Trong lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam, Tàu ngầm là lực lượng tác chiến đặc biệt, hoạt động trong môi trường đặc thù và đòi hỏi tính kỷ luật, chính xác cao. Không gian sinh hoạt chật hẹp, thiếu ánh sáng tự nhiên, không có kết nối internet, sóng điện thoại, tivi…đó là những thách thức đặt ra đối với các thủy thủ tàu ngầm trong việc tìm kiếm hình thức giải trí phù hợp sau những giờ làm việc căng thẳng.
Thượng tá Lê Trung Hiếu, Chính trị viên (Tàu ngầm 182-Hà Nội) cho biết: “Trong điều kiện hoạt động đặc thù của tàu ngầm, sau những giờ huấn luyện, đi ca căng thẳng, để tái tạo năng lượng, sức khỏe, giữ vững tinh thần và ý chí cho cán bộ, thủy thủ chúng tôi duy trì rất nhiều hình thức giải trí cho các cán bộ, thủy thủ lựa chọn như xem phim tại câu lạc bộ, tổ chức giao lưu cờ vua, cờ tướng, tổ chức sinh nhật trong lòng biển, bản tin hành trình trong lòng biển… Trong các hình thức đó thì đọc sách là hình thức mà được nhiều cán bộ, thủy thủ lựa chọn nhất”.
![]() |
Tàu ngầm Kilo 636 |
Trên tàu ngầm, việc đọc sách không đơn thuần là thú vui hay giải trí. Nó còn là phương pháp hữu hiệu để cán bộ, thủy thủ tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thiếu tá Trần Trung Nguyên, Trưởng ngành ra đa - sô na (Tàu 187 - Bà Rịa - Vũng Tàu) chia sẻ: “Tàu ngầm kilo 636 là lớp tàu ngầm diezel - điện hiện đại, tích hợp nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đòi hỏi thủy thủ phải có trình độ chuyên môn cao, sự hiểu biết toàn diện và khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy.
Trong bối cảnh đó, đọc sách đã trở thành một hình thức tự học tập có hiệu quả, giúp tôi củng cố kiến thức chuyên ngành, cập nhật kiến thức mới, kinh nghiệm khai thác, bảo quản, bảo dưỡng, làm chủ vững chắc vũ khí trang bị kỹ thuật, làm cơ sở vận dụng cho quá trình huấn luyện, công tác, nghiên cứu sáng kiến, cải tiến kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu”.
Việc đọc sách trên tàu không hề ngẫu nhiên hay bộc phát, mà đã hình thành như một thói quen, một nếp văn hóa được cán bộ, thủy thủ duy trì nghiêm túc, có kỷ luật. Nhiều thủy thủ đã tự đặt ra cho mình mục tiêu đọc sách mỗi ngày, lựa chọn đầu sách theo từng chủ đề để bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, rèn luyện tư duy logic, hoặc đơn giản là tìm một chút nhẹ nhàng từ những vần thơ, áng văn đầy cảm xúc về quê hương, đất nước.
![]() |
Thói quen đọc sách của Thuỷ thủ tàu ngầm, Lữ đoàn 189 |
Không chỉ là hành trình “đơn độc” giữa người với sách, việc đọc còn trở thành cầu nối tình cảm giữa các thủy thủ. Họ cùng nhau chia sẻ, trao đổi sách, thảo luận về nội dung, kể cho nhau nghe những điều thú vị vừa đọc được. Chính điều đó góp phần xây dựng một không khí đoàn kết đặc biệt - điều vô cùng quý giá trong môi trường khép kín như tàu ngầm và trong những hải trình dài ngày trên biển.
Trên mỗi tàu ngầm đều có một tủ sách nhỏ được đặt trang trọng tại Câu lạc bộ của tàu. Dù không có quá nhiều không gian, nhưng trong tủ có rất nhiều đầu sách, báo và tạp chí được lựa chọn rất kỹ lưỡng; từ những sách lý luận chính trị, sách về Đảng, về Bác Hồ kính yêu, đến các tác phẩm văn học kinh điển trong nước và thế giới, sách lịch sử, địa lý, kỹ năng sống, các tài liệu pháp luật, chuyên ngành quân sự, kỹ thuật tàu ngầm, sách về biển, đảo Tổ quốc... Mỗi cuốn sách, mỗi tủ sách nhỏ này chính là biểu hiện sinh động của “văn hóa tàu ngầm” - trở thành một điểm đến quen thuộc của cán bộ, thủy mỗi khi kết thúc nhiệm vụ trực, huấn luyện hay trong những buổi tối yên tĩnh giữa lòng đại dương.
Chia sẻ về những kỷ niệm khi gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu và lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc với các thủy thủ tàu ngầm Lữ đoàn 189, Tiến sĩ giáo dục học, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con cho biết: “Qua việc tiếp xúc, khảo sát và tìm hiểu về những câu chuyện đọc sách tại Lữ đoàn 189, tôi thấy việc đọc sách và phát huy giá trị của sách được sự quan tâm đặc biệt của Thủ trưởng Lữ đoàn cũng như Chỉ huy các cơ quan, đơn vị và việc đọc sách đã trở thành thói quen của rất nhiều cán bộ, thủy thủ.
Có lẽ, với thủy thủ tàu ngầm, đọc sách không đơn thuần chỉ là cách giải trí nhẹ nhõm sau những giờ huấn luyện vất vả và trong những chuyến công tác trong lòng biển mà còn là phương pháp tự học, nâng cao trình độ một cách hiệu quả. Những câu hỏi sắc sảo được nêu lên khi trao đổi về sách cho thấy các thủy thủ đang rèn luyện cho mình kỹ thuật cá nhân liên quan đến việc đọc nhanh, đọc sâu, ghi chép và phản biện. Tôi nghĩ, đây chính là các bước cơ bản của việc xây dựng văn hóa đọc hiệu quả và bền vững trong Quân đội. Có thể nói, đọc sách đối với thủy thủ tàu ngầm Lữ đoàn 189 không phải là một phong trào bề nổi mà đã và đang trở thành hoạt động bề sâu, thực chất, mang lại ích lợi có thật cho công việc và cho cuộc sống của họ”.
