Sáng 27/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh tính cấp thiết và nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đồng thời yêu cầu các cơ quan, địa phương phải nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể, có trách nhiệm rõ ràng và lộ trình cải thiện tình hình trong thời gian sớm nhất.
Phó Thủ tướng nêu rõ, dù Luật Bảo vệ môi trường đã quy định trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai các văn bản pháp luật, kế hoạch hành động vẫn còn rất nhiều bất cập và tồn tại.
"Chúng ta đã có luật, nhưng nếu không có hành động cụ thể và quyết liệt thì tình hình sẽ không thể thay đổi", Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Đặc biệt, khi các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, thì trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các lãnh đạo địa phương, phải được xác định rõ ràng và hành động kịp thời.
"Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt. Chúng ta không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân", Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa cho các địa phương trong việc triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, đồng thời sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện các giải pháp.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành cho biết, 4 nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại các đô thị là hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, đốt rác, rơm rạ - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành cho biết, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn là vấn đề đã hình thành trong nhiều năm gần đây, tập trung 2 khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc (xung quanh "vùng Thủ đô" Hà Nội) và phía nam (xung quanh khu vực TPHCM).
Thành phần ô nhiễm chủ yếu đã được xác định là bụi đường, bụi PM10 và bụi mịn PM2.5, và xảy ra vào các tháng mùa Đông-Xuân (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau).
Nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại các đô thị là từ hoạt động giao thông, bao gồm bụi đường, khí thải từ phương tiện giao thông cũ, nát, xe tải chạy dầu DO cũ, xe chở vật liệu xây dựng (đặc biệt là tại Hà Nội).
Bên cạnh đó là hoạt động sản xuất công nghiệp (chủ yếu là vật liệu xây dựng, xi măng, nhà máy nhiệt điện, sản xuất sắt thép); công trình xây dựng không che chắn, không có biện pháp ngăn bụi phát tán; hoạt động đốt rác, rơm rạ ngoài trời.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất một số giải pháp cấp bách cần triển khai ngay để cải thiện chất lượng không khí.
Cụ thể là tổ chức giám sát các công trình xây dựng (xây dựng khu đô thị; khu nhà cao tầng; công trình giao thông; công trình công cộng, công ích; công trình cải tạo mặt đường, vỉa hè), bắt buộc che chắn bụi, phun nước giảm bụi.
Quy hoạch tuyến đường cho xe tải, kiểm soát xe cũ, tăng cường giao thông công cộng.
Tăng cường rửa đường, quét bụi, lắp đặt hệ thống giàn phun nước tại các tuyến giao thông chính.
Siết chặt quản lý đốt rác, đốt rơm rạ sau thu hoạch, khuyến khích tái chế; phân công và giám sát thực thi trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp huyện, xã.
Giám sát tự động khí thải từ các nhà máy, xử lý nghiêm vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ô nhiễm không khí và các biện pháp giảm thiểu.
Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Môi trường kiến nghị tập trung hoàn thiện các chính sách về kiểm soát khí thải, chuyển đổi xanh; hoàn thành kiểm kê nguồn thải, tổ chức giám sát chặt chẽ; vận hành hệ thống cảnh báo - chỉ huy trên nền tảng cơ sở dữ liệu về nguồn thải, giải pháp kỹ thuật, công nghệ giám sát tự động các nguồn thải lớn và kết nối trực tuyến; phát triển hệ thống giao thông công cộng thông minh, thân thiện môi trường, giao thông xanh; tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo chất lượng không khí; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin, kết quả thực hiện các nhiệm vụ giữa các bộ, ngành, địa phương.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cấp bách để kéo giảm ngay tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố, đô thị lớn - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Tập trung xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông, xây dựng
Tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi về kinh nghiệm giảm ô nhiễm không khí hiệu quả tại một số thành phố lớn trên thế giới, như Bắc Kinh (Trung Quốc), bao gồm: Kiểm soát chặt chẽ nguồn phát thải, chuyển đổi sang năng lượng sạch, khuyến khích giao thông công cộng và xe điện, tăng cường trồng cây xanh, áp dụng công nghệ giám sát ô nhiễm.
Lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng chia sẻ một số kinh nghiệm để kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, như thiết lập mạng lưới quan trắc; xây dựng danh mục các dự án không khuyến khích đầu tư do gây ô nhiễm; thường xuyên đánh giá mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất công nghiệp; thực hiện chuyển đổi xanh đối với phương tiện giao thông công cộng; vận động các doanh nghiệp chuyển đổi lò đốt công nghiệp sử dụng than đá, dầu diesel sang khí hoá lỏng, điện; xây dựng khu công nghiệp sinh thái; quy hoạch khu vực phế thải xây dựng…
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Hà Nội, UBND TPHCM đã báo cáo chi tiết về tình hình ô nhiễm không khí tại địa phương, nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm, trách nhiệm của các cơ quan liên quan và các giải pháp sẽ thực hiện ngay.
Trung tướng Trần Minh Lệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (Bộ Công an) đề nghị khẩn trương đưa vào vận hành, kết nối trực tuyến toàn bộ các trạm quan trắc không khí, nhất là tại các thành phố lớn, như Hà Nội, để giám sát chặt chẽ, xử lý kịp thời.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, trước mắt các thành phố lớn cần tập trung xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông, xây dựng, như: Thực hiện kiểm định khí thải xe máy, phun rửa xe chở vật liệu, xe ra vào công trình xây dựng, che chắn công trình xây dựng, thiết lập các khu xử lý phế thải xây dựng tập trung…
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung đề nghị xây dựng kế hoạch hành động về xử lý ô nhiễm không khí với các mục tiêu cụ thể, làm căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, dự án chi tiết kèm theo phân bổ nguồn lực thực hiện; xây dựng, ban hành các công cụ kinh tế (thuế, phí), chế tài xử phạt nghiêm ngặt để kiểm soát, giảm nguồn gây ô nhiễm không khí.
![]() |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương để sớm hoàn thiện và triển khai kế hoạch hành động quốc gia về giảm ô nhiễm không khí - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết ô nhiễm môi trường trước xu thế suy giảm nghiêm trọng chỉ số về chất lượng không khí, nước, chất thải rắn... Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số thành phố lớn, tại một số thời điểm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân.
"Chúng ta cần xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết tình hình ô nhiễm không khí, xác định mục tiêu từng năm và cả giai đoạn 5 năm", Phó Thủ tướng đặt vấn đề.
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để đánh giá toàn diện bức tranh về ô nhiễm không khí theo tiêu chuẩn quốc tế trên phạm vi cả nước cũng như ở từng đô thị, từng thành phố, nhất là Hà Nội và TPHCM, chỉ ra những nguồn gây ô nhiễm không khí (giao thông, xây dựng, xử lý rác thải, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp); phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khoẻ để người dân nhận thức đúng, ủng hộ và cùng tham gia thực hiện. Từ đó, có căn cứ, dữ liệu, có đánh giá khoa học để đưa ra giải pháp, xác lập lộ trình từng năm, và cả giai đoạn 5 năm, nhằm mục tiêu sớm đưa chất lượng không khí về mức độ an toàn, không ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì thiết lập quy trình đo đếm, giám sát các chỉ số chất lượng không khí, hình thành hệ thống quan trắc chính xác, tin cậy, tập trung ở các khu vực trọng điểm về ô nhiễm không khí, truyền dữ liệu trực tuyến về cơ quan quản lý.
Các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phát thải vào không khí cho từng ngành, lĩnh vực, như: Giao thông, xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, xử lý rác thải; đồng thời cho phép các tỉnh, thành phố áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tình hình ô nhiễm ở địa phương.
Cụ thể, Bộ Xây dựng nghiên cứu, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá về xử lý, tái chế phế thải xây dựng và cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xử lý phế thải xây dựng (thuế, lãi suất, đất đai…); rà soát điều kiện, cơ sở pháp lý triển khai kiểm định khí thải xe máy, chế tài xử lý phương tiện không đạt chuẩn, hỗ trợ chủ xe lắp đặt thiết bị giảm khí thải; siết chặt hoạt động giám sát hoạt động của các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nhất là ở đô thị, bằng camera các phương tiện ra vào công trường, có khu vực rửa xe riêng, có lưới che chắn…, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm; quy hoạch, bố trí trạm rửa xe trước khi vào thành phố hoặc khu đô thị.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn thiện chế tài xử phạt hành chính với các hành vi gây ô nhiễm không khí đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường; đề xuất định hướng thu mua, tái chế rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; nâng cao chế tài xử phạt đối với các đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy định, phát tán ô nhiễm ra không khí, trường hợp cần thiết phải xử lý hình sự; rà soát quy định, tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị, máy móc, hoạt động của các tổ chức thu gom, xử lý rác thải bảo đảm không gây ô nhiễm không khí; chịu trách nhiệm xác định và xử lý các nguồn gây ô nhiễm không khí liên tỉnh.
