Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hiện nay, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang được đồng loạt triển khai và đẩy nhanh tiến độ; nhiều công trình dân sinh, nhà ở của người dân, các dự án nhà ở, bất động sản tại nhiều địa phương cũng được xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực để giai đoạn 2026 – 2030 tăng trưởng ở mức hai con số. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương tập trung bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là đối với các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, giá một số mặt hàng vật liệu xây dựng, đặc biệt các loại cát, sỏi, đá, gạch, vật liệu san nền, đắp nền đường,… tăng cao bất thường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng, tiến độ thi công công trình. Nguyên nhân chủ yếu là do xuất hiện các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu thị trường vật liệu xây dựng, tình trạng chậm trễ, ách tắc trong cấp phép khai thác cát, sỏi, đá xây dựng, tình trạng đầu cơ, găm hàng, đội giá và có dấu hiệu thao túng, lũng đoạn thị trường vật liệu xây dựng.
Nắm bắt diễn biến thị trường vật liệu xây dựng để chủ động có giải pháp giảm giá kịp thời
Để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục các hạn chế, bình ổn giá cả vật liệu xây dựng và đảm bảo tiến độ thi công các công trình trọng điểm quốc gia, cũng như đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân sinh, nhà ở của người dân, các dự án nhà ở, bất động sản, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn đốc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi, nắm bắt thường xuyên diễn biến thị trường, biến động giá vật liệu xây dựng trên thị trường để chủ động có giải pháp giảm giá kịp thời, hiệu quả nhất là vật liệu xây dựng, cát, đá, sỏi, gạch, vật liệu san nền, đắp nền đường…; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo ngay cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kịp thời, hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẩn trương cho rà soát, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương quy hoạch, xác định các mỏ, các nguồn cung, công suất, khả năng cung cấp để bảo đảm cân đối cung cầu, kịp thời xử lý ngay các khó khăn vướng mắc nhất là thiếu hụt cục bộ trên từng địa bàn, địa phương và trên toàn quốc, hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025.
Tăng cường hướng dẫn các địa phương kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo phản ánh đúng chi phí cấu thành giá vật liệu và phù hợp với mặt bằng giá thị trường.
Kiểm tra và khẩn trương đôn đốc các doanh nghiệp vật liệu xây dựng tiết giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, sử dụng các nguyên liệu thay thế, phát triển các vật liệu cải tiến, vật liệu thay thế, giảm giá thành sản phẩm.
Tích cực chỉ đạo, đôn đốc đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường theo đúng Quyết định số 2171/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030, trong đó, đến hết năm 2025 đạt tỷ lệ thay thế từ 35-40%, giảm phát thải khí CO2trên 2,5 triệu tấn/năm.
Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính và điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành theo hình thức rút gọn Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản trước ngày 01 tháng 7 năm 2025, trong đó tập trung phân cấp, phân quyền triệt để theo Kết luận số 115-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong việc cấp phép khai thác khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng, kịp thời giải quyết cấp bách nguồn cung cát, sỏi, đá, vật liệu san nền, đắp đường,….
Đồng thời, khẩn trương rà soát, cắt giảm ngay các thủ tục hành chính về đất đai, đánh giá tác động môi trường có liên quan đến việc khai thác khoáng sản, bảo đảm chỉ tiêu cắt giảm tối thiểu 30% thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh của 515 thủ tục hành chính liên quan và 859 điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thành trước ngày 15 tháng 6 năm 2025 (đã đôn đốc nhiều lần); Chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ, giải quyết ngay các hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng đảm bảo nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất ổn định, liên tục, thông suốt và không để ách tắc chỉ vì thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, quan liêu trong xử lý.
Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi các dự án được cấp phép khai thác khoáng sản nhóm IV trực tiếp cho nhà thầu khai thác; kiên quyết cắt giảm các khâu trung gian phát sinh tiêu cực tham nhũng; khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng, san lấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long được áp dụng các quy định tương tự cho khoáng sản nhóm IV, hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025.
Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương quy hoạch, khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng mỏ, thu hồi đất để cấp phép bổ sung các mỏ, điều chỉnh công suất khai thác để bảo đảm cân đối cung cầu, cung ứng đủ vật liệu xây dựng trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025.
Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động khai thác các mỏ vật liệu được cấp phép, công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo minh bạch, công bằng tiếp cận cho mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia, chống lợi ích nhóm cục bộ, địa phương, không để đầu cơ, găm hàng, đội giá, thao túng thị trường vật liệu xây dựng.
Đẩy mạnh hoạt động điều tra đánh giá dứt điểm tài nguyên các mỏ vật liệu xây dựng, cát biển.
