Khái niệm “đất công ích” lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật Đất đai năm 1993, khi Nhà nước cho phép trích lại tối đa 5% diện tích đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân để lập quỹ đất công ích cấp xã. Quỹ đất này phục vụ mục đích công cộng như xây dựng trường học, trạm y tế, chợ, nghĩa trang, khu vui chơi công cộng, hoặc tạm thời cho thuê để sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn thu phục vụ các hoạt động công ích của địa phương.
Trải qua các lần sửa đổi của Luật Đất đai (2003, 2013 và hiện nay là 2024), bản chất đất công ích không thay đổi, vẫn là một bộ phận đất nông nghiệp do UBND cấp xã quản lý. Tuy nhiên, cơ chế xác định, quản lý và sử dụng đất công ích lại chưa đồng bộ, dễ bị nhầm lẫn với các diện tích đất chưa có giấy tờ hoặc không rõ nguồn gốc đang do người dân sử dụng ổn định.
Bất cập thực tiễn: Quy chủ đất “ủy ban” trên sổ sách nhưng không quản lý thực tế
Một thực trạng phổ biến ở nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh miền núi, trung du, là việc nhiều thửa đất do người dân tự khai hoang, sử dụng trước hoặc sau năm 1993, nhưng không đăng ký, kê khai trong các đợt giao đất nông nghiệp. Khi Nhà nước tổ chức đo đạc bản đồ địa chính (sau năm 1993), các cơ quan chuyên môn đã “tự động” gán chủ sử dụng là “UBND” trong mục kê hoặc bản đồ, dù trên thực tế địa phương không thực hiện quản lý, không giao khoán, không cho thuê, không thu tiền và cũng không can thiệp vào quá trình sử dụng đất của người dân.
Hệ quả là trong quá trình xem xét cấp GCNQSDĐ, các cơ quan chuyên môn lại căn cứ vào hồ sơ kỹ thuật (mục kê, bản đồ) để xác định đất thuộc quyền quản lý của Nhà nước, từ đó từ chối cấp GCN cho người dân dù họ đã sử dụng đất ổn định từ hàng chục năm, không có tranh chấp, phù hợp quy hoạch.
![]() |
Cơ chế xác định, quản lý và sử dụng đất công ích lại chưa đồng bộ, dễ bị nhầm lẫn với các diện tích đất chưa có giấy tờ hoặc không rõ nguồn gốc đang dẫn đến hệ quả gián tiếp là gia tăng đơn thư khiếu nại, tố cáo, thậm chí tranh chấp giữa người dân với chính quyền địa phương, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng (Ảnh minh họa được tạo bởi Open AI) |
Tại khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2024 quy định: “Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đã được lập theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ thì tiếp tục được sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.”
Câu chữ “đã được lập theo quy định” cho thấy rõ ràng: chỉ khi quỹ đất công ích được hình thành một cách hợp pháp – tức là có trích lập 5% khi giao đất, có văn bản, quyết định, có hồ sơ quản lý, hợp đồng giao khoán hoặc cho thuê, có thu tiền… thì mới được coi là đất công ích. Điều này cũng có nghĩa: việc ghi “UBND” trong mục kê hoặc bản đồ kỹ thuật không đủ căn cứ để mặc nhiên xác định quyền sử dụng đất thuộc Nhà nước nếu không có yếu tố quản lý thực tế kèm theo.
Tác động và hệ lụy trong công tác cấp GCNQSDĐ và thu hồi đất do việc hiểu sai hoặc áp dụng máy móc khái niệm đất công ích dẫn đến:
• Người dân không được công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp dù đủ điều kiện theo Điều 101 Luật Đất đai 2013 và tiếp tục kế thừa trong Luật 2024 (sử dụng ổn định, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch).
• Khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án, phần đất bị quy là “đất công ích” sẽ không được bồi thường về đất, người sử dụng đất thực tế chỉ được hỗ trợ ở mức tối thiểu hoặc thậm chí không được hỗ trợ, gây bức xúc lớn.
• Làm “méo mó” chính sách đất đai mang tính “mở” và “hợp thức hóa thực tế” mà Nhà nước đã chủ trương suốt ba thập kỷ qua – kể từ Luật Đất đai năm 1993 với tinh thần giao đất ổn định lâu dài để người dân yên tâm canh tác, bảo vệ đất.
Hệ quả gián tiếp là gia tăng đơn thư khiếu nại, tố cáo, thậm chí tranh chấp giữa người dân với chính quyền địa phương, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tính minh bạch và hiệu quả của công tác quản lý đất đai.
Kiến nghị chính sách và hoàn thiện pháp luật
Để giải quyết các bất cập, cần sớm hoàn thiện và ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết Điều 179 Luật Đất đai 2024, làm rõ tiêu chí xác định đất công ích, bao gồm yêu cầu về nguồn gốc pháp lý và quản lý thực tế.
Phân biệt rõ ràng giữa: Đất công ích hợp pháp do UBND xã quản lý, có hợp đồng, có thu tiền; Đất người dân sử dụng ổn định, khai hoang hoặc còn tồn tại lịch sử không rõ nguồn gốc nhưng không có hành vi quản lý thực tế của Nhà nước.