![]() |
Thượng tá Hoàng Văn Đồng,Bí thư Đảng ủy, Phụ trách Chính ủy Lữ đoàn 189 |
Thượng tá Hoàng Văn Đồng, Bí thư Đảng ủy, Phụ trách Chính ủy Lữ đoàn cho biết: “Để duy trì văn hóa đọc ở đơn vị, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, nâng cao hiểu biết, đồng thời giáo dục ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ, thời gian qua Lữ đoàn đã triển khai và duy trì hoạt động hiệu quả của nhiều mô hình, hoạt động như: Tủ sách pháp luật, Mỗi tuần một cuốn sách, Đọc sách trong lòng biển, Mỗi ngày 10 trang sách, hàng tuần làm clip giới thiệu sách và trình chiếu cho bộ đội xem, tổ chức tọa đàm sách, gắn phong trào đọc sách với mô hình “Mỗi ngày một lời Bác Hồ dạy”, “Mỗi tuần một tình huống pháp luật”… Văn hóa đọc đã góp phần xây dựng nhân cách, hình ảnh người thủy thủ tàu ngầm Việt Nam mẫu mực, đẹp từ trong đơn vị, gia đình đến ngoài xã hội với những phẩm chất tiêu biểu “Vinh dự, trách nhiệm, lịch thiệp, kỷ cương, đoàn kết, khiêm nhường, kiên cường, quyết thắng””.
Đồng hành cùng những thủy thủ tàu ngầm ở giữa lòng đại dương sâu thẳm, sách vẫn âm thầm lên tiếng - không phải bằng lời, mà bằng sức mạnh nuôi dưỡng tinh thần, hun đúc trí tuệ và bồi dưỡng lòng yêu nước cho những thủy thủ tàu ngầm. Lẫn trong tiếng máy rì rầm và sự tĩnh lặng đặc trưng của lòng biển, những trang sách vẫn tiếp tục được lật mở - như những ánh sáng nhỏ bé nhưng mạnh mẽ, đồng hành cùng những thủy thủ tàu ngầm Lữ đoàn 189 trong hành trình làm chủ đại dương.
Nguyệt Anh
(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.
(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?
(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…
(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.
(PLM) - Mặc dù UBND tỉnh Yên Bái đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều điểm tập kết, khai thác cát, sỏi tại các xã Mậu Đông, An Thịnh và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên vẫn đang có dấu hiệu hoạt động trái phép gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ “chảy máu khoáng sản”, thất thoát nguồn thu cho ngân sách.
(PLM) - Chiều tối ngày 13/4, Báo Pháp luật Việt Nam cùng UBND huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt đã tổ chức lễ Tổng kết Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025. Cũng tại buổi lễ tổng kết, ông Trần Ngọc Hà – Phó tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết tiếp nối thành công của mùa 2, báo sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi dành cho phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí trên cả nước ở mùa 3 với sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đây là cam kết của Báo PLVN và những người có trách nhiệm, có tình cảm gắn bó với địa phương.
(PLM) - Chỉ sau 2 giờ 15 phút, Vận động viên Trịnh Hoàng Yên – số báo danh 025 đã xuất xắc vượt qua 12km cung đường Giải leo núi Bước chân trên mây lần 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa để cán đích đầu tiên, qua đó chiến thắng thuyết phục ở bộ giải giành cho nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp vận động viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái tham dự và có thành tích vượt trội tại Giải leo núi “Bước chân trên mây”. Ở mùa giải đầu tiên được tổ chức, anh Trịnh Hoàng Yên từng phải về nhì , chức vô địch lần này càng trở nên đặc biệt, khẳng định sự bền bỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ , qua đó giữ lại cúp vô địch ở lại tỉnh Yên Bái – địa phương 2 năm liền được chọn làm nơi tổ chức giải.
(PLM) - Sáng 12/4, hơn 100 nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước hào hứng "vào cuộc" tranh giải "Bước chân trên mây" chinh phục đỉnh Tà Xùa từ chân núi thuộc chòm Sáng Nhù, thôn Tà Xùa, xã Bản Công. Thời tiết tạo thuận lợi cho các vận động viên.
(PLM) - Kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành quy định của pháp luật lĩnh vực công chứng của Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót, vi phạm của Văn phòng công chứng Nguyễn Liễu.
(PLM) - Vừa qua, Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với Đại diện Ban tổ chức Chương trình caravan Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức "Sự kiện tuyên truyền phổ biến pháp luật an toàn giao thông học đường - lần 3 tại Cà Mau".
Tới tham dự buổi họp về phía Ban ATGT tỉnh Cà Mau có ông Nguyễn Thanh Bằng - Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh, ông Nguyễn Văn Đen – Phó Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, ông Tạ Minh Vũ - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Kiều Minh Được - Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh, bà Phạm Như Quỳnh - Đại diện Sở Tài chính, cùng phóng viên Báo Cà Mau dự đưa tin. Về phía Ban tổ chức Caravan Báo Pháp Luật Việt Nam, có Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Ban tổ chức thường trực, cùng đại diện nhà tài trợ bà Trần Ánh Hoa – Giám đốc Công ty Tân Phạm Nguyên và đại diện Câu lạc bộ Doanh Nhân và Pháp Luật tại TP. HCM.