Lắng lại để chiêm nghiệm…
Những người nông dân ngoài đồng ruộng đang nhanh tay cày bừa, vun xới cho những ngày cấy trong giá lạnh giữa Đông. Những người công nhân trong nhiều nhà máy, công xưởng, xí nghiệp, hầm mỏ xa nhà, xa quê đang gắng nhận làm thêm ca, thêm buổi, thêm công để thêm lương, có thưởng.., để có tiền mua vé tàu, vé xe chuẩn bị về quê đón Tết. Những người ở nhà, ở quê cũng khẩn trương chăm sóc thêm rau củ quả trong vườn, nuôi ít con gà, con vịt để chờ đợi con cháu nơi xa về nhà ăn Tết.
Nhà tôi gần sân bay, không xa ga tàu, bến xe nên càng thấy rõ, nghe rõ, cảm nhận rõ hình ảnh, âm thanh những dòng người tấp nập ngược xuôi mỗi khi Tết sắp đến, Xuân sắp về. Háo hức, rạo rực vô cùng. Cả một năm tất bật với mưu sinh. Thôi thì, còn Tết để còn động lực để chúng ta tìm về với nguồn cội, với quê hương thân thuộc, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, cho chúng ta sự bình yên và hạnh phúc, cho chúng ta lắng lại với thời gian để chiêm nghiệm cuộc đời.
Tiền bạc, của cải rất quan trọng, nhưng còn những thứ quan trọng hơn nữa là gia đình thân yêu của mình được đoàn viên, sum họp khi Tết đến, Xuân về. Tết là dịp để hướng về nguồn cội - những điều gần gũi thân thương và thiêng liêng - để nhắc nhớ chúng ta và làm mới những giá trị đã có từ ngàn xưa trong văn hóa Việt. “Về quê ăn Tết” không còn là khái niệm xa xôi với những người xa quê mà nó đã trở thành một thành ngữ của người Việt chỉ cuộc hành hương về nguồn cội.
Để nhớ ơn, ghi ơn và tạ ơn
Trước đây, đã có một số người từng đưa ra ý kiến nên bỏ Tết cổ truyền (Tết Ta) để nhập vào Tết Dương lịch (Tết Tây) nhằm hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện đại. Đến bây giờ, có vẻ như điều đó vẫn là những ý tưởng khó khả thi, những tiếng nói lạc lõng trong một cộng đồng bền vững.
Với tôi, hai từ “sum vầy” mang ý nghĩa của đoàn tụ. Đón Tết là về với gia đình mà mỗi thành viên xem đó là nghĩa vụ, quyền lợi và hạnh phúc. Mua sắm đồ lễ để dâng lên bàn thờ gia tiên và con cháu cùng ông bà, cha mẹ vái lạy tổ tiên. Cùng nhau ra nghĩa trang để tảo mộ cho những người đã khuất. Chuẩn bị rửa lá dong, chẻ lạt, ngâm nếp, thái thịt để gói và nấu bánh chưng bên bập bùng bếp lửa. Trang điểm thêm một cành đào phai, chậu quất nhỏ và vài bó hương trầm, vậy là có hương vị Tết.
Điều mà tôi mong chờ là sau khi cúng gia tiên, cả gia đình được cùng sum vầy bên mâm cơm chiều 30 Tết trong mùi bánh chưng mẹ bóc, mùi hương trầm cha thắp. Con cháu nghe ông bà, cha mẹ ôn lại một năm cũ, nhắc nhở, dặn dò trước thềm năm mới. Sáng Mồng 1 Tết, các thành viên trong gia đình ngủ dậy, chào nhau một lời “Chúc mừng năm mới”. Ông bà, cha mẹ mừng tuổi con cháu chăm ngoan, học giỏi; con cháu chúc tụng ông bà, cha mẹ khỏe mạnh, sống lâu.
