Cùng tham dự về phía Việt Nam có các Đại học Giao thông vận tải; Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội; Đại học Xây dựng Hà Nội; Đại học Thủy lợi; Đại học Quốc tế Sài Gòn; Đại học Y Dược Huế.
Về phía Romania có Đại học Bách khoa Quốc gia Bucharest; Đại học Bách khoa Cluj-Napoca; Đại học Bách khoa Iasi; Đại học Bách khoa Timisoara; Đại học Kiến trúc và Đô thị Ion Mincu.
Trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest tiền thân là “Trường Khảo sát Đất đai” được thành lập năm 1818 và “Trường Cầu, Đường và Mỏ” được thành lập năm 1867; được hợp nhất thành Viện Kỹ thuật Dân dụng Bucharest vào năm 1948; sau đó đổi tên thành Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest vào năm 1994 (Universitatea Tehnică de Construcţii din București, viết tắt là UTCB).
Nhà trường là cơ sở giáo dục đại học lâu đời, đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật dân dụng; là trường đại học duy nhất của Romania tập trung hoàn toàn cho giáo dục kỹ thuật dân dụng, các nhóm ngành đào tạo thế mạnh là kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật nhà máy, kỹ thuật trắc địa và kỹ thuật cơ khí xây dựng. UTCB là thành viên của Liên minh các trường Đại học Kỹ thuật Romania (ARUT); theo đánh giá của Cơ quan Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Đại học Romania (ARACIS), thành viên của Mạng lưới đánh giá chất lượng giáo dục châu Âu (ENQA), Trường UTCB đã được cấp Xếp hạng Độ tin cậy Cao.
Lãnh đạo Đại học Kỹ thuật xây dựng Bucharest phát biểu chào mừng.
Trường là thành viên của Liên minh các Trường Đại học thuật Romania (ARUT). Trường hiện có hơn 8.600 sinh viên với 7 khoa (Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và nông nghiệp; Thủy lợi; Kỹ thuật đường sắt và cầu đường; Dịch vụ kỹ thuật công trình; Thiết bị kỹ thuật; Trắc địa; Đào tạo quốc tế lĩnh vực kỹ thuật); 22 bộ môn và 18 trung tâm nghiên cứu; với các chương trình học 4 năm Cử nhân Khoa học Kỹ thuật, sau đại học như Thạc sĩ (2 năm) và Tiến sĩ (3 năm).
Trong giai đoạn 1970-1980, Trường đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 1 nghìn lưu học sinh; từ năm 2008 đến nay, có 5 du học sinh gồm 1 tiến sĩ, 4 cử nhân theo diện học bổng Hiệp định giữa hai Chính phủ. Đã ký kết Biên bản ghi nhớ ba bên giữa Đại học Thủy lợi (Việt Nam) - Đại học Liège (Bỉ) - Đại học Kỹ thuật xây dựng Bucharest (Romania) về hợp tác nghiên cứu, giảng dạy kỹ thuật xây dựng.
Phát biểu ý kiến chào mừng, lãnh đạo Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest bày tỏ vinh dự được đón Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm UTCB; nhấn mạnh, ông Phạm Minh Chính từng là một sinh viên xuất sắc của Trường và UTCB rất tự hào vì Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mang lại vinh dự cho Nhà trường; Sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thể hiện qua sự đóng góp về cải thiện cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, thúc đẩy năng lượng mới, chuyển đổi số cho Việt Nam… Điều quan trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn thúc đẩy thực hiện các cam kết ứng phó với các thách thức toàn cầu, thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững cho cộng đồng, vì sự phát triển bền vững của hành tinh chúng ta. Lãnh đạo UTCB tin tưởng chuyến thăm chính thức của Thủ tướng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị và hợp tác hai nước Việt Nam-Romania.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến.
Phát biểu ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ rất vui mừng, xúc động trở lại thăm Trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest, một trong những trường đại học hàng đầu của Romania và là ngôi trường thân yêu mà Thủ tướng đã có nhiều năm gắn bó, luôn trân trọng và tự hào với những kỷ niệm sâu sắc không thể quên.
