Tham dự Hội nghị là lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc Báo Pháp luật Việt Nam; biên tập viên, phóng viên thuộc Báo.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng biên tập, TS Vũ Hoài Nam cho biết, Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) nhận được sự quan tâm rất lớn của các cơ quan báo chí. Luật này tác động lớn đến định hướng phát triển của báo chí nói chung và Báo Pháp luật Việt Nam nói riêng trong giai đoạn tới.
Theo Tổng biên tập Vũ Hoài Nam, Dự thảo Luật có nhiều vấn đề cần trao đổi, thảo luận như cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý báo chí, kinh tế báo chí, mô hình hoạt động của báo chí trong thời gian tới như thế nào, xuất bản báo chí trên môi trường số, thời hạn cấp thẻ nhà báo…
Hội nghị nhằm huy động trí tuệ của cán bộ, phóng viên, những người trực tiếp hoạt động báo chí góp ý vào Dự thảo. Tất cả các ý kiến góp ý sẽ được tập hợp, chắt lọc lại để gửi tới Hội Nhà báo.
![]() |
Tổng biên tập, TS Vũ Hoài Nam phát biểu tại Hội nghị. |
Tổng biên tập Vũ Hoài Nam lưu ý, khi góp ý cần đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị rất quan trọng của Báo trong giai đoạn hiện nay. Cũng theo Tổng biên tập Vũ Hoài Nam, trong thời gian tới, Báo có thể tổ chức Hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi).
![]() |
Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Trần Ngọc Hà điều hành thảo luận |
Điều hành Hội nghị, Phó Tổng Biên tập Trần Ngọc Hà đã gợi mở một số vấn đề quan trọng trong Dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) để các đại biểu tập trung thảo luận như vấn đề tiêu chuẩn để cấp Thẻ nhà báo, các đối tượng được cấp thẻ, vấn đề liên kết báo chí, chính sách của nhà nước về phát triển báo chí, hoạt động của báo chí trên không gian mạng...
Phát biểu tại Hội nghị, Nhà báo Lam Hạnh cho biết, qua nghiên cứu Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), có thể thấy Dự thảo luật này đã đảm bảo được tinh thần mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV "Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc..."
Góp ý từng điều cụ thể, Nhà báo Lam Hạnh cho rằng tại Điều 2 Dự thảo quy định về giải thích từ ngữ còn thiếu một số định nghĩa và một số khoản, việc định nghĩa chưa đầy đủ. Theo bà Lam Hạnh, nên thêm vào Điều 2 các khái niệm: cơ quan báo chí trực thuộc; kênh nội dung của cơ quan báo chí trên không gian mạng; xuất bản báo chí trên không gian mạng là gì; đồng thời đề xuất bổ sung nội dung Báo in còn được truyền dẫn trên không gian mạng dưới dạng PDF; bổ sung Khoản 2, Điều 23 nội dung cơ quan báo chí được phép liên kết trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, thể thao, giải trí, quảng cáo, thông tin kinh tế và pháp luật.
![]() |
Trưởng Ban Nội chính Bùi Thị Thu Hằng phát biểu tại Hội nghị. |
Góp ý Dự thảo sửa đổi, Trưởng Ban Nội chính Bùi Thị Thu Hằng ủng hộ quy định siết chặt quy định tiêu chuẩn cấp thẻ nhà báo. Theo Trưởng Ban Nội chính, hiện nay, việc cấp thẻ nhà báo đang quá dễ dàng. Luật hiện hành quy định tiêu chuẩn cấp thẻ nhà báo: có bằng đại học, sau 2 năm công tác tại cơ quan báo chí thì có thể xem xét cấp thẻ nhà báo. Việc quy định như trên dễ dẫn đến hệ lụy trong quá trình hành nghề do nhà báo thiếu năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên khi hướng dẫn vấn đề này, cần quy định rõ những trường hợp nào phải qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ.
Góp ý Điểm d, Khoản 2, Điều 28 về quyền của nhà báo, Trưởng Ban Nội chính Bùi Thị Thu Hằng đề nghị bổ sung trường hợp nhà báo tác nghiệp mà không phải xin phép đối với trường hợp người phạm tội quả tang, người đã bị khởi tố, truy tố, xét xử, người đang bị truy nã...
![]() |
Trưởng Ban Điện tử Nguyễn Đức Trường phát biểu tại Hội nghị. |
Góp ý Dự thảo tại Hội nghị, Trưởng Ban Điện tử Nguyễn Đức Trường cho rằng Dự thảo có rất nhiều thay đổi so với Luật 2016. Theo Trưởng Ban Điện tử, Điều 4 của Luật Báo chí 2016 quy định rất rõ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí, trong đó có nêu “phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội”. Tuy nhiên, trong Dự thảo mới, quy định này bị bỏ đi. Do đó đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung chức năng phản biện xã hội của báo chí vào Luật.
