Tỷ lệ giải ngân còn thấp, “nút thắt” lớn là giải phóng mặt bằng
Theo ghi nhận, đến thời điểm cuối tháng 5/2025, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại các tỉnh Đông Nam Bộ vẫn còn khá khiêm tốn so với mục tiêu đặt ra. Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 5/2025, bình quân tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước mới đạt 22,2%. Các tỉnh Đông Nam Bộ, dù có nhiều lợi thế phát triển, cũng chưa vượt mức trung bình này.
Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu hiện là địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trong vùng. Theo Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 được Thủ tướng giao là gần 13.840 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn địa phương xác định vượt 36.730 tỷ đồng, trong đó đã phân bổ 27.180 tỷ đồng, đạt 74% tổng nguồn. Đến ngày 31/5, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giải ngân hơn 6.280 tỷ đồng (23,12%), cao hơn mức bình quân cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 9.550 tỷ đồng chưa được phân bổ do một số dự án lớn chưa hoàn tất thủ tục đầu tư.
Còn Đồng Nai là địa phương có quy mô kinh tế lớn thứ 4 cả nước, được giao hơn 16.600 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025. Đến ngày 8/5, tỉnh Đồng Nai mới giải ngân khoảng 1.800 tỷ đồng, đạt hơn 11%. Nguyên nhân chủ yếu là do giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm, thiếu vật liệu san lấp, vướng thủ tục điều chỉnh. Một loạt dự án trọng điểm đang gặp khó như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, vành đai 3 TP HCM, hồ Cà Ròn (huyện Định Quán), kè chống sạt lở sông Đồng Nai, Hương lộ 2 nối dài, đường ven sông Cái, hệ thống thoát nước suối Nước Trong (huyện Long Thành), dự án chống ngập khu vực suối Cải (TP Long Khánh), dự án nạo vét rạch Cái Cầu, dự án đường trục trung tâm TP Biên Hòa. Ngoài ra, các dự án khởi công mới hiện vẫn trong giai đoạn thiết kế, hoàn thiện thủ tục đầu tư, nên chưa thể giải ngân nhanh.
Bình Dương là địa phương có lộ trình tăng tốc rõ ràng nhất. Tỉnh Bình Dương đang triển khai cao điểm 100 ngày thi đua giải ngân, đặt mục tiêu 50% vào 30/6 và 70% vào 31/8. Hiện Bình Dương tập trung giải ngân cho các công trình trọng điểm không vướng mắc như cao tốc TP HCM - Chơn Thành, dự án chống ngập rạch Ông Đành, Khu công nghiệp Cây Trường. Ở các tỉnh còn lại như Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận... tỷ lệ giải ngân dao động từ 15 - 18%. Các tỉnh này đều xác định nhiệm vụ trọng tâm quý III là đẩy mạnh các dự án giao thông, hạ tầng trọng điểm, khu công nghiệp.
Qua rà soát chung, “nút thắt” lớn nhất toàn vùng vẫn là GPMB. Nhiều dự án chưa giao được mặt bằng sạch, dẫn đến chậm khởi công, chậm thanh toán. Ngoài ra, các vướng mắc về thủ tục đầu tư, điều chỉnh chủ trương, thiếu nhân sự chuyên trách cũng đang ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
Đồng loạt vào cuộc, quyết liệt tháo gỡ, bứt tốc trong 2 tháng tới
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu 70%, các tỉnh Đông Nam Bộ đang phát động chiến dịch cao điểm, chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh đến huyện. Tại cuộc họp ngày 7/6, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ nhấn mạnh, các sở, ngành, địa phương phải triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy nhanh phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh vốn từ các dự án chậm sang dự án có tiến độ tốt, tập trung xử lý dứt điểm 42 dự án trọng điểm. Ông Thọ yêu cầu phải hành động quyết liệt từng ngày để đẩy nhanh thủ tục, tăng tốc thi công.
