Thiếu lao động nhưng “chê” người cao tuổi
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già và “siêu già” vào năm 2049. Tuy nhiên, thị trường lao động hiện nay gần như vẫn “chê” người cao tuổi (NCT) và xem họ như “đã hết vai trò”.
Trong khi đó, theo báo cáo "Người cao tuổi Việt Nam: Phân tích từ Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình năm 2021" do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Tổng cục Thống kê thực hiện, khoảng 38% NCT tự đánh giá sức khỏe của mình ở mức "tốt" hoặc "rất tốt", 46% đánh giá ở mức "bình thường", và 16% đánh giá ở mức "kém" hoặc "rất kém". Điều này cho thấy một tỷ lệ đáng kể NCT cảm thấy họ có sức khỏe đủ tốt để tham gia các hoạt động hàng ngày, bao gồm cả lao động. Bản thân họ cũng mong muốn được làm việc để đóng góp cho xã hội và mang lại thu nhập cũng như cuộc sống vui khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, cả quan niệm xã hội lẫn các quy định pháp lý hiện hành đều lại chưa khuyến khích họ tiếp tục tham gia thị trường lao động một cách chính thức.
Cụ thể, theo quy định hiện hành, NCT là công dân nam từ đủ 60 tuổi trở lên và nữ từ đủ 55 tuổi trở lên. Trong thực tế hiện nay, ở độ tuổi đó, nhiều người vẫn tiếp tục muốn làm việc, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và lao động phi chính thức. Các nhóm lao động này thường làm những công việc không đòi hỏi thể lực cao nhưng vẫn mang lại thu nhập ổn định như: sửa chữa, làm nghề thủ công, kinh doanh nhỏ, dịch vụ gia đình hay sản xuất nông nghiệp quy mô hộ.
Tuy vậy, nhiều rào cản vẫn tồn tại. Mặc dù Bộ luật Lao động hiện hành quy định người lao động cao tuổi có thể tiếp tục làm việc nếu có nhu cầu và sức khỏe phù hợp. Tuy nhiên, quy định này chỉ dừng ở mức cho phép, không kèm theo cơ chế hỗ trợ cụ thể. Việc ký hợp đồng, hưởng bảo hiểm, tham gia đào tạo… đều thiếu hướng dẫn và chế độ phù hợp với đặc thù nhóm tuổi này. Vì thế, NCT thường bị gạt khỏi các chương trình đào tạo nghề vì bị xem là “không còn thích hợp để đầu tư dài hạn”. Họ cũng khó tiếp cận các khoản vay, đặc biệt là từ nguồn tín dụng chính sách, do vướng điều kiện bảo đảm tài sản hoặc hồ sơ phức tạp. Việc thiếu chứng chỉ kỹ năng nghề - dù nhiều người có tay nghề vững - khiến họ gặp bất lợi khi chuyển đổi nghề hoặc tìm việc trong các khu vực sản xuất chính thức.
Về phần mình, các doanh nghiệp cũng e ngại sử dụng NCT vì lo ngại rủi ro sức khỏe, chi phí bảo hiểm tăng. Đơn cử như NCT tiếp tục làm việc có thể gặp rắc rối với các quy định về BHXH, BHYT, ví dụ như vấn đề người đã lĩnh lương hưu có được ký hợp đồng chính thức hay không; nếu tai nạn lao động xảy ra, chế độ bảo hiểm xử lý thế nào… Trong khi đó, Nhà nước chưa có bất kỳ cơ chế ưu đãi thuế hay hỗ trợ nào khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng nhóm lao động này.
Sửa luật để không lãng phí “nguồn nhân lực bạc”
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tại Nhật Bản, Chính phủ hỗ trợ thành lập các trung tâm việc làm cho NCT nơi họ có thể làm các công việc bán thời gian như hướng dẫn du lịch, làm vườn, dạy học… Tại Hàn Quốc, NCT được hỗ trợ tài chính khi làm việc bán thời gian, Nhà nước chi trả một phần lương. Hệ thống đào tạo cũng mở các lớp kỹ năng cho người già. Chính phủ Singapore hỗ trợ doanh nghiệp trả lương và đào tạo NCT, đồng thời có chính sách thuế ưu đãi rõ ràng…
Tại Việt Nam cũng có một vài mô hình thí điểm mô hình đào tạo nghề và kết nối việc làm cho NCT. Đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng chỉ là bước khởi đầu vì còn rất nhiều rào cản từ quan niệm xã hội và khoảng trống trong chính sách hiện hành. Trước thực tế này, đã và đang có nhiều đề xuất xây dựng khung pháp lý phù hợp để sử dụng nguồn lực NCT, có thể là một đạo luật riêng hoặc chương riêng trong Bộ luật Lao động xoay quanh các vấn đề như: quyền, nghĩa vụ, chế độ, chính sách của người lao động cao tuổi; hợp đồng đặc thù cho NCT; doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì khi sử dụng lao động là NCT… Bên cạnh đó là các khuyến nghị về việc Nhà nước cần có hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nếu sử dụng trên 10% lao động là NCT; hỗ trợ chi phí bảo hiểm tai nạn lao động, khám sức khỏe định kỳ; thiết kế chương trình đào tạo riêng về kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh nhỏ, kỹ năng xã hội, do các trường nghề phối hợp Hội NCT tổ chức; đồng bộ hóa chính sách BHXH, BHYT, lao động để NCT làm việc được bảo vệ như các nhóm lao động khác nhưng theo chế độ phù hợp vừa hưởng lương hưu, vừa có thể ký hợp đồng thời vụ, vừa được hưởng BHYT mà không bị xung đột quyền lợi…
Hiện nay, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi lần đầu tiên nêu những chính sách riêng cho người lao động cao tuổi, gắn với bối cảnh già hóa dân số nhanh tại Việt Nam. Cụ thể, theo Điều 14 của dự thảo Luật, người lao động là NCT sẽ được hỗ trợ theo ba hướng chính. Thứ nhất, NCT có thể tiếp cận vốn vay để tự tạo việc làm, duy trì hoặc mở rộng công việc hiện có từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm. Thứ hai, NCT cũng có thể được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng nghề nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia thị trường lao động. Thứ ba, NCT được tạo điều kiện để tham gia các kỳ đánh giá và được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, nhằm công nhận chính thức tay nghề của họ - yếu tố cần thiết trong quá trình xin việc hoặc chuyển đổi nghề. Đáng chú ý, điều luật này còn đưa ra định hướng lâu dài hơn khi nhấn mạnh Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ việc làm, đào tạo lại hoặc chuyển đổi nghề cho NCT trong bối cảnh già hóa dân số, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách… So với Luật Việc làm hiện hành, nội dung này là một bước tiến rõ rệt để giúp gỡ những khó khăn khi các cơ quan, ban, ngành, địa phương không có cơ sở pháp lý để thiết kế các chương trình hỗ trợ riêng cho nhóm lao động cao tuổi.
