![]() |
Người dân đến đăng ký thủ tục tại bộ phận một cửa quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. |
7h sáng 20/2, chị Trần Thu Hiền (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vội tới bộ phận một cửa của quận Hai Bà Trưng để xếp hàng lấy phiếu, chờ làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm.
Đây là lần thứ 3 chị quay lại đây nhưng vẫn lo “sẽ phải đi thêm lần nữa”.
“Hôm trước tôi không nghĩ nhiều người đến đăng ký kinh doanh tới vậy nên 9h mới đến nộp hồ sơ.
Số thứ tự của tôi là 58 nên không thể làm được thủ tục, phải quay về vì lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết trong buổi sáng chỉ đến số 25”, chị Hiền nói.
Lần thứ hai quay lại, chị đến sớm xếp hàng khi bộ phận một cửa của UBND còn chưa mở.
Thế nhưng, hồ sơ của chị Hiền không hợp lệ vì nhiều chi tiết kê khai không đúng, bản sao căn cước công dân chưa công chứng, thiếu hợp đồng thuê nhà nơi đăng ký địa chỉ tổ chức giảng dạy.
Bất ngờ vì thủ tục rườm rà hơn mình nghĩ, chị đành nhờ một bên dịch vụ hỗ trợ để sớm hợp pháp hóa việc dạy thêm.
Vốn là giáo viên tự do, giảng dạy với quy mô nhỏ, chị Hiền từng nghĩ không cần thiết phải đăng ký kinh doanh vì “thu nhập không đáng bao nhiêu”.
Nhưng khi Thông tư 29 được ban hành, chị mới biết quy định này áp dụng với cả những cá nhân tham gia dạy thêm như mình.
Vì thế, chị tạm dừng các lớp dạy thêm để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Lần thứ 3 quay lại, vì không yên tâm, chị đi cùng một bên dịch vụ hỗ trợ làm thủ tục giấy tờ.
Người này cam kết “làm chuẩn hồ sơ”, chỉ cần hai lượt đi tới UBND quận và lên chi cục thuế để đăng ký mã số thuế.
Mức chi phí hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý liên quan là vài trăm nghìn đồng.
“Chỉ mong lần này hồ sơ hợp lệ để không phải đi lại nhiều lần, đỡ mất thời gian”, chị Hiền nói.
Đi cùng chị Hiền, anh Hoàng chuyên nhận tư vấn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ cho hay gần đây rất nhiều giáo viên muốn đăng ký kinh doanh để dạy thêm hợp pháp.
Tuy nhiên do không kê khai đúng hoặc thiếu giấy tờ, nhiều người phải đi lại 4-5 lần để hoàn thành thủ tục.
“Giáo viên cần có hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ đứng tên mình tại địa chỉ tổ chức giảng dạy.
Rất nhiều người phải làm lại giấy tờ vì đăng ký chung cư làm địa điểm kinh doanh - nơi vốn có mục đích để ở, không thể làm văn phòng”, anh Hoàng nói.
Theo người này, thời gian trước, chỉ cần sau 3 ngày làm việc, cá nhân đăng ký sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Nhưng gần đây, có thể do số lượng đông, thời gian nhận thường kéo dài 4-5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Cũng đến bộ phận một cửa quận Hai Bà Trưng từ sớm, anh Tùng (Đống Đa, Hà Nội) cho hay vợ anh vốn là giáo viên một trường THCS công lập, có lớp dạy thêm tại quận Hai Bà Trưng.
Theo Thông tư 29, giáo viên trường công không được tự đăng ký kinh doanh, nên để hợp pháp hóa việc dạy thêm của vợ, anh đứng ra đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Dù đã tìm hiểu trước thông tin và chuẩn bị đủ giấy tờ như đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, căn cước công dân công chứng, hợp đồng thuê nhà... nhưng các thông tin anh kê khai vẫn chưa hợp lệ.
“Bên bộ phận tiếp nhận hồ sơ nói tên hộ kinh doanh tôi đặt chưa hợp lệ với Điều 88 của Nghị định 01, do đó phải về xem lại quy định đặt tên cho phù hợp. Tôi cũng chưa biết tên này sai ở chỗ nào nên phải về tìm hiểu.
