Chiêu Dung Công chúa ngự đồng cứu dân…
Chầu Đệ tứ là một vị thánh trong đạo Mẫu tứ phủ Việt Nam. Chầu Đệ tứ - người đứng thứ tư trong hàng tứ phủ Chầu Bà, danh hiệu là Chiêu Dung Công chúa. Chầu Đệ tứ được coi là người hầu cận bên thánh Mẫu. Tương truyền, Chầu Bà vốn là Bồng Lai Tiên Nữ, cũng có tài liệu ghi rằng bà là Mai Hoa Công chúa trên thiên cung, giáng sinh vào nhà họ Lý, với tên là Lý Thị Ngọc Ba. Quê hương của bà ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Với tính cách thông minh, chính trực, Chầu Đệ tứ lập nhiều công trạng phò vua, giúp nước và được giao trấn giữ vùng sông nước Hà Trung. Trong chầu văn có hát: “Đấng Nam thiên nữ trang Nghiêu Thuấn/Đất Sơn Nam có đấng trâm anh/Quê hương An Thái xã danh/Có Chầu Đệ Tứ hách danh còn truyền/Điều thời phụng sắc Hoàng thiên/Ngự đồng ánh bóng khắp miền gần xa/Ra uy sát quỷ trừ tà/Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng/Khâm sai tứ phủ tuỳ tòng/Chiêu Dung Công chúa ngự đồng cứu dân...”
Di tích văn hóa đền Chầu Đệ Tứ (đền Cây Thị) đã được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh từ năm1992. (Ảnh: Thùy Dương) |
Phó Chủ tịch UBND xã Hà Ngọc (Hà Trung, Thanh Hóa) Trần Văn Toản thông tin, chầu Đệ tứ là một vị Thánh có công bảo quốc hộ dân được nhiều triều đại phong tặng. Đối với một thanh đồng, Chầu Đệ Tử là một vị thánh được Vua Mẫu giao quyền khâm sai cai đồng thủ mệnh. Ngài có ngôi vị vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt. Theo lưu truyền, đền thờ Chầu Bà được tạo lập cách đây khoảng hơn 600 năm vào thời Hậu Lê, trải qua năm tháng chiến tranh, có thời điểm ngôi đền đã bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn nền đất và tòa thạch động. Ngôi đền nằm ở vị trí đắc địa, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra sông Lèn.
Để tưởng nhớ công lao của bà, vào những năm 90 của thế kỷ trước cùng với sự quan tâm của các cấp, ngành trong vùng cũng như du khách thập phương, chính quyền và Nhân dân xã Hà Ngọc đã từng bước xây dựng, tôn tạo ngôi đền tôn tạo, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh. Đến ngày hôm nay, dù còn nhiều khó khăn, ngôi đền đã được tôn tạo khang trang và thu hút ngày càng đông khách thập phương về chiêm bái, khấn lễ.
Khu đền thờ chính gồm: Cung đệ nhất thờ tam tòa thánh Mẫu, cung đệ nhị thờ Chầu Đệ tứ và hội đồng thánh Chầu, cung đệ tam thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và hội đồng quan lớn. Ngoài ra, hai lầu của đền thờ hội đồng thánh cô và thánh cậu. Bên cạnh đó là tháp bút uy nghi. Mái đền được chạm khắc tinh tế, công phu với hình tượng rồng vờn mây tạo sự uy nghi mà không mất đi nét mềm mại, uyển chuyển. Linh vật trên đỉnh cột oai nghiêm ngày đêm trấn giữ nơi đền thiêng.
Trong bức tranh sơn thủy hữu tình ấy, tiếng hát văn khi thì khoan thai, dìu dặt, khi thì lảnh lót ngân vang như mời gọi bước chân du khách về với một miền văn hóa - tâm linh. Đền Chầu Đệ Tứ là một ví dụ điển hình cho việc kết hợp giữa kiến trúc đền thờ truyền thống với thiên nhiên và văn hóa dân gian địa phương. Các tượng thần và hình ảnh tôn thờ trong đền thường liên quan đến các vị thần thần thoại và các nhân vật lịch sử quan trọng.
Di tích văn hóa đền Chầu Đệ Tứ (đền Cây Thị) đã được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh từ năm 1992, trong quần thể gồm có đền Cây Thị, núi Chum Vàng, động Ngọc, động Công Đinh, hang Đại Bàng.