Thủ tướng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ thầy cô giáo về công sức, sự tận tâm, giúp cho các thế hệ sinh viên được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển xã hội và đất nước. Thủ tướng cũng muốn gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã đồng hành và hỗ trợ trong suốt thời gian Thủ tướng đã học tập ở đây; bày tỏ luôn trân trọng và tự hào vì có sự gắn kết đặc biệt này; rất vui mừng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Nhà trường, nhất là về cơ sở vật chất, mô hình đào tạo hiện đại, chú trọng sáng tạo, đổi mới tư duy, giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam và Romania có mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực trong suốt 3/4 thế kỷ (từ năm 1950), được dày công vun đắp bởi các nhà lãnh đạo và ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Romania là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (ngày 3/2/1950); là một trong những quốc gia đầu tiên ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giúp Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà lưu niệm cho Đại học Kỹ thuật xây dựng Bucharest.
Thủ tướng cho biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Người Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới đã thăm chính thức Romania từ 17 đến 21/8/1957 (nhân dịp Bác thăm một loạt nước Xã hội chủ nghĩa); và cảm ơn Romania và các nước Trung Đông Âu đã đoàn kết và giúp đỡ Việt Nam suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và giành được thắng lợi. Thủ tướng bày tỏ ấn tượng nổi bật là Bác Hồ được Đảng, Nhà nước và nhân dân Romania đón tiếp rất nồng hậu, chân tình. Cựu Tổng thống Romania Ion Iliesscu, khi đó là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Romania đã tháp tùng Bác trong suốt chuyến thăm. Bác Hồ đã thăm Viện Lão khoa, Cung Thiếu nhi, Nông trang tập thể “30 tháng 12”, nhà máy cơ khí “23 tháng 8”, Nhà máy Lọc dầu số 1, Viện bảo tàng, lâu đài Peles, Nhà máy sản xuất máy kéo, chợ Obor, sân vận động…; mời cơm lãnh đạo bạn tại quán Pescarus bên bờ hồ tại công viên Herastrau Bucharest (nay quán còn hoạt động).
Thủ tướng nhấn mạnh, Romania đã nhiệt tình ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh: phong trào tuần hành, biểu tình chống chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ của Romania, của các nước Xã hội chủ nghĩa, của các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của Việt Nam. Thủ tướng đánh giá cao sự ủng hộ, giúp đỡ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo nhân lực cho Việt Nam; trong đó Romania đã giúp Việt Nam xây dựng Nhà máy Xi măng Hải Phòng, Mỏ Apatit Lào Cai, một số mỏ than ở Quảng Ninh; giúp nhiều thiết bị công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng…
Sau khi Romania thay đổi thể chế chính trị (tháng 12/1989): hai nước tiếp tục quan hệ hữu nghị truyền thống trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao; đặc biệt khi Romania giữ vai trò Chủ tịch luân phiên EU năm 2019 đã hỗ trợ rất lớn, thúc đẩy Việt Nam và EU hoàn tất đàm phán và ký kết Hiệp định EVFTA và EVIPA vào ngày 30/6/2019.
Thủ tướng nhấn mạnh, có thể khẳng định, đây chính là điều kiện tiền đề quan trọng để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Romania nói riêng và với EU nói chung trong thời gian gần đây. Các quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, khoa học công nghệ… đang được hai bên thúc đẩy mạnh mẽ. Trong đó tập trung vào tiềm năng, tiềm năng của mỗi bên như các sản phẩm nông nghiệp, vaccine chăn nuôi, các dịch vụ bưu chính viễn thông, quan hệ đại lý ngân hàng…; đặc biệt là hợp tác về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, lao động. Hiện có khoảng 4 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại Romania trong các ngành cơ khí, xây dựng, mộc, may công nghiệp, thực phẩm... Đặc biệt, về hợp tác phòng chống đại dịch Covid-19, Romania đã ủng hộ 300 nghìn liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam vào tháng 8/2021, đúng vào thời điểm dịch bệnh tại Việt Nam bùng phát mạnh nhất. Việt Nam đánh giá cao Romania là nước thành viên EU đầu tiên ủng hộ vaccine cho Việt Nam.
Việt Nam không bao giờ quên sự hỗ trợ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, hợp tác chặt chẽ của Romania trong suốt 3/4 thập kỷ qua. Mong muốn hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác sâu rộng, thực chất, hiệu quả hơn, nhất là trong các lĩnh vực là tiềm năng, thế mạnh của nhau (như giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, kinh tế, thương mại, đầu tư, các ngành, lĩnh vực mới nổi…), vì sự phát triển và lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần cho hòa bình, ổn định của hai khu vực và toàn cầu.
