Sáng 14/5, phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo khác trong vụ án buôn lậu đất hiếm ở Yên Bái bước sang phần tranh luận.
Phát biểu bản luận tội với các bị cáo, đại diện VKS nhận định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến hoạt đông khai thác, kinh doanh xuất khẩu khoáng sản quặng đất hiếm và cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép.
Mặc dù quy định của pháp luật cũng như chỉ đạo của Chính phủ chặt chẽ nhưng các bị cáo vẫn không chấp hành mà cố ý thực hiện những sai phạm.
Theo VKS, với các bị cáo quản lý, đáng lẽ ra với chức năng nhiệm vụ là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản, các bị cáo phải là người tham mưu “gác cổng” cho Chính phủ, UBND tỉnh Yên Bái về việc cấp phép.
Các bị cáo ở Sở TN&MT Yên Bái với chức năng nhiệm vụ của mình biết và phải biết Cty Thái Dương có nhiều sai phạm trong khai thác nhưng vẫn báo cáo nhận xét Cty này đã chấp hành các quy định pháp luật để gia hạn cho tiếp tục khai thác trái phép gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 736 tỷ đồng.
![]() |
Đại diện VKS tại tòa. |
Hành vi của 27 bị cáo cần có mức án nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa chung. Tuy nhiên, VKS cũng xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho các bị cáo.
Ngoài ra theo VKS, quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng cần ghi nhận lời khai về bối cảnh phạm tội cho các bị cáo. Tại tòa các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, có thành tích trong công tác, có nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng…
Trong đó, bị cáo Nguyễn Linh Ngọc có nhiều đóng góp cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường; cùng cộng đồng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu; kêu gọi, ủng hộ, điều hành các bộ tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt; được một số cơ quan, tổ chức gửi đơn đến tòa, đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Do đó, VKS xét thấy không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội để bị cáo có cơ hội tiếp tục cùng Hội nước sạch và môi trường Việt Nam nghiên cứu khoa học để mang lại lợi ích cho đất nước…
Về dân sự, theo VKS, trị giá tài nguyên là hơn 736 tỷ đồng, bị cáo Đoàn Văn Huấn là người chiếm hưởng nên buộc bị cáo phải khắc phục. Các bị cáo đã khắc phục hơn 13 tỉ đồng. Vì vậy, VKS đề nghị Tòa án buộc bị cáo Huấn nộp 712 tỷ đồng, phần còn lại các bị cáo Lưu Vũ, Lưu Anh Tuấn cùng phải khắc phục.
Mức án đề nghị cụ thể với các bị cáo:
· Tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”:
1. Nguyễn Linh Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường: 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo
2. Nguyễn Văn Thuấn, cựu Tổng cục trưởng tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài Nguyên và Môi trường: 5-6 năm tù
3. Hoàng Văn Khoa, cựu Vụ trưởng Khoáng sản, Bộ Tài Nguyên và Môi trường: 3 năm 6 tháng-4 năm 6 tháng tù
4. Hồ Đức Hợp, cựu Giám đốc sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái: 3 năm 6 tháng-4 năm 6 tháng tù
5. Lê Công Tiến, cựu Phó giám đốc sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái: 30-36 tháng tù
6. Bùi Đoàn Như, cựu Chi cục phó Bảo vệ Môi trường, sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái: 24-30 tháng tù
7. Lê Duy Phương, cựu chuyên viên chính Vụ Khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài Nguyên và Môi trường: 4-5 năm tù
· Tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”; “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”; “Gây ô nhiễm môi trường”:
1. Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn Thái Dương: 12-15 năm tù
· Tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”; “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”:
1. Nguyễn Văn Chính, Phó giám đốc kiêm Kế toán trưởng Công ty CP tập đoàn Thái Dương: 8-10 năm tù
· Tội “Buôn lậu”; “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”:
1. Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đất hiếm Việt Nam: 16-18 năm
· Tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”:
1. Đặng Trần Chí, Giám đốc công ty TNHH thương mại vận tải Hợp Thành Phát: 3-4 năm tù
2. Phạm Thị Hà, kế toán công ty TNHH thương mại vận tải Hợp Thành Phát: xử phạt bằng thời gian tạm giam
3. Trương Thị Hiển, kế toán Công ty CP Đất hiếm Việt Nam: xử phạt bằng thời gian tạm giam
4. Nguyễn Anh Sơn, Giám đốc công ty TNHH Thương mại Sơn Anh Phú Thọ: 24-30 tháng cho hưởng án treo
5. Đoàn Hải Nam, Trưởng phòng vật tư công ty CP thép Hòa Phát Hải Dương: 24-30 tháng tù
6. Đỗ Khánh Toàn, Phó giám đốc công ty TNHH Atexim: 24-30 tháng tù
· Tội “Buôn lậu”:
1. Đỗ Hạnh Hương, Phó giám đốc, Công ty CP Đất hiếm Việt Nam: 6-7 năm tù
2. Phạm Xuân Hậu, nhân viên xuất nhập khẩu Công ty CP Đất hiếm Việt Nam: 24-30 tháng tù
3. Phạm Thị Yến, nhân viên xuất nhập khẩu Công ty CP Đất hiếm Việt Nam: 5-6 năm tù
4. Nguyễn Thanh Đoàn, Phó giám đốc công ty CP Thương binh Trường Sơn: 30-36 tháng cho hưởng án treo
5. Vũ Thị Tuyết, lao động tự do: 30-36 tháng tù
6. Trần Đức, Giám đốc Công ty TNHH Dương Liễu Logistics: 30-36 tháng tù
7. Trần Như Hoàng, nhân viên công ty TNHH Dương Liễu Logistics: 24-30 tháng tù
· Tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”:
1. Nguyễn Quang Mạnh, Giám đốc điều hành mỏ Yên Phú thuộc Công ty CP tập đoàn Thái Dương: 2-3 năm tù
· Tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”:
1. Lưu Vũ (quốc tịch Trung Quốc), Giám đốc Công ty TNHH HUYHUANG: 7-8 năm tù
· Tội “Gây ô nhiễm môi trường”:
1. Nguyễn Văn Lai, Phó giám đốc điều hành xưởng nghiền thuộc Công ty CP tập đoàn Thái Dương: 30-36 tháng tù
2. Lê Văn Cẩn, Quản đốc xưởng thủy luyện đất hiếm thuộc Công ty CP tập đoàn Thái Dương: 24-30 tháng tù cho hưởng án treo
Hồng Mây
(PLM) - Việc cơ quan nhà nước siết chặt hoạt động khai thác cùng với nhu cầu vật liệu ngày càng cao, khiến giá cát hiện tại tăng mạnh. Trước thực trạng đó một số đối tượng trên địa bàn xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã sử dụng xe công nông tự chế đào sới vận chuyển cát từ bãi bồi sông Chảy lên bờ tập kết rồi cho các xe vận tải chở đi tiêu thụ.
(PLM) - Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin trước đó tại phóng sự “Ba Vì – Hà Nội: Người dân xã Yên Bài 18 năm mòn mỏi chờ đợi quyền lợi, mong sớm được giải quyết”. Liên hệ tới chính quyền địa phương để làm rõ những nội dung phản ánh của người dân xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam được Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Ba Vì cho biết, ngoài cung cấp thông tin thì chỉ có thể cho phóng viên xem qua hồ sơ mà không thể cung cấp. Trừ khi được lãnh đạo UBND huyện cho phép vì đây là “quy định riêng”.
(PLM) - Tuyến đường Đại Thanh nằm trên địa bàn huyện Thanh Trì kết nối các xã Tả Thanh Oai, Đại Áng, Tam Hiệp và Vĩnh Quỳnh. Dù mới được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác nhưng tuyến đường này lại thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng sau mỗi cơn mưa lớn. Nước ngập sâu khiến các phương tiện di chuyển khó khăn và đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra khiến người dân vô cùng lo lắng.
