển cho nhà đầu tư trong nước thực hiện dự án nuôi trồng thuỷ sản nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng khu vực biển được tiến hành hoạt động trong thời gian nhanh nhất. Ngoài ra, đồng chí đề nghị tỉnh rà soát, bảo đảm công tác giao và cấp phép khu vực biển để nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với quy hoạch về không gian biển và bảo đảm yếu tố về bảo vệ môi trường.
Đối với Chính sách 5 (Nhóm chính sách quản lý quy hoạch đô thị, tài nguyên và môi trường) về kinh doanh tín chỉ các-bon rừng, hiện nay luật pháp Việt Nam chưa có quy định cụ thể về chuyển nhượng, mua bán, trao đổi tín chỉ các-bon rừng. Vì vậy, đồng chí đề nghị tỉnh Nghệ An xin thêm ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời cân nhắc và có đánh giá kỹ đối với đề xuất này để bảo đảm tính khả thi của chính sách.
Cơ bản thống nhất với các chính sách, đại diện Bộ Quốc phòng đề nghị UBND tỉnh Nghệ An nghiên cứu, tổ chức khảo sát, đánh giá tác động bảo đảm tính khách quan, toàn diện giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh. Đồng thời, đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu thêm các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển khu vực biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đã di cư tự do có nơi cư trú hợp pháp, sinh kế bền vững, có đất sản xuất, được tiếp cận các dịch vụ cơ bản và đảm bảo an sinh xã hội theo quan điểm của Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.
Ngoài ra, các thành viên Hội đồng thẩm định còn cho một số ý kiến khác như: đánh giá tác động đầy đủ, rõ ràng cơ sở đề xuất các chính sách mới; làm rõ việc bổ sung thêm 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh so với quy định hiện hành để phụ trách địa bàn vùng miền núi; hồ sơ, trình tự, thủ tục xây dựng Nghị quyết của Quốc hội…
Sau khi nghe các ý kiến, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho biết hiện cả nước có 9 địa phương có Nghị quyết của Bộ Chính trị, trong đó có tỉnh Nghệ An. Theo ông, Nghị quyết số 36/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An đã bước đầu giải quyết khó khăn cho tỉnh, tuy nhiên một số quy định chưa thực sự tháo gỡ vướng mắc cho địa phương.
Khái quát một số đặc thù về diện tích, dân số của tỉnh, ông Trung nhấn mạnh Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị là cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương thực hiện các mục tiêu phát triển. Theo đó, các chính sách tại đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của tỉnh Nghệ An bám sát chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 39-NQ/TW để vừa đảm bảo tính đặc thù cho địa phương vừa không “phá vỡ” sự đồng bộ với hệ thống pháp luật. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh đã cho ý kiến cụ thể đối với từng chính sách và cho cho biết sẽ tiếp tục phối hợp cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát các nội dung.
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đánh giá hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết được chuẩn bị công phu, thể hiện đầy đủ các cơ sở chính trị pháp lý. Theo Thứ trưởng, tỉnh Nghệ An có nhiều thuận lợi hơn các nơi khác khi đã có Nghị quyết số 36/2021/QH15 của Quốc hội. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An với đặc thù dân số đông, diện tích rộng lớn phần nào đã gây ra khó khăn cho địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Cho ý kiến cụ thể hơn, Thứ trưởng cho rằng cần quy định cơ chế thu hút doanh nghiệp vào logistic, du lịch biển, công nghiệp hàng hải…; rà soát chính sách đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế; tập trung thể hiện chi tiết hơn các quy định về phân cấp, phân quyền trong tổ chức bộ máy, biên chế…
(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.
(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.