1. Trang chủ /
  2. Kinh tế - Xã Hội /
  3. Học để làm người - Dạy những bài học về sự tử tế, trung thực và nhân ái

Học để làm người - Dạy những bài học về sự tử tế, trung thực và nhân ái

chủ nhật, 18/9/2022 07:00 GMT+07
Năm nay, ngành Giáo dục và nhiều trường đã chọn những chủ đề năm học hướng tới việc giáo dục kỹ năng sống, đạo đức, lòng nhân ái. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - giáo dục chú trọng phát triển kỹ năng, hài hòa “đức, trí, thể, mỹ”.
Các em học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) chào đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Các em học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) chào đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

“Biết ơn” từ những điều bé nhỏ

Có người nói, “làm người tử tế” cần phải được học.Giáo dục để các em trở thành công dân số, thành một người có ích, có kỹ năng thích ứng với những đổi thay không ngừng của xã hội,tự tin hội nhập và tương lai có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

022-2023,học sinh Trường Xanh Tuệ Đức đã được thực hành về lòng biết ơn với bố mẹ, thầy cô. Trẻ tự tay cắt những tấm thiệp nhỏ viết lên suy nghĩ, lời chúc của mình dành cho cha mẹ trong ngày đầu tiên của năm học 2022 - 2023.

Theo đó, thông điệp mà nhà trường muốn hướng đến là “năm học của sự biết ơn”.Các hoạt động thực hành biết ơn và kết nối yêu thương như:Rửa chân cho cha mẹ; buổi tiệc trà biết ơn do các em học sinh khối 9 tự tay chuẩn bị trà, bánh và ngồi chia sẻ với thầy cô, phụ huynh; tọa đàm chia sẻ các chủ đề về lòng biết ơn.

Học sinh, phụ huynh, thầy cô cùng viết những lời nhắn vào thiệp thông điệp biết ơn để trao tặng và lan tỏa những điều tốt đẹp, phụ giúp lau chùi nhà ăn, nhà vệ sinh thông qua thực hành biết ơn bác lao công, nhặt rác thể hiện biết ơn môi trường sống...

“Mỗi chúng ta, mỗi ngày mới, mỗi khởi đầu mới, mỗi chặng đường mới đều hiểu rằng ta đã khác ngày hôm qua và sẽ có những thôi thúc để làm những điều có ý nghĩa hơn, giá trị hơn” - cô Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương chia sẻ.

“Các em học sinh yêu quý! Thật khó tưởng tượng khi nhắc lại rằng ngày này của một năm trước, chúng ta đã không có một Lễ khai giảng trọn vẹn. Thời điểm đó là giai đoạn căng thẳng giữa đại dịch COVID-19. Sân trường đông đúc hôm nay,một năm trước tôi và một số ít thầy cô được phép tới trường đã đứng lặng giữa sân trường vắng hoe để nghe tiếng lá xào xạc. Những đóa hoa đủ màu sắc hôm nay,một năm trước, khi đi - về, từ nhà đến trường - từ trường về nhà theo quy định “Một cung đường, hai điểm đến”, tôi chỉ nhìn thấy hoa cúc trắng và hoa cúc vàng ít ỏi, hiếm hoi ở một vài nơi bên đường. Đó là loại hoa dành cho tang lễ, cúng tế.

Nhắc lại một câu chuyện buồn của một năm trước, không phải để bi lụy mà để hiểu rằng chúng ta đã vượt qua, thành phố của chúng ta đã khỏe khoắn và luôn kiên cường.

Khi ngồi gõ những dòng này, bất chợt cô nghĩ đến câu chuyện tái sinh của chim đại bàng: Đại bàng là loài chim có tuổi thọ rất cao, có thể sống đến 70 năm. Nhưng để sống đến 70 năm, đại bàng phải vượt qua một giai đoạn khó khăn, đau đớn, có thể mất mạng.

Ở năm thứ 40, móng vuốt đại bàng dài ra và không còn linh hoạt để quắpmồi.Mỏ đại bàng cũng dài ra và không còn sắc bén. Bộ lông đại bàng mọc rậm, đôi cánh nặng nề, mất dần khả năng chống thấm nước khiến đại bàng chậm chạp trong bay lượn,săn mồi. Lúc này, đại bàng hoặc chấp nhận hoàn cảnh yếu đuối và cái chết; hoặc phải làm một cuộc tự biến đổi, quá trình biến đổi đầy đau đớn để trở nên dũng mãnh.

Và đại bàng đã tự bay lên đỉnh núi cao, bắt đầu hành trình tự thay đổi đầy đau đớn. Đại bàng tự đập mỏ mình vào đá cho đến khi chiếc mỏ cũ rơi ra. Đợi đến khi mỏ mới mọc ra đại bàng dùng mỏ này để bẻ gãy các móng vuốt đã mòn; dùng mỏ tự nhổ từng chiếc lông trên cơ thể, mỗi chiếc lông được nhổ ra là đau đớn, là máu. Đại bàng tự dưỡng thương, đợi lông mới mọc ra. Nếu vượt qua được 5 tháng đau đớn này, đại bàng sẽ tái sinh, có thể bay lượn với bộ cánh mới, với bộ móng vuốt và chiếc mỏ sắc bén. Lúc này, đại bàng như tái sinh và sống thêm khoảng 30 năm nữa.

Các em không cần phải trải qua đớn đau để dũng mãnh như đại bàng nhưng phải hiểu rằng ta đã khác ngày hôm qua, không nhất thiết phải đối diện với sự hủy diệt để tái sinh và hoàn thiện. Mỗi chúng ta, mỗi ngày mới, mỗi khởi đầu mới, mỗi chặng đường mới đều hiểu rằng ta đã khác ngày hôm qua và sẽ có những thôi thúc để làm những điều có ý nghĩa hơn, có giá trị hơn”, cô Hiệu trưởng nhắn nhủ.

