Ngày 3/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục với phần đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với những vấn đề mà luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định qua quá trình điều tra, phiên tòa đã làm sáng tỏ vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát một cách khách quan, toàn diện.
Viện Kiểm sát ghi nhận trong suốt quá trình xét xử, một số bị cáo đã ăn năn hối cải; tích cực, nộp thêm tiền khắc phục hậu quả vụ án với tổng số tiền khắc phục phát sinh tại tòa tính đến nay là hơn 73 tỷ đồng. Các luật sư bào chữa cũng cung cấp thêm tình tiết giảm nhẹ cho nhiều bị cáo.
Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát thay đổi đề nghị mức hình phạt đối với 22/86 bị cáo theo hướng thấp hơn so với bản luận tội đã công bố ngày 19/3/2024. Bị cáo Trương Mỹ Lan không được nhắc tới trong đề nghị này, đồng nghĩa với việc giữ nguyên quan điểm đề nghị mức án tử hình của Viện Kiểm sát.
Cụ thể, Viện Kiểm sát giảm mức đề nghị án phạt cho bị cáo Nguyễn Cao Trí (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Capella) từ 10-11 năm tù giam xuống 9-10 năm tù giam về tội “lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản." Bị cáo Trí cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ và tích cực khắc phục hậu quả…
Bị cáo Dương Tấn Trước (cựu Tổng Giám đốc Công ty Tường Việt) đã khắc phục hậu quả 813 tỷ đồng trả Ngân hàng SCB và nộp lại 2.200 tỷ đồng đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan. Bị cáo Trước còn tự nguyện dùng tài sản chung của bị cáo và vợ để khắc phục hậu quả vụ án, tại tòa đã nộp thêm 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, luật sư của bị cáo cũng trình tòa lá thư tri ân từ Đại sứ Cuba đối với Trước vì bị cáo đã ủng hộ số tiền hơn 285 triệu euro cho Cuba. Do đó, Viện Kiểm sát giảm mức đề nghị hình phạt cho bị cáo Trước từ 15-16 năm tù xuống còn 13-14 năm tù.
Bị cáo Trương Huệ Vân (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cựu Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor, cháu gái của bị cáo Trương Mỹ Lan) bị đề nghị tuyên phạt mức án từ 19-20 năm tù giam về tội “tham ô tài sản."
Viện Kiểm sát xét thấy bị cáo Vân có nhiều tình tiết giảm nhẹ như có nhiều đóng góp, hỗ trợ công cụ y tế trong phòng, chống dịch COVID-19... Trương Huệ Vân cũng đã tác động người thân nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nên Viện Kiểm sát giảm đề nghị án xuống còn từ 17-18 năm tù giam.
Bị cáo Chu Lập Cơ (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phẩn Đầu tư Times Square, chồng của bị cáo Trương Mỹ Lan) không tham gia quá trình điều hành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bị cáo phạm tội do tin tưởng vợ; đã thành khẩn khai nhận và có nguyện vọng cùng vợ khắc phục hậu quả vụ án. Do đó, Viện Kiểm sát giảm mức án đề nghị từ 11-12 năm tù còn 10-11 năm tù.
Viện Kiểm sát còn đề nghị giảm mức hình phạt đối với các bị cáo khác gồm: Trần Thị Kim Chi (cựu nhân viên Công ty CP Natural Land) giảm từ 6-7 năm tù xuống 5-6 năm tù; Đỗ Phú Huy (cựu Chủ tịch Ủy ban kinh doanh và đầu tư Ngân hàng SCB) từ 15-16 năm tù xuống 14-15 năm tù; Bùi Ngọc Sơn (cựu Phó Giám đốc Phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB) từ 4-5 năm tù xuống 3-4 năm tù; Cao Việt Dũng (cựu tịch Hội đồng Quản trị Công ty Tường Việt) từ 4-5 năm xuống 3-4 năm tù; Võ Văn Tường (cựu Giám đốc Phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB) giảm từ 4-5 năm tù xuống 3-4 năm tù; Nguyễn Phi Long (cựu nhân viên tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) giảm từ 8-9 năm tù xuống 6-7 năm tù; Đặng Quang Nguyên (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lavifood) giảm mức từ 5-6 năm tù xuống 4-5 năm tù; Lê Khánh Hiền (cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) từ 6-7 năm tù xuống 5-6 năm tù; Từ Văn Tuấn (cựu Phó Giám đốc Khối doanh nghiệp Ngân hàng SCB) từ 11-12 năm tù xuống 10-11 năm tù; Đặng Phương Hoài Tâm (cựu Phó trưởng Phòng Văn phòng Hội đồng Quản trị Vạn Thịnh Phát) từ 19-20 năm tù xuống 17-18 năm tù; Hồ Bửu Phương (cựu Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) từ 19-20 năm tù xuống 18-19 năm tù.
