Dữ liệu - Tài nguyên chiến lược trong kỷ nguyên số
Dữ liệu được ví là một loại “khoáng sản quý” của thế kỷ 21. Đơn cử, tương tự như dầu mỏ cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp, dữ liệu cung cấp thông tin và tri thức cho các hoạt động kinh tế số. Dữ liệu có thể được sử dụng để phân tích thị trường, dự đoán xu hướng, tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện dịch vụ và hỗ trợ việc đưa ra các quyết định quan trọng. Dữ liệu cũng là “khoáng sản” của tri thức bởi chứa đựng những thông tin và tri thức tiềm ẩn, có thể được khai thác để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Giá trị của dữ liệu không chỉ nằm ở số lượng mà còn ở chất lượng, tính chính xác, tính đầy đủ và tính kịp thời.
Đảng và Nhà nước luôn xác định dữ liệu là tài nguyên chiến lược, đóng vai trò cốt lõi trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia. Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định dữ liệu tư liệu sản xuất chính của kỷ nguyên mới, hạ tầng dữ liệu là một trong bốn trụ cột của kỷ nguyên số.
Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 khẳng định “dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân”. Chiến lược cũng nêu rõ nhiều quan điểm chỉ đạo quan trọng, đơn cử như lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia thu thập, xây dựng, phát triển, khai thác, sử dụng và làm giàu dữ liệu. Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong kết nối, chia sẻ dữ liệu. Thị trường dữ liệu là yếu tố đột phá, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực.
Bên cạnh đó, Chiến lược cũng nhấn mạnh việc phát triển, sử dụng dữ liệu phải đi đôi với đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Khai thác, sử dụng dữ liệu phải bảo đảm nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan. Các chính sách, quy định quản lý dữ liệu xuyên biên giới phải bảo đảm tối đa các lợi ích quốc gia - dân tộc, phù hợp với các thỏa thuận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo chủ quyền số quốc gia đối với dữ liệu số của người Việt Nam, phát sinh tại Việt Nam…
Dù dữ liệu mang lại cơ hội to lớn, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số. Có thể kể đến, việc thu thập, tích hợp và đồng bộ dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau đòi hỏi hạ tầng công nghệ hiện đại và khả năng kết nối liên thông giữa các Bộ, ngành, địa phương. Vấn đề an ninh dữ liệu trở nên cấp bách khi các cuộc tấn công mạng, rò rỉ thông tin cá nhân ngày càng gia tăng, đặt ra yêu cầu cao về bảo mật và kiểm soát truy cập. Trong khi đó, tính minh bạch và quyền riêng tư cần được bảo đảm để tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp trong việc chia sẻ và khai thác dữ liệu. Mặt khác, nguồn nhân lực chất lượng cao về quản trị và phân tích dữ liệu còn thiếu hụt, gây khó khăn trong việc vận hành và khai thác hiệu quả hệ thống dữ liệu quốc gia.
Nhằm giải quyết những thách thức, bất cập, việc thành lập Trung tâm Dữ liệu Quốc gia là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm kiến tạo một nền tảng quản lý dữ liệu tập trung, bảo đảm tính kết nối, bảo mật và tối ưu hóa việc khai thác tài nguyên dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trung tâm Dữ liệu Quốc gia - Trụ cột phát triển kinh tế số
Ngày 30/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 175/NQ-CP phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia; trong đó, giao Bộ Công an thành lập Trung tâm Dữ liệu Quốc gia là đơn vị tương đương cấp Cục thuộc Bộ Công an. Quan điểm là xây dựng Trung tâm Dữ liệu Quốc gia theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, phù hợp với xu thế và xứng tầm thế giới. Công tác triển khai cần thực hiện nhanh nhằm tạo nền tảng để thay đổi một cách căn bản, toàn diện việc thu thập, lưu trữ, quản lý, cung cấp, tích hợp, chia sẻ thông tin, phân tích dữ liệu của Chính phủ bảo đảm mục tiêu quản lý xã hội, chỉ đạo điều hành, cung cấp dịch vụ công và tiện ích cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Sản phẩm tạo ra phải là công cụ giải quyết, tháo gỡ các “điểm nghẽn”, cũng như tạo đột phá trong phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống cơ sở dữ liệu khác hình thành trong tương lai.
