1. Trang chủ /
  2. Hà Nội "bêu tên", yêu cầu xử lý loạt dự án đội vốn, chậm tiến độ

Hà Nội "bêu tên", yêu cầu xử lý loạt dự án đội vốn, chậm tiến độ

chủ nhật, 25/6/2023 13:34 GMT+07
Với việc thi công chậm tiến độ, số tiền đội vốn gấp 2 đến 3 lần, 6 "siêu dự án" được Hà Nội yêu cầu làm rõ lộ trình, trách nhiệm và xử lý các sai phạm, tiêu cực.
Hơn 15 năm thi công xây dựng, dự án bảo tàng Hà Nội vẫn chưa thể hoàn thiện, 6 tầng công trình chỉ sử dụng chưa đến 1 nửa công năng.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã phân loại để xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm và xử lý các sai phạm, tiêu cực, thất thoát đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan 6 dự án, cụm dự án.

Công tác này được thực hiện theo Kế hoạch số 168 mà Hà Nội ban hành nhằm triển khai Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14/4 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tại phụ lục số 1 kèm theo Nghị quyết số 74/2022/QH15, 6 dự án, cụm dự án này gồm: dự án nhà ở sinh viên cụm trường tại khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp; dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích; dự án Bảo tàng Hà Nội; dự án đường sắt đô thị (metro) số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; dự án metro Nhổn - ga Hà Nội; dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Các "siêu dự án" nêu trên đều thuộc diện sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí.

Hình ảnh 1 số siêu dự án đội vốn, chậm tiến độ được Hà Nội bêu tên, yêu cầu kiểm tra, xử lý:

Dự án nhà ở sinh viên cụm trường tại khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp (thuộc quận Hoàng Mai) có tổng mức đầu tư là 1.900 tỉ đồng bằng vốn ngân sách. Dù được khởi công từ năm 2009, nhưng đến hiện nay chỉ có 2 khối nhà đang hoạt động, 4 khối nhà khác bị bỏ hoang.

Để sử dụng hiệu quả các khối nhà còn lại, hồi tháng 3 vừa qua, Hà Nội cho biết sẽ dành hơn 220 tỉ đồng để hoàn thành và điều chỉnh các hạng mục vài tòa nhà thành nhà ở xã hội cho thuê.

Hà Nội "bêu tên", yêu cầu xử lí loạt dự án đội vốn, chậm tiến độ - Ảnh 2.
Hơn 15 năm thi công xây dựng, dự án bảo tàng Hà Nội vẫn chưa thể hoàn thiện, 6 tầng công trình chỉ sử dụng chưa đến 1 nửa công năng.

Trong khi đó tại quận Nam Từ Liêm, dự án Bảo tàng Hà Nội mặc dù chính thức được khởi công từ giữa năm 2008 với tổng diện tích 53.963 m vuông, gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm. Đây là công trình hiện đại với mức chi phí xây dựng lên tới hơn 2.300 tỉ đồng.

Năm 2010, công trình xây dựng nhà bảo tàng được khánh thành (giai đoạn 1) nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ở thời điểm đó, nhiều người kỳ vọng đây sẽ là công trình văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân dân thủ đô; là nơi gìn giữ những giá trị truyền thống văn hóa, những tinh hoa của Hà Nội.

Theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội khi phê duyệt dự án này, đến năm 2016, Bảo tàng Hà Nội phải hoàn thành các gian trưng bày. Tuy nhiên, giai đoạn 2 của dự án với phần trưng bày hiện vật, khái toán khoảng 800 tỉ đồng, đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Hà Nội "bêu tên", yêu cầu xử lí loạt dự án đội vốn, chậm tiến độ - Ảnh 3.
Hà Nội "bêu tên", yêu cầu xử lí loạt dự án đội vốn, chậm tiến độ - Ảnh 4.
Theo tiến độ, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có kế hoạch vận hành đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy vào quý III/2023. Đến thời điểm hiện tại, các toa tàu của tuyến này vẫn chỉ "chạy thử" ngày qua ngày.

Tuyến đường sắt đô thị số 2 bắt đầu từ Sân bay Nội Bài - Nam Thăng Long - Nguyễn Văn Huyên (kéo dài) – Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Thụy khê – Phan Đình Phùng – Hàng Giấy – Hàng Đường – Hàng Ngang – Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng và cuối cùng đến Trần Hưng Đạo. Tổng mức đầu tư duyệt năm 2008 của tuyến số 2 là 19.555 tỷ đồng. Tuy nhiên tới năm 2015, sau khi rà soát lại nguồn vốn đầu tư, tổng vốn điều chính tăng lên 51.700 tỷ đồng nên hiện tại dự án đang được dừng triển khai.

Hiện tuyến này chỉ có tuyến số 2A (đường sắt Cát Linh - Hà Đông) dài gần 14 km đã hoàn thành sau gần 10 năm khởi công (khởi công vào tháng 10/2011).

Cũng nằm trong dự án đường sắt đô thị Hà Nội, nhưng để có thể vận hành toàn tuyến dự án metro Nhổn - ga Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã phải đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 32.910 tỉ đồng lên hơn 34.800 tỉ đồng (tăng thêm hơn 1.900 tỉ đồng); đồng thời điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2009 - 2022 thành 2009 - 2027 (kéo dài thêm 5 năm). Trong đó, đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao vào năm 2023; khai thác, vận hành toàn tuyến năm 2027.

Hà Nội "bêu tên", yêu cầu xử lí loạt dự án đội vốn, chậm tiến độ - Ảnh 5.
Hà Nội "bêu tên", yêu cầu xử lí loạt dự án đội vốn, chậm tiến độ - Ảnh 6.
Hiện trên toàn tuyến đường sắt đô thị số 2 bắt đầu từ Sân bay Nội Bài đến Đinh Tiên Hoàng mới chỉ có 1 đoạn từ Cát Linh đi Hà Đông là được đưa vào khai thác, vận hành sau 10 năm thi công.

Cuối cùng trong danh sách là 2 dự án liên quan đến xử lý và cải tạo nguồn nước, bao gồm: Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích.

Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (huyện Thanh Trì, Hà Nội) được khởi công từ tháng 10/2016, dự kiến được bàn giao vào quý 2/2022. Dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 16.293 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của thành phố Hà Nội; được xem là một trong những dự án quy mô lớn nhất và mang tính cấp bách của Hà Nội về xử lý nước thải. Tuy nhiên, hiện dự án vẫn ngổn ngang, chưa thể hoàn thành.

Hà Nội "bêu tên", yêu cầu xử lí loạt dự án đội vốn, chậm tiến độ - Ảnh 7.
Hà Nội "bêu tên", yêu cầu xử lí loạt dự án đội vốn, chậm tiến độ - Ảnh 8.
Công tác thi công Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá khiến nhiều tuyến đường mọc lên những lô cốt án ngữ chiếm gần hết diện tích, các phương tiện lưu thông gặp nhiều khó khăn.

Đối với dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), dù được khởi công từ năm 2011 tổng mức đầu tư hơn 6.914 tỉ đồng nhưng phải hơn 10 năm sau đó mới có thể lấy được nước từ sông Đà qua cống đầu mối Lương Phú.