Trong nhóm bị cáo bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng-Ngân hàng Nhà nước) giảm mức đề nghị từ 14-15 năm tù xuống còn 11-12 năm tù.
Nguyễn Thị Phi Loan (cựu Phó Cục trưởng Cục II Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng-Ngân hàng Nhà nước) được giảm mức đề nghị từ 6-7 năm tù xuống còn 5-6 năm tù; Võ Văn Thuần (cựu Phó Cục trưởng Cục II) được giảm mức đề nghị từ 7-8 năm tù xuống 6-7 năm tù; Phan Tấn Trung (cựu Phó Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) giảm mức đề nghị từ 7-8 năm tù còn 6-7 năm tù; Nguyễn Tín (cựu cán bộ Cục II) giảm mức đề nghị từ 5-6 năm tù xuống 4-5 năm tù.
Liên quan đến hành vi nhận hối lộ của bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước), Viện Kiểm sát bác bỏ trình bày của bị cáo Nhàn khi khai rằng bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) chủ động đến đưa tiền, bị cáo không có ý định nhận tiền và đã nhiều lần đề nghị trả lại tiền cho Văn.
Viện Kiểm sát cho biết căn cứ vào lời khai của Văn và tài xế lái xe cho Văn đến đưa tiền cho Nhàn có thể xác định bị cáo Nhàn chủ động tiếp nhận việc đưa tiền của Văn; việc đưa tiền diễn ra nhiều lần.
Kết quả thanh tra cho thấy Văn sau mỗi lần đưa tiền đều thông báo ngay cho Nhàn biết là tiền của Trương Mỹ Lan “cảm ơn” vì đã hỗ trợ SCB. Sau khi nhận, bị cáo Nhàn còn chia số tiền ra gửi cất giữ tại nhà người thân, họ hàng, phù hợp với địa điểm cơ quan điều tra đã thu giữ. Hành vi này của bị cáo cho thấy thủ đoạn tính toán tinh vi, hoàn toàn không thể hiện việc bị cáo nhận tiền trong thế bị động hay có ý định trả lại tiền.
Trong quá trình xét xử, Nhàn luôn có thái độ quanh co, chối tội. Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tình tiết thái độ không thành khẩn của bị cáo.
Sau phần đối đáp của Viện Kiểm sát, phiên tòa chính thức kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án. Trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án, các bị cáo được nói lời nói sau cùng.
Là người đầu tiên nói lời sau cùng, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết bản thân là người duy nhất phải đối diện với hình phạt cao nhất, “cách ly vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội” trong vụ án nhưng dù vậy bị cáo vẫn giữ vững niềm tin và hy vọng đây là phiên tòa thượng tôn pháp luật, khách quan. Bị cáo và gia đình xin ghi nhận sự tận tâm của các luật sư đã bào chữa cho bị cáo, người thân cùng các bị cáo khác trong thời gian qua...
Bị cáo Trương Mỹ Lan tha thiết mong Hội đồng xét xử lắng nghe ý kiến bào chữa của luật sư và tự bào chữa của bị cáo để xem xét lại các tội danh “tham ô tài sản,” “đưa hối lộ."
Trương Mỹ Lan cũng mong Hội đồng xét xử xem xét việc loạt doanh nghiệp đang vay tại SCB có dư nợ khoảng 300.000 tỷ được xác định nằm trong 1.284 khoản vay của Vạn Thịnh Phát là không thuộc trách nhiệm của mình. Số tiền này theo Trương Mỹ Lan hoàn toàn có thể loại trừ số tiền cáo buộc bị cáo chiếm đoạt.
Bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng bản thân luôn nghiêm túc và tự nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm quy định cho vay của các tổ chức tín dụng, nhưng bị cáo mong Hội đồng xét xử không xem bị cáo là đối tượng cầm đầu, chủ mưu trong vụ án này.
Theo bị cáo Lan, sự thất bại trong quá trình tái cơ cấu Ngân hàng SCB không phải do bị cáo không cố gắng nỗ lực; mong tòa đánh giá các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến việc tái cơ cấu SCB không thành; ghi nhận sự nỗ lực của bị cáo cùng những người khác đã đưa SCB thành ngân hàng có tổng giá trị tài sản lớn nhất sau 4 ngân hàng có vốn Nhà nước...
Trương Mỹ Lan xin tòa xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho chồng, cháu gái và giảm nhẹ hình phạt cho một số bị cáo; dù phải đối mặt với án tử nhưng bị cáo và gia đình cam kết sẽ khắc phục hoàn toàn hậu quả của vụ án.
Ngày 4/4, phiên tòa tiếp tục với phần lời nói sau cùng của các bị cáo còn lại./.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.
(PLM) - Lịch Tết là một ấn phẩm văn hóa đã đi sâu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Mỗi dịp đón năm mới, nhiều gia đình Việt lại treo lên tường cuốn lịch Tết, không chỉ để xem ngày tháng, hay trang trí trong nhà. Đặc biệt, Lịch Công an nhân dân, ấn phẩm văn hóa mang đặc trưng riêng của lực lượng công an. Trở thành quà tặng nhiều ý nghĩa của cán bộ chiến sĩ dành tặng thân nhân, bạn bè mỗi dịp Tết đến xuân về.
(PLM) - Thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội facebook như: N-Collagen, Trần Thị Bích Ngân…và tại các website: kemncollagen.com/, myphamkis22.vn/, ncollagen.com.vn/... đang xuất hiện hàng loạt các quảng cáo về sản phẩm N-Collagen đông trùng tổ yến Plus + có dấu hiệu vi phạm quảng cáo. Sản phẩm đang được “nổ” hàng loạt công dụng như: “Giải pháp giúp nám “rời xa”; điều hòa và cân bằng nội tiết; giảm nám do rối loạn nội tiết; dưỡng da trắng sáng, đều màu; ngừa mụn nội tiết, mờ thâm sạm; cải thiện độ đàn hồi, ngăn lão hoa; tái tạo da sau biến đổi nội tiết…”. Tuy vậy, N-Collagen đông trùng tổ yến Plus thực chất chỉ là một loại thực phẩm bổ sung với các chiết xuất được ghi trên bao bì là bình vôi, lạc tiên, tâm sen…mà không phải là dược phẩm.
(PLM) - Ngay khi vừa đáp xuống sân bay Nội Bài, đội tuyển bóng đá Việt Nam sau chức vô địch ASEAN Cup 2024 trên đất Thái Lan đã được đón tiếp trong vòng tay của hàng nghìn người hâm mộ đứng dọc các tuyến đường.
(PLM) - Tết Nguyên đán năm nay, thị trường cây cảnh đặc biệt là quất Tết đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3. Giá quất dự báo sẽ tăng mạnh, khiến các nhà vườn đắn đo khi nhận cọc sớm, trong khi thương lái đã bắt đầu săn tìm những cây quất đẹp, đặc biệt là các giống quất mini và quất thế.
(PLM) - Theo người dân phản ánh đường đê thuộc xã Định Tăng huyện Yên Định Tỉnh Thanh Hóa dù mới thi công thậm chí chưa được nghiệm thu nhưng đã nứt ở rất nhiều vị trí khiến người dân lo ngại về chất lượng công trình.
(PLM) - Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh xuất hiện nhiều xe trọng tải lớn chở đất từ mỏ đất xã Quảng Thành (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) vào nội đô có dấu hiệu quá tải, hoạt động với tần suất cao tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.