Cùng dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí: Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư và lãnh đạo tỉnh Hà Giang...
Tổng Bí thư và các đại biểu tưởng nhớ công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: TTXVN |
Trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, trong không khí trang nghiêm, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu đã thành kính dâng lên Bác những bông hoa tươi thắm với tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn đối với sự hy sinh, công lao to lớn mà Bác Hồ đã dành cho non sông, đất nước, cho dân tộc Việt Nam.
Kính mong Bác luôn dõi theo, soi đường, chỉ lối, phù hộ cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam, cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang vững bước đi lên trong sự nghiệp đổi mới; tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng tỉnh Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh như 8 lời Bác Hồ căn dặn khi Người lên thăm ngày 26/3/1961.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên Tỉnh ủy Hà Giang - Ảnh: Báo Hà Giang |
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang quyết tâm chung sức, đồng lòng xây dựng tỉnh nhà phát triển toàn diện, bền vững, cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Tổng Bí thư thăm hỏi, trò chuyện với bà con nhân dân huyện Vị Xuyên - Ảnh: Báo Hà Giang |
Trước đó, ngày 5/2, ngay khi đến Hà Giang, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đã đến viếng anh linh các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.
Sau đó, Tổng Bí thư đến thăm hỏi, động viên, tặng quà bà con thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ). Trò chuyện với cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm vui mừng khi công tác phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng-an ninh được địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt, phát huy hiệu quả. Nền kinh tế của huyện Quản Bạ chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.
Tổng Bí thư bày tỏ phấn khởi khi công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 được huyện tập trung lãnh đạo, triển khai các nhiệm vụ đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch./.
Theo baochinhphu.vn
(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.
(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.
(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.
(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.
(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.
(PLM) - Liên quan đến vụ việc người dân có đơn tố cáo một đơn vị thi công có dấu hiệu huỷ hoại tài sản tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, mới đây Công an quận Hải An đã có hướng dẫn nơi gửi đơn giải quyết cho người dân.