![]() |
Nút giao thông Tân Vạn thuộc Vành đai 3 TP HCM - một trong những nút giao lớn và phức tạp của dự án. |
Tại Đồng Nai, ngày 16/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà phát động cao điểm 45 ngày đêm tăng tốc giải ngân. Ông Hà nhấn mạnh đến 30/6, Đồng Nai phải vào top 10 địa phương giải ngân cao nhất. Các đơn vị phải chủ động tháo gỡ GPMB, phối hợp với Sở Tài chính để điều chỉnh kế hoạch vốn. Ngoài ra, ông Hà còn chỉ đạo các địa phương rà soát danh sách gói thầu khởi công mới và làm việc với nhà thầu để triển khai thi công 3 ca liên tục, đẩy nhanh tiến độ.
Bình Dương, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh, yêu cầu từng sở, ngành, địa phương cam kết tiến độ cụ thể, hoàn thành xác định giá đất, bồi thường trước 30/6/2025 cho các công trình trọng điểm. Bình Phước, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền chỉ đạo ưu tiên vốn cho các dự án có khả năng giải ngân cao, tập trung rà soát GPMB ở các khu vực trọng điểm như cao tốc Đồng Phú - Bình Dương. Tây Ninh cũng đang tập trung tháo gỡ cho cao tốc Mộc Bài - TP HCM và khu công nghiệp phía Bắc. Bình Thuận cũng chỉ đạo tập trung giải phóng mặt bằng các tuyến ven biển, các dự án du lịch, logistics trọng điểm.
Thách thức lớn nhưng khả thi nếu đồng bộ hành động
Qua phân tích, có thể thấy một số địa phương như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có triển vọng đạt hoặc tiệm cận mốc 70% vào cuối quý III. Đồng Nai, nếu chiến dịch 45 ngày đêm phát huy hiệu quả và các dự án trọng điểm được tháo gỡ nhanh GPMB, hoàn toàn có thể tăng tốc mạnh. Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận nếu chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn, tháo gỡ GPMB sẽ góp phần nâng mặt bằng chung toàn vùng. Tuy nhiên, để toàn vùng cán mốc 70%, các tỉnh Đông Nam Bộ phải duy trì tốc độ giải ngân liên tục trong tháng 6, 7, 8, với GPMB là yếu tố quyết định.
Chặng nước rút đã rất nóng. Liệu Đông Nam Bộ có “về đích” đúng kỳ vọng? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào sự quyết liệt, đồng bộ và trách nhiệm cao của từng cấp chính quyền, từng chủ đầu tư trong hai tháng cao điểm sắp tới.
Tiến Dũng
(PLM) - Việc cơ quan nhà nước siết chặt hoạt động khai thác cùng với nhu cầu vật liệu ngày càng cao, khiến giá cát hiện tại tăng mạnh. Trước thực trạng đó một số đối tượng trên địa bàn xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã sử dụng xe công nông tự chế đào sới vận chuyển cát từ bãi bồi sông Chảy lên bờ tập kết rồi cho các xe vận tải chở đi tiêu thụ.
(PLM) - Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin trước đó tại phóng sự “Ba Vì – Hà Nội: Người dân xã Yên Bài 18 năm mòn mỏi chờ đợi quyền lợi, mong sớm được giải quyết”. Liên hệ tới chính quyền địa phương để làm rõ những nội dung phản ánh của người dân xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam được Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Ba Vì cho biết, ngoài cung cấp thông tin thì chỉ có thể cho phóng viên xem qua hồ sơ mà không thể cung cấp. Trừ khi được lãnh đạo UBND huyện cho phép vì đây là “quy định riêng”.
(PLM) - Tuyến đường Đại Thanh nằm trên địa bàn huyện Thanh Trì kết nối các xã Tả Thanh Oai, Đại Áng, Tam Hiệp và Vĩnh Quỳnh. Dù mới được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác nhưng tuyến đường này lại thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng sau mỗi cơn mưa lớn. Nước ngập sâu khiến các phương tiện di chuyển khó khăn và đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra khiến người dân vô cùng lo lắng.