Trong những ngày Tết, con người trở nên gần gũi với nhau hơn và đây cũng là thời điểm lý tưởng cho mọi người hóa giải những bất đồng, mâu thuẫn giữa người với người trong cuộc sống. Niềm vui, niềm hạnh phúc của chúng ta có được trong cuộc đời này mà cha ông ta vẫn thường đúc kết, nhắc nhớ là “Vui như Tết”. Tối thiểu trong 3 ngày Tết, mọi người đều dẹp cái buồn phiền, cãi vã để cười nói giao hòa với nhau, cùng mang đến niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Tết với người Việt còn là những ngày của lạc quan và hy vọng.
Về với Tết là về với nguồn cội. Ảnh minh họa: thuthuatphanmem.vn
Tết với người Việt, như là sinh nhật của tất cả mọi người để khi gặp nhau là mừng cho nhau thêm một tuổi. Tết cũng là cơ hội để nhớ ơn, ghi ơn và tạ ơn. Với đa số người Việt, Tết cổ truyền sẽ không mất đi dù xã hội ngày càng phát triển, văn minh trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Tết cổ truyền ngày càng khẳng định mạnh mẽ về một bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.
Với tôi, điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời là gia đình, quê hương, Tổ quốc. Tết để về với cội nguồn và nhớ đến cội nguồn là nghĩ đến Tết. Ai cũng có quê hương, mỗi người khi trên hành trình về quê với Tết đều có những hoàn cảnh và cảm xúc không giống nhau. Có lẽ, trên mỗi chuyến tàu, chuyến xe về quê với Tết, họ đều trở nên gần gũi như con một nhà cùng trở về đón một cái Tết sum vầy trong lòng dân tộc.
Đó là một trong những nét đẹp truyền thống văn hóa được hun đúc, trân trọng, giữ gìn của những người con Lạc, cháu Hồng từ thuở Hùng Vương dựng nước./.
Về quê với Tết là dịp để quay về về nguồn cội - những điều gần gũi thân thương và thiêng liêng - để nhắc nhớ chúng ta và làm mới những giá trị đã có từ ngàn xưa trong văn hóa Việt.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.
(PLM) - Lịch Tết là một ấn phẩm văn hóa đã đi sâu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Mỗi dịp đón năm mới, nhiều gia đình Việt lại treo lên tường cuốn lịch Tết, không chỉ để xem ngày tháng, hay trang trí trong nhà. Đặc biệt, Lịch Công an nhân dân, ấn phẩm văn hóa mang đặc trưng riêng của lực lượng công an. Trở thành quà tặng nhiều ý nghĩa của cán bộ chiến sĩ dành tặng thân nhân, bạn bè mỗi dịp Tết đến xuân về.
(PLM) - Thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội facebook như: N-Collagen, Trần Thị Bích Ngân…và tại các website: kemncollagen.com/, myphamkis22.vn/, ncollagen.com.vn/... đang xuất hiện hàng loạt các quảng cáo về sản phẩm N-Collagen đông trùng tổ yến Plus + có dấu hiệu vi phạm quảng cáo. Sản phẩm đang được “nổ” hàng loạt công dụng như: “Giải pháp giúp nám “rời xa”; điều hòa và cân bằng nội tiết; giảm nám do rối loạn nội tiết; dưỡng da trắng sáng, đều màu; ngừa mụn nội tiết, mờ thâm sạm; cải thiện độ đàn hồi, ngăn lão hoa; tái tạo da sau biến đổi nội tiết…”. Tuy vậy, N-Collagen đông trùng tổ yến Plus thực chất chỉ là một loại thực phẩm bổ sung với các chiết xuất được ghi trên bao bì là bình vôi, lạc tiên, tâm sen…mà không phải là dược phẩm.
(PLM) - Ngay khi vừa đáp xuống sân bay Nội Bài, đội tuyển bóng đá Việt Nam sau chức vô địch ASEAN Cup 2024 trên đất Thái Lan đã được đón tiếp trong vòng tay của hàng nghìn người hâm mộ đứng dọc các tuyến đường.