Xử lý hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý hàng hoá vật liệu xây dựng
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo cơ quan chức năng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý hàng hoá vật liệu xây dựng; xử lý triệt để hàng hoá vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi thao túng thị trường, đầu cơ trục lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và các hành vi bao che, bảo kê, tham nhũng, làm ngơ để tình trạng vi phạm tái diễn, không xử lý triệt để.
Thanh tra Chính phủ khẩn trương xác định và tiến hành ngay việc thanh tra các nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường tại các địa bàn trọng điểm và xử lý nghiêm theo pháp luật trường hợp vi phạm.
Ưu tiên đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng phục vụ các công trình quan trọng, công trình dân sinh cấp bách
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn; quy hoạch, xác định các mỏ, các nguồn cung, công suất, khả năng cung cấp; đẩy nhanh việc cấp phép khai thác mỏ, gia hạn, điều chỉnh công suất khai thác, giao mỏ trực tiếp cho các nhà thầu thuộc các dự án còn thiếu, các dự án quan trọng quốc gia,… để bảo đảm cân đối cung cầu, kịp thời xử lý ngay các thiếu hụt cục bộ trên từng địa bàn, địa phương, hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc, bám sát diễn biến thị trường xây dựng, chủ động có giải pháp xử lý theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để chỉ đạo, xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền; kiểm soát việc kê khai, niêm yết giá theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch thông tin về giá vật liệu xây dựng trên địa bàn, tránh các hiện tượng "đầu cơ, thổi giá".
Kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng đảm bảo phản ánh đúng chi phí cấu thành giá vật liệu và phù hợp với mặt bằng giá thị trường. Đối với các vật liệu có biến động bất thường, công bố theo định kỳ hàng tháng, hoặc sớm hơn khi cần thiết, các trường hợp cấp bách phải xử lý ngay.
Ưu tiên đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng phục vụ các công trình quan trọng, trọng điểm quốc gia, các dự án công trình phải về đích sớm, công trình dân sinh cấp bách.
Tích cực, chủ động kiểm tra thực tế, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong khai thác, vận chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng, vi phạm trong cấp phép, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng; giải quyết xoá bỏ các bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng trái phép. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng vi phạm tái diễn, không xử lý triệt để hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong kiểm tra đôn đốc và điều hành không cương quyết, không dứt khoát.
Đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp sản xuất và sử dụng cát nhân tạo, chế biến tuyển rửa cát biển làm cát xây dựng, xử lý chất thải làm vật liệu xây dựng, vật liệu mới góp phần đẩy mạnh nguồn cung tiêu thụ, bình ổn giá cả vật liệu xây dựng trên địa bàn và ổn định thị trường vật liệu xây dựng của cả nước. Khuyến khích, nhân rộng đổi mới sáng tạo và quản lý hiệu quả các mô hình sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng thông thường.
Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ khẩn trương và thường xuyên đôn đốc, thúc đẩy các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công điện này./.
Theo Báo Chính phủ
(PLM) Tháng 7, hòa chung vào dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc về Vị Xuyên để tưởng nhớ, tri ân những anh hùng liệt sĩ, đoàn công tác của Báo Pháp Luật Việt Nam do đồng chí Phó Tổng Biên tập Trần Ngọc Hà làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang).
(PLM) - Sáng 25/7, UBND phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) tổ chức lễ gắn biển tên phố Phạm Khắc Hòe và phố Phan Hiền theo Nghị quyết số 26/2025/NQ-HĐND ngày 10/7/2025 và Quyết định số 3862/QĐ-UBND ngày 20/7/2025 của UBND TP Hà Nội về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.
(PLM) - Ngày 25/7, tại Quảng Ninh, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị đại học”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên nhà trường.
(PLM) - Vào lúc 21h ngày 22 tháng 7 năm 2025 lưu lượng nước đổ về thuỷ điện Bản vẽ đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10,500m3/s (tần xuất 0,02%, tức là 5000 năm xảy ra 1 lần). Lượng mưa lớn, kết hợp với Thuỷ điện xả lũ đã khiến các xã Tương Dương, Tam Thái, Lượng Minh, Mường Xén và nhiều xã vùng (Nghệ An)… bị ngập sâu.
(PLM) Chiều 23/7, tại Đà Nẵng, Đảng ủy Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội thảo để trao đổi, lấy ý kiến đối với kết quả rà soát và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật ở tại khu vực miền Trung.
(PLM) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn bộ diện tịch hoa màu của xã Hải Thịnh (Ninh Bình) bị ngập trắng, hơn 300ha nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này cũng mưa lớn làm bị tràn bờ, gây thiệt hại lớn.
(PLM) - Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải khi tài xế Nguyễn Đức Chính (sinh năm 1976, quê Hưng Yên) vừa gửi đơn thư đến cơ quan chức năng về hành vi bất thường liên quan đến ông Ngọc – người đứng ra điều hành việc giao nhận sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.
(PLM) Đêm 21, sáng 22/7, thành phố Hải Phòng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.
Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.