Bộ Công Thương phối hợp với địa phương rà soát, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm không khí từ sản xuất công nghiệp, nhất là tại các cụm công nghiệp trên cả nước; đề xuất phương án di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu vực nội thành, hoặc chuyển đổi công nghệ và có chính sách hỗ trợ.
Bộ Công an tập trung tập trung xử lý các vi phạm nghiêm trọng về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại gây ô nhiễm không khí; chỉ đạo công an địa phương phối hợp quản lý trật tự an toàn giao thông hợp lý, bổ sung thẩm quyền cho lực lượng cảnh sát giao thông, công an cơ sở giám sát, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực giao thông, xây dựng gây ô nhiễm không khí.
Các địa phương ban hành theo thẩm quyền về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm thực hiện mục tiêu kéo giảm các chỉ số ô nhiễm không khí trên địa bàn; có kế hoạch chi tiết chuyển đổi xanh đối với phương tiện cá nhân, khuyến khích giao thông công cộng, bằng các công cụ kinh tế (thuế, phí), quy hoạch tuyến giao thông, điều tiết hoạt động giao thông…
Nhấn mạnh kế hoạch hành động chỉ được triển khai khi đã có đầy đủ công cụ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia… để hoàn thiện các nhóm nhiệm vụ về quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; cơ chế, chính sách; các chương trình, dự án cụ thể; làm thật tốt công tác truyền thông đến người dân và toàn xã hội.
(PLM) - Chiều ngày 15/5, tại trụ sở báo Pháp luật Việt Nam đã diễn ra lễ trao quyết định của Bộ Công an công nhận báo Pháp luật Việt Nam đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2024. Tham dự buổi lễ về phía Bộ Công an có Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03). Đại tá Phạm Văn Hà, trưởng phòng 5, Cục An ninh chính trị nội bộ cùng một số đơn vị trực thuộc. Về phía báo Pháp luật Việt có TS. Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập; TS. Vũ Hồng Thuý, Phó Tổng biên tập, cùng đại diện các phòng, ban của báo.
(PLM) - Sáng ngày 13/5, tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thi công cũng như tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đoàn do đồng chí Phan Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.
(PLM) - Ngày 14/05/2025 tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “ Du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: Thực trạng và giải pháp”. Sau nhiều giờ làm việc, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận quan trọng, chỉ ra nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô giúp định hình chiến lược phát triển du lịch bền vững, có giá trị thực tiễn cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị và vận hành.
(PLM) - Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2025, chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã trở thành điểm hành hương quan trọng khi đón nhận xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ được cung nghinh về Việt Nam.
(PLM) - Sáng 13/5, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”. Theo các hiệp hội, sau hơn 20 năm áp dụng, quy định công bố hợp quy không còn phù hợp, gây tốn kém chi phí, thời gian và phát sinh thủ tục không cần thiết. Các chuyên gia đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy kinh tế.
(PLM) - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng, chào mừng 70 năm Ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 – 13/5/2025). Sự kiện trọng đại này thu hút gần 3.000 người tham gia, trở thành một ngày hội lớn của toàn dân, thể hiện niềm tự hào sâu sắc và khát vọng phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng anh hùng.
(PLM) - Ngày 8/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và công bố Quyết định về công tác cán bộ.
(PLM) - Vừa qua, báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn thư phản ánh của ông Trần Văn Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, vận tải, thương mại Huyền Yến có địa chỉ tại: Lô số 8, Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô, thôn Tân Thành, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo đơn thư ông Mạnh cho biết; Năm 2014 gia đình ông khi đó được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư xưởng sản xuất dầu thực vật tại Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án Thửa đất số 370, 372 tờ bản đồ số 19 (xã Phi Mô nay là thị trấn Vôi) được UBND huyện Lạng Giang cấp 3 cuốn sổ đỏ cho 3 gia đình khác nhau dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện suốt nhiều năm qua, vì vậy đến nay dự án xây dựng xưởng sản xuất dầu thực vật vẫn chưa thể hoàn thiện. Trong khi đó phán quyết của Toà lại chưa rõ ràng nên cũng chưa thể thi hành án.
(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!
(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.