Gìn giữ, trao truyền tín ngưỡng thờ Mẫu
Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Hà Ngọc cho hay, từ trước đến nay, ngôi đền chưa có thủ nhang, đồng đền nên việc thực hiện các nghi lễ tâm linh vào các dịp tuần tiết, lễ hội vẫn còn nhiều hạn chế. Để phát huy hết giá trị về tâm linh, thúc đẩy du lịch tâm linh, chính quyền địa phương cùng Nhân dân xã Hà Ngọc mong muốn tìm được một người đủ tâm, đủ tầm, am hiểu sâu về lĩnh vực tâm linh về làm thủ nhang, trước để phụng sự Tiên Thánh, sau để giúp chính quyền cùng ban quản lý, phát huy được các giá trị văn hóa của ngôi đền. Tháng 12/2024, tại Di tích đền Chầu Đệ Tứ - đền Cây Thị (xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), UBND xã Hà Ngọc, Ban Quản lý Di tích đền Chầu Đệ Tứ đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm thủ nhang đền Chầu Đệ Tứ đối với thủ nhang đồng đền Trần Anh Tuấn và Lễ nhập tự Cây Thị linh từ. Theo ông Nguyễn Văn Bảy, Đảng ủy, chính quyền, Ban Quản lý cùng thủ nhang Trần Anh Tuấn sẽ cố gắng bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đền Chầu Đệ Tứ.
Thủ nhang Đền Chầu Đệ Tứ Trần Anh Tuấn thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu góp phần bảo tồn và phát huy, trao truyền các giá trị Di sản. |
Thủ nhang Trần Anh Tuấn cho hay, Chầu Bà Đệ Tứ đã trở thành một biểu tượng tôn thờ và tâm linh quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng Đạo Mẫu tại Việt Nam. Với những trăn trở phụng sự quê hương, bản thân ông đã có nhân duyên lớn và quyết định công đức, xây dựng chính điện thờ Chầu Bà Đệ Tứ. Thủ nhang Trần Anh Tuấn chia sẻ thêm: “Sinh thời, mẹ tôi đi khắp nơi hoằng dương Thánh đạo. Năm 2006, khi mẹ mất, để lại tâm nguyện xây dựng đền Chầu Đệ Tứ. Năm 2009, tôi công đức xây lại đền như một cơ duyên, dù không ai giao trọng trách trông nom nhưng tôi luôn gìn giữ đền khang trang và chính thức được làm thủ nhang. Thực hiện được tâm nguyện của mẹ tôi rất vui, vui hơn nữa là việc hoằng dương Thánh đạo đi vào quy củ, có sự chứng kiến của chính quyền địa phương. Tôi mong được góp phần gìn giữ phát huy phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu - di sản phi vật thể của nhân loại cũng như quảng bá ngôi đền thiêng niên đại 600 năm để nhiều người trong nước và bạn bè quốc tế biết đến di tích nhiều hơn, phát triển du lịch tâm linh của quê hương”.
Nghệ nhân Ưu tú Đặng Ngọc Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam cho biết, từ xưa đã có câu: “Bà Đệ tứ khâm sai, bà quyền cai 4 phủ”. Đó là Thiên phủ (trời), Địa phủ (đất), Thoải phủ (nước) và Nhạc phủ (rừng núi). Chầu Đệ tứ là một vị thánh trong đạo Mẫu Tứ phủ Việt Nam. Chầu Đệ Tứ được coi là người hầu cận bên thánh Mẫu. Chầu Đệ Tứ Khâm Sai là vị thánh chầu thứ tư trong hàng Tứ phủ Chầu Bà, Chầu rất gần gũi và hầu cận kề bên cạnh Đức Thánh Mẫu thần chủ. Sau khi trở lại Thiên đình, chầu lại được Thánh Mẫu giao quyền khâm sai Tứ Phủ, biên chép sổ Thiên Đình, quyền cai bản mệnh các thanh đồng - là những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, trực tiếp giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến. Lúc thanh nhàn, chầu truyền các nàng tiên vân du, dạo cảnh khắp chốn, từ miền quê ra tới kinh kỳ.
Ngôi đền thờ Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm .(Ảnh: Thùy Dương) |
“UNESCO đã ghi danh thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Vì thế, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy vốn quý của dân tộc. Vai trò của thủ nhang rất quan trọng. Họ chính là những người “giữ lửa” cho di sản. Trước nhiều hiện tượng biến tướng, tiêu cực dẫn đến cái nhìn sai lệch về di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, vai trò các đồng đền, thủ nhang, nghệ nhân là tấm gương để lớp trẻ nhìn vào, uốn nắn và có những thực hành chuẩn mực. Ngoài việc thực hành bảo tồn và phát huy, trao truyền các giá trị tâm linh văn hoá của tín ngưỡng, các thủ nhang còn phải kết hợp dung hoà với các yếu tố thời cuộc, nâng cao hiểu biết xây dựng hình ảnh của tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành một hình ảnh đẹp, linh thiêng. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần vào việc giáo dục và hướng con người đến với những giá trị chân - thiện - mỹ. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho người dân và các thế hệ sau này” - Nghệ nhân Ưu tú Đặng Ngọc Anh nhấn mạnh.