Có thể nói, việc xây dựng một hệ thống chính sách rõ ràng, đồng bộ là chiến lược thông minh trong bối cảnh thiếu hụt lao động và áp lực già hóa ngày càng rõ nét. Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, nếu được thông qua với những nội dung như đã nêu, có thể là bước khởi đầu quan trọng để xóa bỏ quan niệm lâu nay về NCT trao cho họ thêm công cụ để làm việc, kiếm sống và sống có ích.
Trao đổi với báo chí, GS.TS Giang Thanh Long, chuyên gia về già hóa dân số, nguồn nhân lực, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu quan điểm: “Nếu Luật Việc làm khuyến khích NCT tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu, thì các luật liên quan, như Luật Bảo hiểm xã hội, cũng cần thống nhất về quyền lợi… Nếu các luật không ăn khớp với nhau thì thực thi sẽ gặp vướng mắc. Vì vậy, tôi cho rằng, điều đầu tiên cần làm là rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật liên quan đến NCT, để bảo đảm sự đồng bộ và khả thi”.
Hồng Minh
(PLM) - Chiều ngày 15/5, tại trụ sở báo Pháp luật Việt Nam đã diễn ra lễ trao quyết định của Bộ Công an công nhận báo Pháp luật Việt Nam đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2024. Tham dự buổi lễ về phía Bộ Công an có Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03). Đại tá Phạm Văn Hà, trưởng phòng 5, Cục An ninh chính trị nội bộ cùng một số đơn vị trực thuộc. Về phía báo Pháp luật Việt có TS. Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập; TS. Vũ Hồng Thuý, Phó Tổng biên tập, cùng đại diện các phòng, ban của báo.
(PLM) - Sáng ngày 13/5, tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thi công cũng như tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đoàn do đồng chí Phan Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.
(PLM) - Ngày 14/05/2025 tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “ Du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: Thực trạng và giải pháp”. Sau nhiều giờ làm việc, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận quan trọng, chỉ ra nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô giúp định hình chiến lược phát triển du lịch bền vững, có giá trị thực tiễn cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị và vận hành.
(PLM) - Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2025, chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã trở thành điểm hành hương quan trọng khi đón nhận xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ được cung nghinh về Việt Nam.
(PLM) - Sáng 13/5, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”. Theo các hiệp hội, sau hơn 20 năm áp dụng, quy định công bố hợp quy không còn phù hợp, gây tốn kém chi phí, thời gian và phát sinh thủ tục không cần thiết. Các chuyên gia đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy kinh tế.
(PLM) - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng, chào mừng 70 năm Ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 – 13/5/2025). Sự kiện trọng đại này thu hút gần 3.000 người tham gia, trở thành một ngày hội lớn của toàn dân, thể hiện niềm tự hào sâu sắc và khát vọng phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng anh hùng.
(PLM) - Ngày 8/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và công bố Quyết định về công tác cán bộ.
(PLM) - Vừa qua, báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn thư phản ánh của ông Trần Văn Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, vận tải, thương mại Huyền Yến có địa chỉ tại: Lô số 8, Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô, thôn Tân Thành, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo đơn thư ông Mạnh cho biết; Năm 2014 gia đình ông khi đó được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư xưởng sản xuất dầu thực vật tại Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án Thửa đất số 370, 372 tờ bản đồ số 19 (xã Phi Mô nay là thị trấn Vôi) được UBND huyện Lạng Giang cấp 3 cuốn sổ đỏ cho 3 gia đình khác nhau dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện suốt nhiều năm qua, vì vậy đến nay dự án xây dựng xưởng sản xuất dầu thực vật vẫn chưa thể hoàn thiện. Trong khi đó phán quyết của Toà lại chưa rõ ràng nên cũng chưa thể thi hành án.
(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!
(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.