1. Trang chủ /
  2. Khánh Hòa: Nợ thuế trên 1.200 tỷ, những doanh nghiệp lớn nào bị “bêu tên”?

Khánh Hòa: Nợ thuế trên 1.200 tỷ, những doanh nghiệp lớn nào bị “bêu tên”?

thứ ba, 11/4/2023 21:53 GMT+07
Báo cáo mới đây của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, năm 2022 tổng số tiền nợ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên đến con số ngàn tỷ đồng. Trong đó, có doanh nghiệp nợ gần 200 tỷ đồng tiền thuế. Khoản nợ khó thu lên con số gần 300 tỷ đồng.

Nợ thuế ngàn tỷ đồng

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa gửi Báo cáo Số 58/CTKHH cho Ban chỉ đạo thu hồi thuế tỉnh về tình hình nợ thuế năm 2022. Tính đến hết ngày 31/12/2022 ước tính số tiền nợ khoảng 1.234 tỷ đồng, giảm (8,3%) so với thời điểm năm 2021. Trong tổng nợ thuế 1.234 tỷ đồng, nợ có khả năng thu khoảng 869,4 tỷ đồng, tăng hơn 113,3 tỷ đồng (15%) so với thời điểm năm 2021.

Khoản nợ khó thu gần 300 tỷ đồng, tăng trên 40 tỷ đồng (tăng 15,7%) so với thời điểm năm 2021. Nguyên nhân tăng chủ yếu là chuyển từ nợ có khả năng thu năm 2021 sang nợ khó thu năm 2022 do bỏ địa bàn kinh doanh, thu hồi đăng ký kinh doanh, hủy khoanh nợ, trả lại trạng thái kinh doanh nợ khó thu…

Nợ thuế chủ yếu tập trung ở 2 lĩnh vực kinh doanh gồm: Lĩnh vực sản xuất kinh doanh, với số tiền trên 711 tỷ đồng (chiếm 57,6%), giảm 125 tỷ đồng (giảm 15%) so với năm 2021; Lĩnh vực các khoản thu từ đất, trên 500 tỷ đồng (chiếm trên 42%), tăng trên 13 tỷ đồng (tăng 3%) so với năm 2021.

Theo báo cáo, khó khăn gặp phải khi thực hiện thu nợ thuế là do ảnh hưởng dịch Covid-19, khiến kinh tế suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính, giá xăng dầu tăng tác động tiêu cực đến kinh doanh…

Không chỉ những nguyên nhân trên, việc nhiều trường hợp áp dụng giá thuế đất mới, tiền thuê đất tăng cao đột biến, doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến việc nợ thuê đất kéo dài từ năm 2021 đến nay. Một số doanh nghiệp nợ thuế sau khi khởi kiện đã được giải quyết, tiếp tục khởi kiện lên cấp cao hơn; doanh nghiệp đang trong thời gian bị điều tra, đang vướng mắc các khoản thu từ đất chưa được xử lý nên cơ quan Thuế khó áp dụng các biện pháp cưỡng chế…

Hàng trăm doanh nghiệp lớn bị “bêu tên”

Đứng đầu trong danh sách nợ thuế “khủng” là Công ty Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh, chuyển từ nợ đang điều chỉnh năm 2021 sang nợ có khả năng thu năm 2022 là hơn 181 tỷ đồng và tiền chậm nộp phát sinh năm 2022 gần 17 tỷ đồng.

Công ty Cat Tiger Khareal nợ phát sinh trong năm gần 44 tỷ đồng qua quyết toán thuế TNDN năm 2021, hiện tại đã cưỡng chế tài khoản và đang cưỡng chế hóa đơn. Cùng với đó, Cục thuế thực hiện thủ tục tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty. Công ty Miền Nhiệt đới Nha Trang nợ phát sinh trong năm gần 16 tỷ đồng; Công ty Khu Du lịch Vịnh Thiên Đường nợ tiền thuê đất và chậm nộp phát sinh hơn 10,2 tỷ đồng.

Công ty Đầu tư Synerry Nha Trang nợ phát sinh trong năm hơn 9,4 tỷ đồng, Công ty Vogue Resort nợ phát sinh trong năm 5,5 tỷ đồng. Hiện Cục thuế đã đôn đốc và sẽ thực hiện cưỡng chế 2 đơn vị trên trong năm 2023. Công ty Dệt Tân Tiến nợ tiền thuê đất phát sinh trong năm gần 5,2 tỷ đồng. Hiện tại Cục thuế đang cưỡng chế hóa đơn lần 2.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp nợ thuế sau khi khởi kiện đã được giải quyết, tiếp tục khởi kiện lên cấp cao hơn; doanh nghiệp đang trong thời gian bị điều tra; đang có vướng mắc về các khoản thu từ đất chưa được xử lý nên cơ quan Thuế khó áp dụng biện pháp cưỡng chế, đơn cử như: Công ty Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa nợ 73,6 tỷ. Trong đó nợ 58,5 tỷ đồng qua thanh tra kiểm tra thuế, nhưng phải tạm dừng đôn đốc thi hành do cơ quan Công an đang điều tra. Nợ 15,1 tỷ đang được cưỡng chế hóa đơn.

Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa nợ 20 tỷ, Tổng cục Thuế đã giải quyết khiếu nại và chỉ đạo Cục Thuế báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến xử lý.

Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng Địa chất U.P.G.C nợ 7,1 tỷ; Công ty TNHH Quốc Hân nợ 8,8 tỷ; Công ty Cổ phần Cảng Nha Trang nợ 33,8 tỷ; Công ty TNHH XD Hoàng Mai nợ 3,1 tỷ; Công ty TNHH Xây lắp số I nợ 11,6 tỷ: Đang có vướng mắc về căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính (tiền thuê đất, tiếp cận quyền khai thác khoáng sản)…

Qua danh sách nợ thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cho thấy, hầu hết các các doanh nghiệp nợ thuế “khủng” đều hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực bất động sản.