(PLM) - Diễn đàn Báo chí Toàn quốc lần thứ II, diễn ra trong hai ngày 19-20/6 tại Hà Nội, đã trở thành điểm nhấn quan trọng hướng tới kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam. Với 12 phiên thảo luận chuyên sâu, sự kiện quy tụ giới báo chí cả nước cùng tìm giải pháp đổi mới, thích ứng trong kỷ nguyên số, đặc biệt tập trung vào việc chinh phục thế hệ độc giả trẻ. Trong khuôn khổ diễn đàn, phiên thảo luận "Chinh phục độc giả Gen Z – Giải mã công thức thành công" thu hút sự quan tâm đặc biệt. Nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí đã chỉ rõ: Gen Z là thế hệ sinh từ 1996-2012 là nhóm độc giả chủ lực hiện nay, thế hệ này ưu tiên thông tin tốc độ cao, tương tác mạnh, nội dung ngắn gọn, trực quan và cá nhân hóa.
(PLM) - Theo báo cáo số 261 ngày 29/4/2025 của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Đuống gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, từ ngày 31/3 đến ngày 29/4/2025, trên địa bàn huyện Lương Tài tồn tại 7 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi tại các xã Lâm Thao, Bình Định, thị trấn Thứa.
(PLM) - Xuống cấp, dột nát, là thực tế tại 1 số ki ốt Chợ Quang Minh, Mê Linh, TP Hà Nội sau gần 20 năm đi vào hoạt động. Khắc phục tình trạng này các tiểu thương đã tiến hành cải tạo nâng cấp ki ốt. Và chuyện bắt đầu từ đây, từ ngỡ ngàng, lo lắng rồi hoang mang khi 8 hộ kinh doanh nhận được quyết định Quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ UBND huyện Mê Linh.
(PLM) - Suốt chặng đường một thế kỷ hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam đã khẳng định vai trò là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước, cũng như đóng góp không nhỏ trong hành trình đổi mới, phát triển và hội nhập. Báo chí không chỉ phản ánh hiện thực, mà còn góp phần định hướng dư luận, khơi dậy lòng yêu nước, hun đúc khát vọng vươn lên và lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong đời sống xã hội. Bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số, khi công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) đang định hình lại toàn bộ cấu trúc truyền thông toàn cầu, nền báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới.
(PLM) - Ngày 03/6/2025 vừa qua, Toàn án nhân dân TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ “Kiện đòi tài sản" giữa nguyên đơn là ông Đỗ Văn Khoát, sinh năm 1977, có địa chị tại Thị Trấn Thổ Tang, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc và bị đơn là ông Phạm Văn Tuyến, sinh năm 1974, có địa chỉ tại tổ 06, Phường Tân Hà, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. Theo nội dung vụ án, thì ông Khoát cho rằng, “Ông Tuyến có vay của ông số tiền là 1,5 tỷ đồng. Sau một ngày nghị án, chiều ngày 4/6/2025, HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu đòi nợ của ông Đỗ Văn Khoát, buộc ông Phạm Văn Tuyến phải trả cho ông Khoát khoản nợ 1,5 tỷ đồng; ngoài ra Tòa tuyên bác phần yêu cầu trả tiền lãi chậm trả của ông Khoát. Ông Tuyến cho rằng bản án chưa thấu tình, cũng chưa đạt lý, nên sẽ kháng cáo. Bởi ông Tuyến cho rằng, ông đã cung cấp nhiều bằng chứng chứng minh ông và người thân đã chuyển trả số tiền nhưng không được toà cho vào khấu trừ số tiền trong vụ án.
(PLM) - Sáng 17/6, đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm và chúc mừng Báo Pháp luật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
(PLM) - Hội đồng Giải Báo chí TP Hải Phòng vừa long trọng tổ chức Lễ công bố và trao Giải Báo chí TP Hải Phòng năm 2023–2024. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).