Cử tri tỉnh Lạng Sơn và Ninh Bình vừa có kiến nghị gửi Bộ Y tế liên quan đến việc nghiên cứu lộ trình tiến tới miễn viện phí cho toàn dân.
Theo đó, cử tri tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Những chính sách này đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, chi phí khám chữa bệnh vẫn là gánh nặng lớn đối với nhiều hộ gia đình.
Mặt khác, cử tri tỉnh Ninh Bình cũng cho hay, chi phí khám chữa bệnh mà người dân phải chi trả vẫn còn ở mức cao. Gánh nặng về chi phí y tế vẫn đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nghèo đói hoặc tái nghèo ở nhiều hộ gia đình; là rào cản lớn khiến không ít người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn phải trì hoãn hoặc từ chối tiếp cận dịch vụ y tế. Trong khi đó, hệ thống bảo hiểm y tế chưa thực sự bao phủ đầy đủ và hiệu quả.
Cử tri 2 tỉnh đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục quan tâm, xem xét nghiên cứu lộ trình tiến tới miễn viện phí cho toàn dân, trước mắt có thể áp dụng với các đối tượng yếu thế, người dân vùng đặc biệt khó khăn, góp phần bảo đảm công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trước kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là luôn đặt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết, bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe, “không để ai bị bỏ lại phía sau".
Để thực hiện mục tiêu này, Luật Bảo hiểm y tế đã được ban hành và không ngừng hoàn thiện, xác định bảo hiểm y tế (BHYT) là cơ chế tài chính y tế chủ đạo. BHYT là chính sách an sinh xã hội mang tính cộng đồng sâu sắc, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được thực hiện dựa trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia. Quỹ BHYT chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh tham gia đồng chi trả một phần chi phí theo tỷ lệ phù hợp với từng nhóm đối tượng. Nguyên tắc đồng chi trả là cần thiết để nâng cao trách nhiệm của người tham gia trong việc sử dụng dịch vụ y tế hợp lý, đồng thời bảo đảm sự bền vững của quỹ BHYT để phục vụ lợi ích lâu dài cho toàn dân. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân tham gia BHYT.
Cũng theo bà Lan, hiện nay, ngân sách nhà nước đang đảm bảo đóng BHYT cho người thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên (người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn...), và hỗ trợ một phần mức đóng cho nhiều nhóm khác (người cận nghèo, học sinh, sinh viên...). Khi tham gia BHYT, người dân được tiếp cận danh mục dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế rất lớn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến tuyến Trung ương.
Về định hướng chính sách trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Bộ Y tế đang tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp theo lộ trình nhằm giảm gánh nặng tài chính cho người dân khi khám chữa bệnh.
“Cụ thể, Bộ Y tế đang nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, mở rộng các nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT, nâng mức hỗ trợ đóng để tăng tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân; nghiên cứu, từng bước mở rộng phạm vi quyền lợi hưởng BHYT, cập nhật các dịch vụ kỹ thuật cao, thuốc mới hiệu quả vào danh mục chi trả trên cơ sở cân đối khả năng của Quỹ BHYT; xây dựng các chính sách giảm mức đồng chi trả phù hợp với một số bệnh hiểm nghèo, chi phí lớn hoặc cho các nhóm đối tượng yếu thế, tiến tới mục tiêu người dân đi khám chữa bệnh BHYT tại một số tuyến sẽ không phải chi trả thêm chi phí trong phạm vi được hưởng”, bà Lan chia sẻ.
Bà Lan cũng bày tỏ: “Bộ Y tế mong nhận được sự đồng thuận và tham gia tích cực của người dân vào bảo hiểm y tế để thực hiện hiệu quả chính sách này”.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.
(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.
(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.
(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.
(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.