Nguồn: https://baoxaydung.com.vn/khanh-hoa-no-thue-tren-1200-ty-nhung-doanh-nghiep-lon-nao-bi-beu-ten-352448.htmlNợ thuế ngàn tỷ đồng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa gửi Báo cáo Số 58/CTKHH cho Ban chỉ đạo thu hồi thuế tỉnh về tình hình nợ thuế năm 2022. Tính đến hết ngày 31/12/2022 ước tính số tiền nợ khoảng 1.234 tỷ đồng, giảm (8,3%) so với thời điểm năm 2021. Trong tổng nợ thuế 1.234 tỷ đồng, nợ có khả năng thu khoảng 869,4 tỷ đồng, tăng hơn 113,3 tỷ đồng (15%) so với thời điểm năm 2021. Khoản nợ khó thu gần 300 tỷ đồng, tăng trên 40 tỷ đồng (tăng 15,7%) so với thời điểm năm 2021. Nguyên nhân tăng chủ yếu là chuyển từ nợ có khả năng thu năm 2021 sang nợ khó thu năm 2022 do bỏ địa bàn kinh doanh, thu hồi đăng ký kinh doanh, hủy khoanh nợ, trả lại trạng thái kinh doanh nợ khó thu… Nợ thuế chủ yếu tập trung ở 2 lĩnh vực kinh doanh gồm: Lĩnh vực sản xuất kinh doanh, với số tiền trên 711 tỷ đồng (chiếm 57,6%), giảm 125 tỷ đồng (giảm 15%) so với năm 2021; Lĩnh vực các khoản thu từ đất, trên 500 tỷ đồng (chiếm trên 42%), tăng trên 13 tỷ đồng (tăng 3%) so với năm 2021. Theo báo cáo, khó khăn gặp phải khi thực hiện thu nợ thuế là do ảnh hưởng dịch Covid-19, khiến kinh tế suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính, giá xăng dầu tăng tác động tiêu cực đến kinh doanh… Không chỉ những nguyên nhân trên, việc nhiều trường hợp áp dụng giá thuế đất mới, tiền thuê đất tăng cao đột biến, doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến việc nợ thuê đất kéo dài từ năm 2021 đến nay. Một số doanh nghiệp nợ thuế sau khi khởi kiện đã được giải quyết, tiếp tục khởi kiện lên cấp cao hơn; doanh nghiệp đang trong thời gian bị điều tra, đang vướng mắc các khoản thu từ đất chưa được xử lý nên cơ quan Thuế khó áp dụng các biện pháp cưỡng chế… Hàng trăm doanh nghiệp lớn bị “bêu tên” Đứng đầu trong danh sách nợ thuế “khủng” là Công ty Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh, chuyển từ nợ đang điều chỉnh năm 2021 sang nợ có khả năng thu năm 2022 là hơn 181 tỷ đồng và tiền chậm nộp phát sinh năm 2022 gần 17 tỷ đồng. Công ty Cat Tiger Khareal nợ phát sinh trong năm gần 44 tỷ đồng qua quyết toán thuế TNDN năm 2021, hiện tại đã cưỡng chế tài khoản và đang cưỡng chế hóa đơn. Cùng với đó, Cục thuế thực hiện thủ tục tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty. Công ty Miền Nhiệt đới Nha Trang nợ phát sinh trong năm gần 16 tỷ đồng; Công ty Khu Du lịch Vịnh Thiên Đường nợ tiền thuê đất và chậm nộp phát sinh hơn 10,2 tỷ đồng. Công ty Đầu tư Synerry Nha Trang nợ phát sinh trong năm hơn 9,4 tỷ đồng, Công ty Vogue Resort nợ phát sinh trong năm 5,5 tỷ đồng. Hiện Cục thuế đã đôn đốc và sẽ thực hiện cưỡng chế 2 đơn vị trên trong năm 2023. Công ty Dệt Tân Tiến nợ tiền thuê đất phát sinh trong năm gần 5,2 tỷ đồng. Hiện tại Cục thuế đang cưỡng chế hóa đơn lần 2. Ngoài ra, một số doanh nghiệp nợ thuế sau khi khởi kiện đã được giải quyết, tiếp tục khởi kiện lên cấp cao hơn; doanh nghiệp đang trong thời gian bị điều tra; đang có vướng mắc về các khoản thu từ đất chưa được xử lý nên cơ quan Thuế khó áp dụng biện pháp cưỡng chế, đơn cử như: Công ty Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa nợ 73,6 tỷ. Trong đó nợ 58,5 tỷ đồng qua thanh tra kiểm tra thuế, nhưng phải tạm dừng đôn đốc thi hành do cơ quan Công an đang điều tra. Nợ 15,1 tỷ đang được cưỡng chế hóa đơn. Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa nợ 20 tỷ, Tổng cục Thuế đã giải quyết khiếu nại và chỉ đạo Cục Thuế báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến xử lý. Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng Địa chất U.P.G.C nợ 7,1 tỷ; Công ty TNHH Quốc Hân nợ 8,8 tỷ; Công ty Cổ phần Cảng Nha Trang nợ 33,8 tỷ; Công ty TNHH XD Hoàng Mai nợ 3,1 tỷ; Công ty TNHH Xây lắp số I nợ 11,6 tỷ: Đang có vướng mắc về căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính (tiền thuê đất, tiếp cận quyền khai thác khoáng sản)… Qua danh sách nợ thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cho thấy, hầu hết các các doanh nghiệp nợ thuế “khủng” đều hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực bất động sản. Hoàng Sơn