Về quyền tiếp cận thông tin của báo chí, theo Trưởng Ban Điện tử, thực tế có việc nhà báo đến các cơ quan, đơn vị đặt lịch làm việc nhưng không nhận được câu trả lời hoặc không nhận được lịch hẹn làm việc của cơ quan, đơn vị. Điều này gây hạn chế trong việc tác nghiệp của phóng viên, thông tin tới độc giả. Tuy nhiên, đến nay chưa có cơ quan nào bị xử lý. Đề nghị bổ sung chế tài xử lý cơ quan, đơn vị có hành vi cản trở phóng viên, nhà báo tác nghiệp.
![]() |
Một số lãnh đạo phòng, ban chuyên môn của Báo Pháp luật Việt Nam tại Hội nghị. |
Cùng quan điểm trên, một số nhà báo, phóng viên của Báo Pháp luật Việt Nam cũng nêu thực trạng khi đi tác nghiệp, họ bị một số cơ quan, đơn vị gây khó khăn trong việc tác nghiệp. Trong khi đó, theo Luật Báo chí 2016 và Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi: “Nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, nhiều cơ quan, đơn vị lại yêu cầu nhà báo phải xuất trình giấy giới thiệu kèm thẻ nhà báo. Do đó, nhiều nhà báo, phóng viên đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung chế tài xử lý đối với hành vi cản trở tác nghiệp báo chí.
Cũng tại Hội nghị, nhiều nhà báo, phóng viên của Báo Pháp luật Việt Nam đã góp ý một số vấn đề: tên gọi cho các cơ quan báo chí bị sáp nhập; những đối tượng được cấp thẻ nhà báo; bổ sung định nghĩa những sản phẩm thông tin có tính báo chí là gì? Bổ sung thêm quy định về cổng thông tin điện tử, trong đó có việc xác định cổng thông tin điện tử của bộ, ngành có phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Báo chí không…/.
H.Mây - P.Mai
(PLM) - Sáng 24/2, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi). Dự và chủ trì Hội nghị có Tổng biên tập, TS. Vũ Hoài Nam; Phó Tổng biên tập Trần Ngọc Hà. Tham dự Hội nghị là lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc Báo Pháp luật Việt Nam; biên tập viên, phóng viên thuộc Báo.
(PLM) -Theo Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội), các tổ công tác đang triển khai tuần tra, xử lý tình trạng xe ô tô, đặc biệt là xe tải và xe khách, dừng đỗ sai quy định trên địa bàn thành phố và các tuyến đường vành đai.
(PLM) - Theo Cục Cảnh sát giao thông, sau khi nhiệm vụ quản lý Nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe chuyển từ Bộ Giao thông Vận tải về Bộ Công an, qua đó, người dân có thể thực hiện thủ tục qua dịch vụ công trực tuyến và nộp hồ sơ trực tiếp.
(PLM) - Ngày 20/2, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, Sở đang hoàn thiện dự thảo kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học mới và trình UBND Thành phố phê duyệt với dự kiến công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 trong tuần tới.
(PLM) - Liên quan đến vụ việc, đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức dụ dỗ, lôi kéo người dân tham gia đầu tư mua đồng năng lượng MPX để đào XFI của dự án CrossFi vừa bị công an Thành phố Hà Nội phối hợp cùng công an quận Cầu Giấy triệt phá đang được dự luận đặc biệt quan tâm hiện nay. Song có thể nhiều người chưa biết, trước đó Báo Pháp luật Việt Nam đã từng cảnh báo về các dấu hiệu lừa đảo của nhóm đối tượng này.
(PLM) - Theo Hà Nội Metro, trung bình mỗi tháng có hơn 480 nghìn lượt hành khách di chuyển trên tuyến đường sắt đô thị số 3.1 Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao
(PLM) - Sáng 15/2, đồng chí Trần Ngọc Hà – Phó Tổng Biên tập cùng đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo UBND huyện Trạm Tấu và các thành viên trong Ban tổ chức Giải leo núi “Bước chân trên mây” để triển khai cụ thể về công tác tổ chức và trao đổi kế hoạch chi tiết về giải. Sau lần lỡ hẹn do ảnh hưởng bởi thiên tai, Bước chân trên mây - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 sẽ được tổ chức lần thứ 2 tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Công tác đưa đón, vấn đề ăn nghỉ và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho vận động viên cũng như khách mời tham dự giải được Ban tổ chức đặc biệt chú trọng và cơ bản đã có phương án cụ thể, đầy đủ.
(PLM) - Valentine không chỉ là ngày để tặng quà mà còn là dịp để các cặp đôi thể hiện tình yêu một cách đặc biệt và ý nghĩa. Bằng những xu hướng quà tặng mới mẻ, mang tính cá nhân hoá, ngày lễ tình nhân ngày càng trở nên đầy cảm xúc và kỷ niệm đặc biệt trong lòng mỗi người.
(PLM) - Vào những ngày đầu năm mới, nhiều nam thanh nữ tú đất Hà Thành lại dập dìu kéo nhau đến chùa Hà xin gieo duyên, cầu phúc, lộc và sự bình an, may mắn, nhất là dịp Valentine đang cận kề.
(PLM) - Sáng ngày 13/2, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Thành Uỷ, UBND TP Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, đại diện huyện Uỷ - UBND và các đoàn thể của huyện Thanh Trì và đặc biệt là 180 tân binh lên đường nhập ngũ năm 2025.