Về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Thủ tướng khẳng định đây là điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa 2 nước: Romania là quốc gia có thế mạnh về giáo dục đào tạo với nhiều ngành, lĩnh vực nổi bật cả về khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng như: toán, vật lý, hóa học, y học, xây dựng, kiến trúc, y tế, dầu khí, hóa chất, cơ khí, địa chất, nông nghiệp, thú y, ngôn ngữ, âm nhạc, nghệ thuật, lịch sử...
Trong giai đoạn 1960-1989, Romania đào tạo khoảng 100 - 200 lưu học sinh Việt Nam hằng năm. Năm 2003, hai bên ký kết Thỏa thuận hợp tác giáo dục, triển khai từ năm học 2004-2005. Năm 2023 hai bên ký Chương trình hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022- 2026. Đến nay, Romania đã đào tạo khoảng 4.000 lưu học sinh Việt Nam, trong đó nhiều người đã trở thành nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trên các lĩnh vực và nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Nhân dịp này, Thủ tướng trân trọng cảm ơn và mong Romania tiếp tục quan tâm, cấp nhiều học bổng hơn nữa cho sinh viên Việt Nam. Thủ tướng mong muốn UTCB tiếp tục phát huy vai trò là một cơ sở giáo dục hàng đầu của Romania trong đẩy mạnh quan hệ hợp tác về giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là những lĩnh vực là thế mạnh của Trường với các cơ sở giáo dục, đối tác liên quan của Việt Nam; góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi lưu bút tại Đại học Kỹ thuật xây dựng Bucharest.
Với tư cách là cựu sinh viên của Trường, Thủ tướng gửi lời chúc mừng đến tất cả các bạn sinh viên đã, đang và sẽ là thành viên của ngôi trường này. Sự đam mê và nỗ lực của các bạn sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành xây dựng không chỉ ở Romania và còn trên thế giới. Nhân chuyến công tác thăm chính thức Romania, Thủ tướng rất vui mừng được trở lại thăm Trường cũ. Dù công tác trên cương vị nào, Thủ tướng vẫn luôn tự hào là một sinh viên của Trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest, luôn hết lòng chung tay vun đắp cho mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển, hướng tới mục tiêu hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.
Thủ tướng khẳng định, các cựu lưu học sinh, lưu học sinh Việt Nam luôn tri ân, ghi nhớ công lao của các thầy cô, bạn bè và nhân dân Romania trong thời gian học tập tại đây. Luôn tự hào là sinh viên của Trường UTCB, chúng ta cùng nhau góp phần xây dựng tình hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Romania ngày càng đơm hoa, kết trái. Với Thủ tướng, UTCB là một phần cuộc sống; đồng thời không bao giờ quên sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên. Chúng ta mong muốn và tin tưởng rằng, quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước sẽ ngày càng sâu sắc, thực chất và hiệu quả hơn, như câu Ngạn ngữ của Romania “Orice sa fie nou, dar prierenul vechi - Mọi thứ có thể mới nhưng bạn cũ mới là bạn”, vì lợi ích của hai dân tộc, của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.
(PLM) - Lịch Tết là một ấn phẩm văn hóa đã đi sâu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Mỗi dịp đón năm mới, nhiều gia đình Việt lại treo lên tường cuốn lịch Tết, không chỉ để xem ngày tháng, hay trang trí trong nhà. Đặc biệt, Lịch Công an nhân dân, ấn phẩm văn hóa mang đặc trưng riêng của lực lượng công an. Trở thành quà tặng nhiều ý nghĩa của cán bộ chiến sĩ dành tặng thân nhân, bạn bè mỗi dịp Tết đến xuân về.
(PLM) - Thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội facebook như: N-Collagen, Trần Thị Bích Ngân…và tại các website: kemncollagen.com/, myphamkis22.vn/, ncollagen.com.vn/... đang xuất hiện hàng loạt các quảng cáo về sản phẩm N-Collagen đông trùng tổ yến Plus + có dấu hiệu vi phạm quảng cáo. Sản phẩm đang được “nổ” hàng loạt công dụng như: “Giải pháp giúp nám “rời xa”; điều hòa và cân bằng nội tiết; giảm nám do rối loạn nội tiết; dưỡng da trắng sáng, đều màu; ngừa mụn nội tiết, mờ thâm sạm; cải thiện độ đàn hồi, ngăn lão hoa; tái tạo da sau biến đổi nội tiết…”. Tuy vậy, N-Collagen đông trùng tổ yến Plus thực chất chỉ là một loại thực phẩm bổ sung với các chiết xuất được ghi trên bao bì là bình vôi, lạc tiên, tâm sen…mà không phải là dược phẩm.