![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp tư nhân tham dự hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp; lãnh đạo 26 tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hàng đầu đất nước.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Phát biểu khai mạc, chuyển lời chúc mừng tốt đẹp nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới các đại biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2024 đã qua, cả nước bước vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhiệm kỳ được cho là có nhiều khó khăn, thách thức như: dịch COVID-19, đứt gẫy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi phân phối; cạnh tranh chiến lược, xung đột; thiên tai, nhất là bão Yagi; sự thay đổi lãnh đạo cấp cao và các cấp... Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của người dân, doanh nghiệp và ủng hộ của bạn bè quốc tế, cả nước đã nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn đạt được thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả lĩnh vực. Trong thành tựu đó, có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Khẳng định, với tâm thế luôn sẵn sàng ứng phó với khó khăn, thách thức, Chính phủ và các bộ, ngành luôn phản ứng chính xác kịp thời, luôn đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cho biết, năm 2025, Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các địa phương, bộ, ngành, cơ quan liên quan và doanh nghiệp nhà nước để cả nước có mức tăng trưởng ít nhất 8%, tạo đà, lực, khí thế để nước ta tăng trưởng 2 con số những năm tiếp theo, trong đó cần sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.
![]() |
Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Cho biết, Thường trực Chính phủ sẽ lần lượt có các hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là những việc cần làm trong trước mắt và tương lai để thúc đẩy phát triển đất nước, đặc biệt là đề xuất tháo gỡ vướng mắc về thể chế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu nhận định, phân tích kỹ tình hình, góp ý gì cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, nhất là về những vướng mắc liên quan đến luật pháp, đất đai, quy hoạch, thủ tục, giấy phép… để tháo gỡ, giúp doanh nghiệp phát triển, để cả nước tăng trưởng 2 con số thời gian tới, vì sự phát triển của đất nước và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Đặc biệt, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp tham gia tích cực vào các chương trình, dự án lớn của đất nước như: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị; dự án điện hạt nhân; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; triển khai các dự án khai thác không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ…
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua gần 40 năm đổi mới, doanh nghiệp nước ta đã phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, cả nước có hơn 940 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, hơn 30 nghìn hợp tác xã và trên 5 triệu hộ kinh doanh. Lực lượng doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước. Một số doanh nghiệp có quy mô lớn phát triển đạt tầm khu vực và thế giới; chủ động tham gia và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần ghi dấu ấn nước ta với vị trí ngày càng cao trong bản đồ sản xuất chíp bán dẫn, đổi mới sáng tạo... thế giới.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn chủ động, quan tâm, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp; chỉ đạo sát sao, quyết liệt, đồng bộ, kịp thời chính sách, giải pháp toàn diện trên các lĩnh vực, cả về kinh tế, thương mại, ngoại giao... Thủ tướng đã thành lập các tổ công tác đặc biệt để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là trước những khó khăn, thách thức khó lường từ bên ngoài; kiện toàn Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.
Môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện mạnh mẽ với nhiều cải cách chính sách vượt trội. Chính phủ đã nỗ lực phê duyệt và công bố 111/111 quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh. Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng nhằm kích thích tiêu dùng và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Những chính sách này thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, giúp người dân, doanh nghiệp khôi phục và gia tăng niềm tin vào triển vọng kinh tế, tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
![]() |
Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Thời gian tới, tình hình thế giới dự báo tiếp tục biến động nhanh, rất phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thời cơ, đặc biệt là rủi ro về một "cuộc chiến thương mại" toàn cầu. Cục diện thế giới đang trong giai đoạn điều chỉnh mang tính lịch sử; nhiều ngành công nghiệp mới, công nghệ mới ra đời, thay đổi nhanh chóng, nhất là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI)... sẽ định hình lại các chuỗi giá trị, phương thức, cấu trúc sản xuất, dòng chảy thương mại, đầu tư... toàn cầu.
Nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu "tác động kép" từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm. Trong khi đó, từ nay đến năm 2030 là thời điểm chiến lược đặc biệt quan trọng đối với nước ta, giai đoạn nước rút để đạt được mục tiêu Chiến lược đề ra là đến năm 2030, nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045, phải trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Với tâm thế đó, cả nước đang quyết tâm nỗ lực, tự tin, khát vọng tăng trưởng bứt phá trong năm 2025, với mức từ 8% trở lên để về đích kế hoạch 5 năm 2021-2025; tập trung xây dựng định hướng cho giai đoạn 2026-2030 và chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030; đồng thời tập trung tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đánh dấu thời điểm đất nước nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Để đạt mục tiêu này, cần sự chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp.
![]() |
Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Theo TTXVN/Báo Tin tức
(PLM) - Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Điểm nhấn của Lễ hội làng Triều Khúc chính là điệu múa dân gian truyền thống có một không hai "con đĩ đánh bồng".
(PLM) - Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam ngay từ sáng sớm ngày 7.2 tức ngày 10 tháng riêng năm Ất Tỵ, mặc dù trời mưa, rét nhưng tuyến phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có rất đông người dân đến mua vàng ngày vía Thần tài.
(PLM) - Chiều 6/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì làm việc với các đơn vị về chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 42. Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành và Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung.
(PLM) - Sau Tết Nguyên đán, số lượng người mắc Cúm A ngày càng tăng cao, nhiều bệnh nhân trở nặng, phải nhập viện thở máy, chạy Ecmo, lọc máu, cảnh báo đỏ đối với những người có bệnh lý nền.
(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.
(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.
(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.