Chuẩn bị xét xử vụ án tiểu thương tại TTTM-DV An Đông khởi kiện UBND quận 5
Sau nhiều năm mòn mỏi đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, cùng những đóng xây dựng chợ An Đông, nay là TTTM-DV An Đông với mong muốn được công nhận sự đóng góp của mình được UBND quận 5, cũng như BQL TTTM-DV An Đông hợp thức hóa, công nhận cụ thể bằng một giấy chứng nhận đóng góp như những chợ khác, thì đến nay những yêu cầu, kiến nghị chính đáng của các tiểu thương vẫn chưa có hồi kết.
Nhừng lùm xùm liên quan đến việc thu chi hơn 217 tỷ đồng từ nguồn đóng góp của hàng nghìn tiểu thượng từ khi TTTM-DV An Đông còn là chợ truyền thống An Đông, đến hàng loạt những bức xúc những chính sách mà chính quyền quận 5 thực hiện và các khoản thu như tiền điện, nước tại đây được cho là cao hơn so với giá quy định đang là những vấn đề "nhức nhối" khiến các tiểu thương liên tục có những ý kiến, kiến nghị mong muôn có một chính sách giải quyết cụ thể đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho các tiểu thương.
Hàng loạt hành vi hành chính được cho là trái luật
Câu chuyện của các tiểu thương khởi kiện hành vi hành chính của UBND quận 5 sẽ được phận định bằng quyết định của TAND TP HCM trong những ngày sắp tới. Theo đó, vào ngày 27/1 tới đây TAND TP. HCM chính thức đưa vụ việc ra xét xử.
Người bị kiện gồm UBND quận 5, TP HCM; Chủ tịch UBND quận 5. TP Hồ Chí Minh-ông Phạm Quốc Huy; BQL TTTM-DV An Đông, người đại diện là ông Đồ Huy Ngọc, chức vụ Trưởng ban. Đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là Công ty TNHH Xây dựng Việt Hoa.
Cụ thể, theo nội dung khơi kiện của các tiểu thương, nêu rõ "Quyết định hành chính bị kiện là Văn bản số 2082/2082/UBND-KT ngày 18/9/2020 của Chủ tịch UBND quận 5, TP. Hồ Chí Minh về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Trung tâm Thương mại - Dịch vụ An Đông".
Hành vi hành chính bị kiện của UBND quận 5 yêu cầu tiểu thương phải tiếp ký Hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh để tiếp tục sử dụng 10 năm từ tháng 6/2019 đến năm 2028 và phải nộp tiền sử dụng điểm kinh doanh như là tiền "thuê" là hoàn toàn trái quy định pháp luật vì tiểu thương cho rằng họ là trường hợp có Hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây dựng chợ An Đồng từ năm 1991.
Theo diễn biến sự việc, ngày 3/1/1991 dưới sự chỉ đạo của UBND quận 5 bằng hình thức ký Hợp đồng "cho sang nhượng quầy sạp chợ An Đông", tiểu thương có ký một bản Hợp đồng và nộp tổng số tiền là 22 triệu đồng cho một sạp 1,4m x 1,5m = 2,1m2 thành nhiều đợt với Công ty tư nhân Việt Hoa.
Hợp đồng này đã được thông qua UBND quận 5 ngày 24/1/1991, đại diện cho UBND quận 5 có đồng chí Phó chủ tịch UBND quận - ông Bùi Thanh Sơn đã ký, đóng dấu và ghi rõ "đã thông qua UBND quận 5".
Tại thời điểm những năm 2012-2013 UBND quận 5 tiếp tục chỉ đạo các tiểu thương khác kinh doanh tại đây phải ký Hợp đồng "cho thuê địa điểm kinh doanh có thời hạn" với đại diện BQL TTTM-DV An Đông với tổng số tiền là 1.153.921.464đ.
Từ tháng 6/2019 đến nay, UBND quận 5 lại tiếp tục chỉ đạo và phát Hợp đồng mẫu về việc "thuê địa điểm kinh doanh", Hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh có thời hạn là 10 năm.
Những các tiểu thương thấy rằng, việc đã ký các Hợp đồng trước đây cũng như những số tiền đã nộp và nếu tiếp tục ký tiếp loại Hợp đồng này là trái quy định của pháp luật, đối với những tiểu thương đã góp vốn đầu tư xây dựng chợ mới từ năm 1991, trước khi chợ hoàn thành.
Chợ An Đồng là chợ truyền thống, chợ loại 1 của TP HCM có lịch sử lâu đời, những năm 1990 thời điểm góp vốn là để xây dựng lại chợ vì chợ cũ đã xuống cấp mà khi một bộ phận tiểu thương di dời ra chợ tạm, không hề được bồi thường, hỗ trợ bất kỳ khoản tiền nào.
Chợ truyền thống An Đông, nay tên gọi là TTTM-DV An Đông đều phải hoạt động theo quy định của pháp luật, dưới việc quản lý hành chính, thực hiện nhiệm vụ, công vụ của BQL chợ và UBND quận 5 theo quy định tại Nghị định 02/2003/ND-CP ngày 14/1/2003 và sửa đổi bổ sung tại Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009, Văn bản hợp nhất số 11/VBHN BCT ngày 23/1/2014 của Bộ Công thương về hợp nhất các Nghị định về quản lý chợ.