(PLM) - Diễn đàn Báo chí Toàn quốc lần thứ II, diễn ra trong hai ngày 19-20/6 tại Hà Nội, đã trở thành điểm nhấn quan trọng hướng tới kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam. Với 12 phiên thảo luận chuyên sâu, sự kiện quy tụ giới báo chí cả nước cùng tìm giải pháp đổi mới, thích ứng trong kỷ nguyên số, đặc biệt tập trung vào việc chinh phục thế hệ độc giả trẻ. Trong khuôn khổ diễn đàn, phiên thảo luận "Chinh phục độc giả Gen Z – Giải mã công thức thành công" thu hút sự quan tâm đặc biệt. Nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí đã chỉ rõ: Gen Z là thế hệ sinh từ 1996-2012 là nhóm độc giả chủ lực hiện nay, thế hệ này ưu tiên thông tin tốc độ cao, tương tác mạnh, nội dung ngắn gọn, trực quan và cá nhân hóa.
(PLM) - Theo báo cáo số 261 ngày 29/4/2025 của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Đuống gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, từ ngày 31/3 đến ngày 29/4/2025, trên địa bàn huyện Lương Tài tồn tại 7 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi tại các xã Lâm Thao, Bình Định, thị trấn Thứa.
(PLM) - Xuống cấp, dột nát, là thực tế tại 1 số ki ốt Chợ Quang Minh, Mê Linh, TP Hà Nội sau gần 20 năm đi vào hoạt động. Khắc phục tình trạng này các tiểu thương đã tiến hành cải tạo nâng cấp ki ốt. Và chuyện bắt đầu từ đây, từ ngỡ ngàng, lo lắng rồi hoang mang khi 8 hộ kinh doanh nhận được quyết định Quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ UBND huyện Mê Linh.
(PLM) - Suốt chặng đường một thế kỷ hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam đã khẳng định vai trò là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước, cũng như đóng góp không nhỏ trong hành trình đổi mới, phát triển và hội nhập. Báo chí không chỉ phản ánh hiện thực, mà còn góp phần định hướng dư luận, khơi dậy lòng yêu nước, hun đúc khát vọng vươn lên và lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong đời sống xã hội. Bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số, khi công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) đang định hình lại toàn bộ cấu trúc truyền thông toàn cầu, nền báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới.
(PLM) - Ngày 03/6/2025 vừa qua, Toàn án nhân dân TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ “Kiện đòi tài sản" giữa nguyên đơn là ông Đỗ Văn Khoát, sinh năm 1977, có địa chị tại Thị Trấn Thổ Tang, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc và bị đơn là ông Phạm Văn Tuyến, sinh năm 1974, có địa chỉ tại tổ 06, Phường Tân Hà, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. Theo nội dung vụ án, thì ông Khoát cho rằng, “Ông Tuyến có vay của ông số tiền là 1,5 tỷ đồng. Sau một ngày nghị án, chiều ngày 4/6/2025, HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu đòi nợ của ông Đỗ Văn Khoát, buộc ông Phạm Văn Tuyến phải trả cho ông Khoát khoản nợ 1,5 tỷ đồng; ngoài ra Tòa tuyên bác phần yêu cầu trả tiền lãi chậm trả của ông Khoát. Ông Tuyến cho rằng bản án chưa thấu tình, cũng chưa đạt lý, nên sẽ kháng cáo. Bởi ông Tuyến cho rằng, ông đã cung cấp nhiều bằng chứng chứng minh ông và người thân đã chuyển trả số tiền nhưng không được toà cho vào khấu trừ số tiền trong vụ án.
(PLM) - Sáng 17/6, đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm và chúc mừng Báo Pháp luật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
(PLM) - Hội đồng Giải Báo chí TP Hải Phòng vừa long trọng tổ chức Lễ công bố và trao Giải Báo chí TP Hải Phòng năm 2023–2024. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).