Nghệ nhân Ưu tú Đặng Ngọc Anh- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo mẫu Việt Nam (đứng ở giữa) tới chiêm bái Chầu Đệ tứ. (Ảnh: P.V) |
Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đa số người dân cũng như du khách khi đến đền đều có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường. Là một biểu tượng mang giá trị lịch sử, giá trị tâm linh sâu sắc, cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, non nước hữu tình, ngôi đền luôn thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về chiêm bái. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý di tích và danh thắng xã Hà Ngọc, chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay, đền Chầu Đệ tứ đón gần 5.000 lượt khách. Để đảm bảo an toàn cho du khách khi đến thắp hương, vãn cảnh, xã Hà Ngọc đã chủ động xây dựng các phương án để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ. Đặc biệt, công tác tuyên truyền luôn được coi trọng. Đồng thời nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan và các tệ nạn khác...
(PLM) - Mỗi ngày trên Trái Đất kéo dài 24 giờ. Vào đêm giao thừa, chênh lệch múi giờ khiến thời khắc toàn thế giới cùng bước sang năm 2025 kéo dài cả một ngày.
(PLM) - Lễ hội Đền Trạng Trình là sự kiện kỷ niệm 439 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm và là hoạt động quan trọng trong lộ trình xây dựng Hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO vinh danh Trạng Trình.
(PLM) - Năm 2024 đánh dấu những bước tiến lớn của ngành công nghệ toàn cầu, từ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain. Những sự kiện này không chỉ ảnh hưởng đến thế giới mà còn tạo tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và khẳng định vị thế quốc gia trên bản đồ công nghệ. Năm 2024 chứng kiến nhiều biến chuyển tích cực trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, đặc biệt là về công nghệ cao như AI, bán dẫn, 5G. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn an ninh mạng, thông tin trên Internet cũng tạo ra những thách thức cần vượt qua.
(PLM) - Chiều 31/12, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025. Tại hội nghị, TP. Hải Phòng đã đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và đưa ra định hướng cho năm 2025.
(PLM) - Chiều 31/12, Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự có Tổng Cục trưởng Nguyễn Quang Thái cùng toàn thể công chức, viên chức, người lao động Tổng cục THADS.
(PLM) - Năm 2024, thị trường vàng thế giới và trong nước đã chứng kiến những diễn biến hiếm thấy trong lịch sử. Trên thị trường thế giới, kim loại quý đã có 40 lần lập đỉnh kể từ đầu năm và có thời điểm tiến sát 2.800 USD/ounce. Trong khi giá vàng trong nước cũng xác lập mức đỉnh mọi thời thời đại: vàng SJC hơn 92 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn trơn gần 90 triệu đồng/lượng. Cũng chưa bao giờ, việc mua vàng lại khó như năm qua.
(PLM) - Ngày 30/12, tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp cùng ngân hàng TMCP Quân đội (MB bank) và quỹ “Vì người nghèo” huyện Kim Bôi đã tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Tham dự buổi lễ có TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; Ông Chu Hải Công - Giám đốc Ban Quan hệ công chúng - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB bank); Đại diện Thường trực Đảng ủy - HĐND - UBND huyện Kim Bôi, Đại diện Đảng uỷ - HĐND – UBND xã Vĩnh Đồng; xã Xuân Thuỷ.
(PLM) - Kinh tế khó khăn khiến công việc, thu nhập của các lao động tự do tại Hà Nội giảm sút nghiêm trọng. Những ngày cuối năm họ đang phải chật vật mưu sinh mong cái Tết đủ đầy.
(PLM) - Năm 2024 là năm có nhiều dấu ấn quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp. Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là phương châm “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Tư pháp không ngừng đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; chú trọng cải cách hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương. Qua đó, toàn Ngành đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong từng lĩnh vực chuyên môn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương.
(PLM) - Đúng thời khắc chuyển giao năm 2024 và năm 2025, không khí tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tràn đầy niềm vui và hạnh phúc khi các bác sĩ nơi đây đã đón những công dân nhí đầu tiên của năm 2025 đựơc chào đời khoẻ mạnh.