Ngoài ra, ở tên ngành nghề kinh doanh chỉ được đăng ký một ngành nghề là “Giáo dục khác chưa được phân vào đâu”, phần chi tiết là Dịch vụ dạy kèm (gia sư).
Nhìn chung có quá nhiều yêu cầu nhưng không có tờ khai điền mẫu ở bộ phận một cửa nên tôi phải làm đi làm lại nhiều lần”, anh Tùng nói.
Tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, hàng trăm hộ dân cũng đến Trung tâm phục vụ hành chính công để nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm.
Tại thành phố Vinh, tính đến ngày 20/2, đã có khoảng 300 người nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh để tổ chức dạy thêm.
Nhiều giáo viên cho biết việc đăng ký kinh doanh giúp họ tổ chức dạy học một cách công khai, minh bạch và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Không chỉ ở thành phố Vinh, các huyện khác trong tỉnh cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng hồ sơ đăng ký.
Cụ thể, huyện Nghi Lộc có 20 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh để dạy thêm; huyện Yên Thành 22 hồ sơ, huyện Thanh Chương 21 hồ sơ, thị xã Hoàng Mai 13 hồ sơ.
Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng nhanh chóng thích nghi với quy định mới.
Một số huyện vẫn còn tâm lý e ngại, lúng túng và chờ đợi văn bản hướng dẫn cụ thể từ cấp tỉnh, dẫn đến việc triển khai đăng ký kinh doanh dạy thêm chưa kịp thời.
Trao đổi với phóng viên, trước đó, ngày 13/2, ông Lê Đình Dương, Phó phòng Tài chính - Kế hoạch TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, từ tháng 12/2024 đến nay, đơn vị đã cấp phép cho hơn 300 giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với ngành nghề giáo dục.
"Nhiều người đến đăng ký hộ kinh doanh về lĩnh vực dạy thêm, học thêm nhưng chưa nắm rõ quy định của pháp luật vì cứ tưởng có giấy đăng ký kinh doanh là về tổ chức dạy thêm, học thêm được ngay.
Khi họ đến, chúng tôi hướng dẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục khác nếu không sẽ xử lý rất nặng", ông Dương nói.
Anh H.N.T, giáo viên dạy các môn khối A ở TP Buôn Ma Thuột cho biết, đã nhờ một người bên phía nhà vợ đứng tên đăng ký dạy thêm các môn toán lý và chỉ dạy những học sinh ngoài lớp học.
"Học sinh của tôi đều được chọn lọc kỹ càng nên thu học phí cao và rất sợ bị đánh thuế, vì tất cả phải công khai dạy học sinh nào và thu học phí bao nhiêu", anh T. cho hay.
Một cán bộ tại bộ phận 1 cửa thuộc UBND TP Buôn Ma Thuột thông tin, trong ngày 13/2, đơn vị này đã tiếp nhận hơn 50 hồ sơ, trong đó hơn 90% là đăng ký hộ kinh doanh về lĩnh vực giáo dục.
*Tên nhân vật đã được thay đổi
(PLM) - Chiều tối ngày 13/4, Báo Pháp luật Việt Nam cùng UBND huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt đã tổ chức lễ Tổng kết Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025. Cũng tại buổi lễ tổng kết, ông Trần Ngọc Hà – Phó tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết tiếp nối thành công của mùa 2, báo sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi dành cho phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí trên cả nước ở mùa 3 với sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đây là cam kết của Báo PLVN và những người có trách nhiệm, có tình cảm gắn bó với địa phương.
(PLM) - Chỉ sau 2 giờ 15 phút, Vận động viên Trịnh Hoàng Yên – số báo danh 025 đã xuất xắc vượt qua 12km cung đường Giải leo núi Bước chân trên mây lần 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa để cán đích đầu tiên, qua đó chiến thắng thuyết phục ở bộ giải giành cho nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp vận động viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái tham dự và có thành tích vượt trội tại Giải leo núi “Bước chân trên mây”. Ở mùa giải đầu tiên được tổ chức, anh Trịnh Hoàng Yên từng phải về nhì , chức vô địch lần này càng trở nên đặc biệt, khẳng định sự bền bỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ , qua đó giữ lại cúp vô địch ở lại tỉnh Yên Bái – địa phương 2 năm liền được chọn làm nơi tổ chức giải.