![]() |
Xây dựng Trung tâm Dữ liệu Quốc gia theo tiêu chuẩn quốc tế. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn) |
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị một lần nữa khẳng định mạnh mẽ vai trò của Trung tâm Dữ liệu Quốc gia, khi xác định Trung tâm là “lõi”, trụ cột của quá trình chuyển đổi số quốc gia. Luật Dữ liệu 2024 cũng có những quy định cụ thể về xây dựng, phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong đó, Nhà nước ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, đất đai, trụ sở, công trình, công nghệ, bảo đảm ngân sách cho xây dựng và quản lý nhà nước về dữ liệu, quản trị dữ liệu, xây dựng, quản lý và vận hành Trung tâm Dữ liệu Quốc gia.
Ngày 25/2/2025, Bộ Công an chính thức ra mắt Trung tâm Dữ liệu Quốc gia, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược quản trị và khai thác dữ liệu số của Việt Nam. Đây là trung tâm dữ liệu được Chính phủ giao Bộ Công an xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Dữ liệu tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia là nền tảng cốt lõi cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, hỗ trợ hoạch định chính sách, kiến tạo phát triển, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, bảo đảm quốc phòng, an ninh, là động lực quan trọng xây dựng kỷ nguyên mới thịnh vượng. Đồng thời, cung cấp hạ tầng công nghệ cho các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ quan có nhu cầu sử dụng để khai thác, vận hành, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh mạng. Việc tập trung dữ liệu giúp bảo vệ tài nguyên này khỏi các rủi ro về an ninh mạng, thiên tai, hỏa hoạn và các sự cố khác.
Trung tâm Dữ liệu Quốc gia được kỳ vọng là một nền tảng chia sẻ dữ liệu an toàn và hiệu quả, cho phép các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu tiếp cận và sử dụng dữ liệu một cách dễ dàng. Việc chia sẻ dữ liệu giúp thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành kinh tế.
Lộ trình xây dựng và vận hành Trung tâm Dữ liệu Quốc gia gồm ba giai đoạn chính: Giai đoạn 1 từ năm 2023 đến hết năm 2025 (Giai đoạn xây dựng cơ sở) tập trung xây dựng và hình thành Trung tâm Dữ liệu Quốc gia số một, đồng thời hoàn thành cơ sở hạ tầng công nghệ để quản trị dữ liệu của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị/xã hội... Giai đoạn 2 từ năm 2026 - 2028 (Giai đoạn mở rộng) sẽ mở rộng xây dựng và lắp đặt thiết bị tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia số hai, đồng thời hoàn thiện xây dựng, bổ sung năng lực hạ tầng trung tâm dữ liệu số một. Giai đoạn 3 từ năm 2029 - 2030 (Giai đoạn phát triển) sẽ triển khai bổ sung tài nguyên cho các Trung tâm Dữ liệu Quốc gia số một và số hai theo nhu cầu mở rộng phát triển của các Bộ, ngành. Ngoài ra, trong giai đoạn này cũng sẽ xây dựng và lắp đặt thiết bị tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia số ba.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.
(PLM) - Sáng 26/6, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) phối hợp với Trường ĐH Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nga, Singapore và các quốc gia khác.
(PLM) - Có những người khoác lên mình chiếc áo blouse trắng không chỉ để chữa bệnh cứu người, mà còn gửi gắm vào đó cả tuổi thanh xuân, niềm tin và lý tưởng nghề nghiệp. Thế nhưng, tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội, hàng chục y bác sĩ đang phải gồng mình sống qua ngày khi lương và phụ cấp bị nợ kéo dài – khi y, bác sĩ sống trong nợ lương "Nghề cứu người, ai cứu họ?". Một thực tế xót xa giữa lòng Thủ đô.