Sáng 16/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, lãnh đạo các ngân hàng thương mại, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các xã, phường, đặc khu trên cả nước.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ khẩn trương tổng hợp, tiếp thu các ý kiến đóng góp, để sớm hoàn thiện, trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ để điều chỉnh, giao mục tiêu tăng trưởng quý III, quý IV và 6 tháng cuối năm của cả nước, từng địa phương, ngành, lĩnh vực.
Thủ tướng nêu rõ các mục tiêu chủ yếu gồm: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng dưới 4,5%, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt 8,3-8,5% và năm 2026 đạt 10% trở lên, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tổng đầu tư xã hội năm 2025 khoảng 2,8 triệu tỷ đồng... Cùng với đó, kiểm soát tốt nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thủ tướng nhấn mạnh: Đây là mục tiêu rất khó và có nhiều thách thức rất lớn nhưng chúng ta không thể không làm và mục tiêu này cũng không phải mục tiêu bất khả thi. Nếu chúng ta không thực hiện được mục tiêu này trong năm nay thì sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng những năm tới và 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra.
16 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Chỉ rõ 16 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, phân công "6 rõ": rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, rõ thẩm quyền.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ổn định tỷ giá, phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và sinh kế cho người dân, kiểm soát dòng vốn tín dụng đi vào các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và nhà ở xã hội.
![]() |
|
Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hiệu quả, thúc đẩy giải ngân đầu tư công 100% (khoảng 1 triệu tỷ đồng); bảo đảm tổng đầu tư toàn xã hội tăng khoảng 11-12% so với năm 2024. Mở rộng nguồn thu, đẩy mạnh tiết kiệm chi, phát hành trái phiếu Chính phủ dài hạn phục vụ các động lực tăng trưởng, các công trình trọng điểm quốc gia, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Thủ tướng lưu ý, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phải phối hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả, hỗ trợ, thúc đẩy, nương tựa nhau để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Về thực hiện 3 đột phá chiến lược, Thủ tướng yêu cầu phải hoàn thành các mục tiêu về đường cao tốc, đường ven biển, khởi công các dự án đường sắt; các địa phương được giao công trình, dự án cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Bộ Tư pháp, các bộ, ngành có liên quan tháo gỡ các nút thắt về thể chế. Về nhân lực, tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhân lực cho các ngành mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Để thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện 4 nghị quyết "bộ tứ trụ cột" của Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục hoàn thiện các dự thảo nghị quyết về đột phá phát triển y tế, giáo dục, văn hóa để trình Bộ Chính trị ban hành.
Về nông nghiệp, Thủ tướng lưu ý bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ…
Về văn hóa – du lịch, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí; có chính sách visa phù hợp đi đôi với đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch để đạt mục tiêu 25 triệu du khách trong năm 2025.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát; cắt giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.
Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải phấn đấu tăng trưởng cao, cao hơn trung bình cả nước, đạt mức trên dưới 10% trong năm nay, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Các địa phương phát huy hơn nữa tinh thần chủ động, sáng tạo, không trông chờ, ỷ lại theo tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa 3 trụ cột gồm: Phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và đối ngoại; vừa phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, vừa giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vừa mở rộng đối ngoại và hội nhập.
Về an sinh xã hội, tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8, trong đó xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công với cách mạng trước ngày 27/7; quyết liệt, hiệu quả triển khai chương trình nhà ở xã hội.
Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, tạo sự đồng thuận về nhận thức, tầm nhìn, hành động và tổ chức thực hiện với tinh thần "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi", "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp".
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành trình nghị quyết của Chính phủ để giải quyết các vướng mắc liên quan quy hoạch, vốn ODA, giao mỏ vật liệu xây dựng thông thường, hoàn thành trong tháng 7.
Ngoài ra, Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tập trung tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, nhưng không để ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng, trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về chỉ tiêu tăng trưởng bảo đảm sát tình hình, mang tính cụ thể, tính khả thi, tính chiến đấu cao, tính hệ thống và đồng bộ, tính hiệu quả để bảo đảm mục tiêu đề ra.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.
(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.
(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.
(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.
(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.