Tham dự phiên họp có đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (Phó Trưởng Ban Chỉ đạo) và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo.
Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo đã xem xét, cho ý kiến về Dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, Dự thảo Thông báo phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo, Dự thảo Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo; Báo cáo về tình hình lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, Báo cáo về tình hình, kết quả hoàn thiện pháp luật thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” và Dự thảo Kế hoạch chỉ đạo rà soát, tháo gỡ “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.
Tại phiên họp, Tổng Bí thư Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định, Phiên họp thứ nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở đầu cho quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đây là dấu mốc thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng ta trong việc đổi mới tư duy, cách thức lãnh đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng đối với công tác xây dựng và thi hành pháp luật nhằm tháo gỡ nhanh nhất các "điểm nghẽn", "nút thắt" về thể chế đang cản trở tiến trình phát triển bứt phá của đất nước.
Sau khi nghe các ý kiến góp ý, Ban Chỉ đạo nhất trí thông qua Dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; Dự thảo Thông báo phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo; Dự thảo Chương trình công tác năm 2025; Dự thảo Kế hoạch chỉ đạo việc rà soát, đề xuất giải pháp tháo gỡ "điểm nghẽn" do quy định pháp luật.
Ban Chỉ đạo đề nghị Đảng ủy Bộ Tư pháp (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) khẩn trương tiếp thu ý kiến kết luận của đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo và các ý kiến góp ý của các thành viên Ban Chỉ đạo, chỉnh lý các dự thảo và trình đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo ký ban hành.
Kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị, trong quá trình triển khai Chương trình công tác, Kế hoạch chỉ đạo cần lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo, tạo ra sự đột phá mang tính chất lan tỏa để thực hiện các nhiệm vụ khác. Trong từng quý còn lại của năm 2025 các thành viên Ban Chỉ đạo phải xác định những nhiệm vụ cụ thể để đôn đốc, thúc đẩy và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau theo Chương trình công tác và Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
![]() |
Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật họp Phiên họp thứ nhất. Ảnh: VGP/Giang Oanh |
Một là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nội dung, yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW.
Cụ thể, các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này. Người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình.
Hai là tập trung rà soát, tháo gỡ các "điểm nghẽn" do quy định pháp luật, nhất là những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, các quy định bất hợp lý, không khả thi, các quy định không rõ ràng, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau trong hệ thống pháp luật.
Vì thế, năm 2025 phải cơ bản tháo gỡ các "điểm nghẽn" do quy định pháp luật, ưu tiên trong lĩnh vực tài chính, đầu tư và khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật: Chuyển từ tư duy "quản lý" sang "kiến tạo phát triển", từ bị động sang chủ động. Pháp luật phải trở thành lợi thế cạnh tranh, góp phần đánh thức mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, nắm bắt mọi cơ hội phát triển.
Ba là nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thi hành pháp luật. Xóa bỏ tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" trong tổ chức thi hành pháp luật.
Bốn là nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật. Xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết, bản lĩnh, am hiểu thực tiễn, có tư duy cải cách và tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, nhạy bén với những xu thế phát triển của thời đại.
Năm là thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đẩy nhanh tiến trình xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật, kết nối với Trung tâm Dữ liệu quốc gia theo hướng dễ truy cập, thuận tiện khai thác, sử dụng.
Sáu là phát huy vai trò giám sát, kiểm tra của Đảng và giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW.
P.Mai
(PLM) - Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long xảy ra chiều 19/7, khiến hàng chục người thương vong. Cuộc họp báo do ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành và lực lượng chức năng.
(PLM) - Vào khoảng 14 giờ, ngày 19/7, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng do ảnh hưởng của giông lốc mạnh kèm sấm sét. Chiếc tàu gặp nạn mang số hiệu QN-7105, thuộc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Vịnh Xanh, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ.
(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Họ từng là những “thiên thần áo trắng” đêm ngày cống hiến thầm lặng vì người bệnh. Họ từng tin vào sự tử tế, tin vào lý tưởng y đức, tin vào con đường công lập để được cống hiến đến tận cùng. Nhưng rồi, họ âm thầm ra đi – rời đi trong ấm ức và tủi hờn với những quyết định thôi việc lạnh lùng, lý do ngắn gọn: “Khó khăn tài chính”.
(PLM) - Sau khi tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được triển khai thi công đi qua địa bàn, nhiều khu đất trống tại xã Dương Hòa, TP Hà Nội đã bị biến thành nơi đổ trộm rác thải sinh hoạt và phế liệu xây dựng. Bãi rác tự phát ngày một mở rộng, nằm ngay sát khu dân cư, gần trường học, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.