Có hướng dẫn liên thông với quy định về cấp GCN tại Điều 137, 138, 139 Luật Đất đai 2024 đảm bảo người sử dụng đất lâu dài không bị loại trừ quyền lợi do lỗi kỹ thuật lập bản đồ hoặc hành vi hành chính một chiều.
Đồng thời, chỉ đạo các địa phương không lạm dụng cụm từ “đất công ích” như một lý do cứng nhắc để từ chối hồ sơ, nhất là trong các trường hợp đã sử dụng từ trước 15/10/1993.
Công tác thi hành Luật Đất đai cần đặt con người và thực tiễn sử dụng đất làm trung tâm. Cần hướng đến một hệ thống pháp luật vừa nghiêm minh, vừa thực dụng và linh hoạt, không để hình thức hành chính làm cản trở quyền lợi chính đáng của người dân. Hướng dẫn rõ ràng về đất công ích chính là “nút mở” để tháo gỡ một trong những vướng mắc dai dẳng nhất của công tác cấp GCNQSDĐ và giải phóng mặt bằng hiện nay.
Nguyễn Kiên Cường - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Phú Thọ
(PLM) - Sau khi báo Pháp luật Việt Nam có loạt phóng sự phản ánh về tình trạng khai thác khoáng sản là cát, sỏi trái phép tại huyện Văn Yên và việc ông Phạm Văn Tấn sử dụng Quyết định số 01/QĐ2019 có nhiều dấu hiệu của việc cắt ghép, làm giả. Cụ thể, mặc dù đơn vị ban hành quyết định là Công ty TNHH Xây dựng Phúc Lợi YB nhưng lại sử dụng con dấu và chữ ký của Giám đốc HTX Hương Giang. Quyết định này cũng có dấu hiệu bị cắt ghép khi xuất hiện 2 loại font chữ khác nhau một cách rõ rệt. Ngày 13/5, trao đổi với Báo PLVN, Thượng tá Dương Cẩm Ngọc – Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - công an tỉnh Yên Bái cho biết, công an tỉnh đã tiếp nhận thông tin phản ánh và đang trong quá trình xác minh, làm rõ.
(PLM) - Liên quan đến nghi vấn Cà phê gừng đen mật ong là sản phẩm không rõ nguồn gốc, đơn vị sản xuất, có dấu hiệu hàng giả và quảng cáo sai sự thật. Sau phản ánh, nhiều website và tài khoản mạng xã hội đã âm thầm gỡ bỏ thông tin quảng cáo, khách hàng đã mua sản phẩm Cà phê gừng đen mật ong theo lời quảng cáo không biết phải liên hệ với ai để khiếu nại hoặc hoàn trả. Trước sự việc trên, để làm rõ Báo Pháp luật Việt Nam đã gửi công văn đề nghị phối hợp làm việc, cung cấp thông tin tới Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội, Sở An toàn Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Quản lý thị trường Hồ Chí Minh và Cục Nghệ thuật biểu diễn. Tuy nhiên, hơn 1 tháng qua các cơ quan quản lý này vẫn “bặt vô âm tín”.
(PLM) - Sáng ngày 26/5/2025, tại cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm kiểm tra tiến độ triển khai dự án, hướng tới mục tiêu hoàn thành thi công vào ngày 15/7/2025 và chính thức đưa vào khai thác từ ngày 1/1/2026.
(PLM) - Chiều ngày 15/5, tại trụ sở báo Pháp luật Việt Nam đã diễn ra lễ trao quyết định của Bộ Công an công nhận báo Pháp luật Việt Nam đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2024. Tham dự buổi lễ về phía Bộ Công an có Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03). Đại tá Phạm Văn Hà, trưởng phòng 5, Cục An ninh chính trị nội bộ cùng một số đơn vị trực thuộc. Về phía báo Pháp luật Việt có TS. Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập; TS. Vũ Hồng Thuý, Phó Tổng biên tập, cùng đại diện các phòng, ban của báo.
(PLM) - Sáng ngày 13/5, tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thi công cũng như tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đoàn do đồng chí Phan Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.
(PLM) - Ngày 14/05/2025 tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “ Du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: Thực trạng và giải pháp”. Sau nhiều giờ làm việc, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận quan trọng, chỉ ra nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô giúp định hình chiến lược phát triển du lịch bền vững, có giá trị thực tiễn cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị và vận hành.
(PLM) - Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2025, chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã trở thành điểm hành hương quan trọng khi đón nhận xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ được cung nghinh về Việt Nam.
(PLM) - Sáng 13/5, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”. Theo các hiệp hội, sau hơn 20 năm áp dụng, quy định công bố hợp quy không còn phù hợp, gây tốn kém chi phí, thời gian và phát sinh thủ tục không cần thiết. Các chuyên gia đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy kinh tế.
(PLM) - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng, chào mừng 70 năm Ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 – 13/5/2025). Sự kiện trọng đại này thu hút gần 3.000 người tham gia, trở thành một ngày hội lớn của toàn dân, thể hiện niềm tự hào sâu sắc và khát vọng phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng anh hùng.
(PLM) - Ngày 8/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và công bố Quyết định về công tác cán bộ.