Việc UBND quận và BQL TTTM-DV An Đông liên tiếp nhiều năm đã chỉ đạo Công ty TNHH Việt Hoa và BQL ký các Hợp đồng "cho thuê" để thu tiền của các tiểu thương là các hành vi hành chính trái pháp luật. Đưa ra các quan điểm phân tích về các hành vi hành chính trái pháp luật, các tiểu thương nêu "Trái luật khi chỉ đạo Công ty Việt Hoa đứng ta thu tiền góp vốn xây chợ, mà tại thời điểm những năm 1991 pháp luật Việt Nam không cho phép vì các tiểu thương cũ bị di dời đi và sau này quay lại chợ nếu có góp vốn đầu tư xây dựng chợ thì cũng phải góp vốn cho nhà nước mà đại diện là UBND quận 5 chứ không phải là công ty tư nhân Công ty Việt Hoa.
Bên cạnh đó, hành vi hành chính trái luật khi chỉ đạo Ban quản lý Trung tâm Thương mại-Dịch vụ An Đông lại tiếp tục thu tiền góp vốn cải tạo, sửa chữa chợ một lần nữa năm 2012 qua hình thức Hợp đồng “thuê điểm kinh doanh có thời hạn”.
Trái luật khi tiếp tục đưa ra yêu cầu các tiểu thương khác phải tiếp tục ký Hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh để tiếp tục sử dụng 10 năm từ tháng 6/2019 đến năm 2028 và phải nộp tiền sử dụng điểm kinh doanh như là tiền “thuê”.
Tất cả các việc nộp tiền và ký Hợp đồng trên đây mà không phải là Hợp đồng góp vốn đầu tư, xây dựng chợ và Hợp đồng góp vốn đầu tư, cải tạo và sửa chữa không những không đảm bảo về mặt pháp lý, chủ thể ký Hợp đồng, mà đã xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của các tiêu thương, cá nhân khác, lẽ ra các tiểu thương phải được ký loại Hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây dựng chợ với nhà nước.
Các tiểu thương đã nhiều lần có đơn khiếu nại, kiến nghị, kêu cứu nhiều lần từ tháng 10/2008 đến nay gửi đến lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND quận 5, Trưởng Ban quản lý Trung tâm Thương mại — Dịch vụ An Đông về các hành vi hành chính trái pháp luật, các nội dung việc ký Hợp đồng, thu tiền trước đây là trái quy định pháp luật nêu trên, Ngoài ra còn nhiều đơn khiếu nại tập thể tới Chủ tịch UBND quận 5, Trưởng Ban quản lý Trung tâm Thương mại - Dịch vụ An Đông, Ban Tiếp công dân UBND TP.Hồ Chính Minh, Ban Tiếp công dân Trung ương.
Những yêu cầu khẩn thiết của các tiểu thương
Cuộc hành trình "cõng" đơn kiến nghị, khiếu nại của các tiểu thương trong nhiều năm đến các cơ quan chức năng quận 5, TP HCM và cao hơn là các cơ quan Trung ương với mong muốn những kiến nghị, khiếu nại của mình sẽ được giải quyết thấu đáo, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, các tiểu thương khởi yêu cầu được giải quyết các nội dung cụ thể sau: Tuyên hủy văn bản số 2082/UBND-KT ngày 18/9/2020 của Chủ tịch UBND quận 5 , TP Hồ Chí Minh về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Trung tâm Thương mại - Dịch vụ An Đông.
Tuyên hành vi hành chính của UBND quận 5 yêu cầu tiểu thương phải tiếp tục ký Hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh để tiếp tục sử dụng 10 năm từ tháng 6/2019 đến năm 2028 và phải nộp tiền sử dụng điểm kinh doanh như là tiền “thuê” là trái quy định pháp luật vì các tiểu thương là trường hợp có Hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây đựng chợ An Đông từ năm 1991.
Tuyên bố Hợp đồng ký ngày 03/01/1991 giữa các tiểu thương và Công ty TNHH xây dựng Niệt Hoa có sự thông qua của UBND quận 5 là loại Hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây dựng chợ An Đông, nay là Trưng tâm Thương mại - Dịch vụ An Đông.
Buộc UBND quận 5 phải cấp lại Giấy chứng nhận góp vốn đầu tư xây dựng chợ An Đông cho các tiểu thương được sử dụng theo quy định của pháp luật. Tuyên hủy Hợp đồng cho thuê điểm kinh đoanh có thời hạn giữa các tiểu thương và Ban quản Lý Trung tâm Thương mại - Dịch vụ An Đông.
Buộc UBND quận 5, Ban quản lý Trung tâm Thương mại - Dịch vụ An Đông phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã thu của các tiểu thương là 1.153.921.464đ theo Hợp đồng cho thuê điểm kinh doanh có thời hạn giữa tôi và Ban quản lý Trung tâm Thương mại - Dịch vụ An Đông ký năm 2012, cùng với lãi suất là 06%/01 năm với khoảng thời gian tạm tính từ 1/1/2012 đến khi vụ án được đưa ra xét xử.
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.