(PLM) - Sáng 12/4, hơn 100 nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước hào hứng "vào cuộc" tranh giải "Bước chân trên mây" chinh phục đỉnh Tà Xùa từ chân núi thuộc chòm Sáng Nhù, thôn Tà Xùa, xã Bản Công. Thời tiết tạo thuận lợi cho các vận động viên.
(PLM) - Kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành quy định của pháp luật lĩnh vực công chứng của Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót, vi phạm của Văn phòng công chứng Nguyễn Liễu.
(PLM) - Vừa qua, Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với Đại diện Ban tổ chức Chương trình caravan Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức "Sự kiện tuyên truyền phổ biến pháp luật an toàn giao thông học đường - lần 3 tại Cà Mau".
Tới tham dự buổi họp về phía Ban ATGT tỉnh Cà Mau có ông Nguyễn Thanh Bằng - Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh, ông Nguyễn Văn Đen – Phó Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, ông Tạ Minh Vũ - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Kiều Minh Được - Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh, bà Phạm Như Quỳnh - Đại diện Sở Tài chính, cùng phóng viên Báo Cà Mau dự đưa tin. Về phía Ban tổ chức Caravan Báo Pháp Luật Việt Nam, có Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Ban tổ chức thường trực, cùng đại diện nhà tài trợ bà Trần Ánh Hoa – Giám đốc Công ty Tân Phạm Nguyên và đại diện Câu lạc bộ Doanh Nhân và Pháp Luật tại TP. HCM.
(PLM) - Sáng ngày 5/4, tại Quảng Ninh, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp. Từ thực tiễn xuất hiện những bất cập, hạn chế, các đại biểu nêu những đề xuất cùng các giải pháp khắc phục để thúc đẩy nguyên tắc "Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hoàn thiện thể chế nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiếp theo của đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM)- Hàng nghìn sản phẩm bông tẩy trang nhãn hiệu La Soirée bị làm giả với giá trị lên đến hơn 850 triệu đồng, đang chuẩn bị tuồn ra thị trường đã được Đội 6 - Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội kịp thời ngăn chặn. Đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết, đây không phải là lô hàng duy nhất mà các đối tượng đã làm giả. Về phía đơn vị sản xuất và phân phối chính hãng, ông Đặng Thanh Tùng - đại diện Công ty TNHH La Claire chia sẻ: "Không quá bất ngờ khi thương hiệu của mình là mục tiêu mà các đối tượng làm giả hướng đến. Và mong muốn cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm minh để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng…”.
(PLM) - Sản phẩm Cà phê gừng đen mật ong đang bị nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ khi Công ty TNHH Dược phẩm VESCO (đơn vị có tên trên bao bì) khẳng định không sản xuất, không phân phối, không có bất kỳ hợp đồng gia công nào liên quan đến sản phẩm. Theo đó, ngày 10/2/2025, công ty VESCO đã có văn bản gửi Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đề nghị thu hồi hồ sơ tự công bố, và gửi báo cáo đến Chi Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Hà Nội đề nghị kiểm tra, xử lý tình trạng lưu hành sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu hàng giả, hàng nhái. Đồng thời, công ty VESCO cũng đã yêu cầu Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại LHV chấm dứt ngay việc phân phối sản phẩm Cà phê gừng đen mật ong không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm giả mạo… điều này đặt ra dấu hỏi lớn về tính minh bạch và hợp pháp của sản phẩm này trên thị trường.
(PLM) - Năm 2021 chị L.T.B.H (sinh sống tại Hà Nội) đến Phòng khám Bác sĩ Đ.T.D – có địa chỉ tại quận Đống Đa, Hà Nội để nâng mũi với giá 35 triệu đồng, chất liệu sụn Surgiform, thế nhưng theo chị bằng một cách nào đó chiếc sụn mũi Surgiform lại biến thành sụn Silicon có giá thành rẻ hơn nhiều.
(PLM) - Chiều 28/3, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển tổ chức Hội nghị thông tin về Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư".