Sáng 17/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Tọa đàm "Việt Nam - Điểm đến hàng đầu ASEAN về đầu tư bền vững".
Tọa đàm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Geneva, Tổ chức Các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp Trẻ Toàn cầu (YPO) và Quỹ VinaCapital phối hợp tổ chức.
Tọa đàm có sự tham dự của: Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi; đại diện các doanh nghiệp lớn của Việt Nam và thế giới, và thành viên của YPO.
Tại tọa đàm, ông Pascal Gerken, Chủ tịch danh dự YPO, và các đại biểu bày tỏ ấn tượng trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn đạt kết quả phát triển kinh tế-xã hội ấn tượng trong năm 2023, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 5,05%, kiểm soát được lạm phát, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức cao.
Năm 2023, Việt Nam là quốc gia duy nhất đón cả Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc tới thăm. Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới và chắc chắn Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các đại biểu hào hứng tìm hiểu các cơ hội mới về đầu tư tại Việt Nam; tìm hiểu về các quy định, chính sách liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi năng lượng bền vững, chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá, những ưu tiên của Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay…
Tiếp đó, dưới sự điều phối của Tiến sĩ Philipp Rösler, nguyên Phó Thủ tướng Đức, nguyên Giám đốc Điều hành WEF, hiện là Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Thụy Sĩ, các nhà đầu tư và đại diện YPO phát biểu đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đối thoại cởi mở, chân thành, thẳng thắn, cùng tìm ra những cơ hội mới và thúc đẩy các hoạt động hợp tác đầu tư, chia sẻ về kế hoạch đầu tư thời gian tới.
Ông Thomas Serva, Giám đốc Điều hành Baracoda Group (Pháp), cho biết Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, với nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Pháp. Doanh nghiệp này mong muốn tham gia xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
Sau phát biểu của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự quan tâm của các đại biểu với Việt Nam.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, với chủ đề “Xây dựng lại lòng tin," WEF Davos lần này thu hút sự quan tâm lớn của các nhà lãnh đạo quốc gia, doanh nghiệp. Thủ tướng cho rằng tuy có nhiều trăn trở, lo âu, nhưng với sự thẳng thắn, chân thành trong đối thoại, có thể tin rằng sau Hội nghị WEF lần này, niềm tin giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, giữa các quốc gia với các doanh nghiệp, sẽ được củng cố và tăng cường, trong đó có lòng tin với Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp tham dự tọa đàm. (Ảnh: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ một số yếu tố mang tính chất nền tảng để Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư an toàn, lành mạnh, bền vững; đồng thời nhấn mạnh, những bài học kinh nghiệm lớn, quý báu của Việt Nam là kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nhân dân là người làm nên lịch sử; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống văn hóa, lịch sử phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước và bối cảnh thế giới hiện nay; phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về những định hướng lớn của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, sức chống chịu còn hạn chế nhưng độ mở lớn, biến động nhỏ bên ngoài có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong, do đó nền kinh tế cần có sự điều tiết của nhà nước khi cần thiết.
Cùng với đó, Việt Nam xác định xuyên suốt là yếu tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Việt Nam xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa còn thì dân tộc còn.
Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả, là bạn, đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; kiên trì chính sách quốc phòng "bốn không".
Việt Nam phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, thường xuyên.
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 190 nước, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và nhiều nước thuộc Nhóm Các nền kinh tế Phát triển và Mới nổi hàng đầu thế giới (G20); ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam đã xác định rõ, cần phải "huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao".
Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược gồm: xây dựng hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, người dân.
Cùng với đó, Việt Nam có cơ chế, chính sách ưu tiên phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn, mới nổi như: chuyển đổi số, khoa học-công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh…
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, trong bối cảnh khó khăn vừa qua, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi trong kiểm soát. Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp và thực tế thời gian qua, đồng tiền Việt Nam vẫn tương đối ổn định so với các đồng tiền khác.
Cũng trong năm 2023, người dân và các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng khoảng 13,5 triệu tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay, cho thấy thu nhập được cải thiện và niềm tin của người dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phương châm "Chính sách phải thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh. Dù thế giới có chao đảo thì chúng tôi vẫn kiên trì những chính sách này, trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư và cùng chia sẻ khi có rủi ro. Đây chính là sự cân bằng lớn nhất".
Thủ tướng mong các nhà đầu tư tiếp tục đến với Việt Nam, mang tới nguồn vốn, công nghệ hiện đại, góp ý hoàn thiện thể chế, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị hiện đại; khẳng định Chính phủ, các bộ ngành luôn lắng nghe, sẵn sàng đối thoại, chia sẻ, đàm phán, "đã hứa là làm, đã cam kết phải thực hiện" và cũng mong các nhà đầu tư theo tinh thần này; Việt Nam luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.
(PLM) - Lịch Tết là một ấn phẩm văn hóa đã đi sâu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Mỗi dịp đón năm mới, nhiều gia đình Việt lại treo lên tường cuốn lịch Tết, không chỉ để xem ngày tháng, hay trang trí trong nhà. Đặc biệt, Lịch Công an nhân dân, ấn phẩm văn hóa mang đặc trưng riêng của lực lượng công an. Trở thành quà tặng nhiều ý nghĩa của cán bộ chiến sĩ dành tặng thân nhân, bạn bè mỗi dịp Tết đến xuân về.
(PLM) - Thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội facebook như: N-Collagen, Trần Thị Bích Ngân…và tại các website: kemncollagen.com/, myphamkis22.vn/, ncollagen.com.vn/... đang xuất hiện hàng loạt các quảng cáo về sản phẩm N-Collagen đông trùng tổ yến Plus + có dấu hiệu vi phạm quảng cáo. Sản phẩm đang được “nổ” hàng loạt công dụng như: “Giải pháp giúp nám “rời xa”; điều hòa và cân bằng nội tiết; giảm nám do rối loạn nội tiết; dưỡng da trắng sáng, đều màu; ngừa mụn nội tiết, mờ thâm sạm; cải thiện độ đàn hồi, ngăn lão hoa; tái tạo da sau biến đổi nội tiết…”. Tuy vậy, N-Collagen đông trùng tổ yến Plus thực chất chỉ là một loại thực phẩm bổ sung với các chiết xuất được ghi trên bao bì là bình vôi, lạc tiên, tâm sen…mà không phải là dược phẩm.