Cũng ngày khai giảng vừa qua, hình ảnh thầy Nguyễn Văn Phương - Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Lộc 2 (xã Nghi Mỹ, Nghi Lộc, Nghệ An) nán lại dưới mưa để đọc hết diễn văn dưới sân trường không có học sinh vì đã chạy vào trú mưa cùng những thông điệp trong ngày khai giảng đang gây xúc động mạnh. Thấy thầy hiệu trưởng đứng dưới mưa để đọc bài diễn văn, một học sinh đã lấy ô chạy ra che giúp thầy.

Thầy Phương tâm sự rằng muốn truyền thông điệp tới các em, trong hoàn cảnh khó khăn, không nên bỏ cuộc giữa chừng, hãy cố gắng hoàn thành. Đặc biệt, sau 2 năm do dịch COVID-19 thì nay không thể hủy khai giảng giữa chừng được, trống khai trường không thể không điểm.

Bài học đầu tiên của các em trong năm học mới - là bài học ngay trong buổi khai giảng, không có những nghi lễ rườm rà mà là bài học về sự giản dị, là tâm huyết, là sự nỗ lực vượt qua khó khăn.Thầy giáo Nguyễn Văn Phương đứng dưới mưa phát biểu dù không có học sinh nhưng thầy đang đặt học sinh vào trung tâm của buổi lễ với những thông điệp rõ ràng.

“Tôi vẫn nhớ những bài học đầu tiên thầy cô dạy cho mình”

Tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khai giảng và chia sẻ những thông điệp nhân văn, xúc động trước thềm năm học mới với thầy trò cả nước: “Hôm nay, tôi vẫn nhớ về những bài học đầu tiên thầy cô dạy cho mình ở ngôi trường của một vùng quê miền núi nghèo, xa xôi, thiếu thốn đủ điều, nhớ hình ảnh cha mẹ cần mẫn lo cho con học hành và tiến bộ.Tôi tin rằng những bài học và tình cảm của thầy cô hôm nay sẽ luôn là hành trang đầy ý nghĩa với các cháu sau này”.

Thầy giáoNguyễnVăn Phương đứng dưới mưa phát biểu - dù không có học sinh nhưng thầy đang đặt học sinh vào trung tâm của buổi lễ với những thông điệp rõ ràng.
Thầy giáoNguyễnVăn Phương đứng dưới mưa phát biểu - dù không có học sinh nhưng thầy đang đặt học sinh vào trung tâm của buổi lễ với những thông điệp rõ ràng.

Cùng với các tấm gương sáng như anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, anh Vừ A Dính…và biết bao tấm gương của những con người Việt Nam, Thủ tướng mong các cháu học sinh sẽ được học những bài học về lòng biết ơn và tình yêu quê hương, đất nước, biết ơn cha mẹ, ông bà, thầy cô đã ngày đêm tận tụy chăm sóc, dạy dỗ, nuôi dưỡng mình.

Các cháu sẽ học được những bài học về sự cố gắng, nỗ lực,sống có hoài bão và lý tưởng, nhất là từ những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc như Bác Hồ kính yêu, Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ..., những con người tài hoa như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, thầy giáo Chu Văn An... Và biết bao tấm gương sáng trong lịch sử và cộng đồng ngày hôm nay.

ề sự tử tế, trung thực và nhân ái: “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.Từ đó các cháu sẽ biết yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh, không vô cảm với xã hội… Các cháu biết quan tâm, chia sẻ với các bạn ở các trung tâm bảo trợ xã hội, các bạn bị bệnh tật, đồng bào gặp thiên tai, các bạn mồ côi và những hoàn cảnh không may trong xã hội…

Từ những câu chuyện gần gũi trên đây, điều Thủ tướng mong muốn gửi gắm đến các cháu học sinh đó là hãy nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, ngoan ngoãn, chăm làm, chịu khó học tập,rèn luyện để trở thành “con ngoan, trò giỏi”. “Một việc nữa bác nghĩ các cháu nên làm là chăm chỉ đọc sách. Tâm hồn các cháu giống như mầm cây, ngày ngày ông bà, bố mẹ, thầy cô đang vun tưới để cây được phát triển lành mạnh và an toàn”.

Đồng thời, Thủ tướng cũng gửi gắm thông điệp đến đội ngũ thầy cô giáo. Dạy dỗ và chăm sóc trẻ em là một công việc đặc biệt, đòi hỏi kiến thức, sự kiên trì, tấm lòng bao dung, nhân ái, yêu thương với con trẻ.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Tôi hiểu các thầy cô rất vất vả để dạy dỗ các cháu, chăm sóc đến mấy chục cháu là công việc không đơn giản. Nhưng chúng ta cần nỗ lực hơn nữa với phương châm “nhà trường là nền tảng, học sinh là trung tâm, thầy cô là động lực”, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để lại những dấu ấn yêu thương và tốt đẹp với các cháu. Chúng ta đừng vì bệnh thành tích, áp đặt mà làm tổn thương con trẻ.

Chúng ta dạy các cháu hình thành nhân cách về tình yêu thương, trung thực, lòng nhân ái, sự nỗ lực, sống có lý tưởng, học cách vươn lên từ khó khăn, gian khổ, tự lực, tự cường… trên nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt của mỗi cháu, khuyến khích sự sáng tạo, tìm hiểu, tiếp thu tri thức dân tộc và nhân loại, tư duy phản biện, khát vọng cống hiến…”

Đối với các phụ huynh, Thủ tướng mong các bậc cha mẹ phối hợp chặt chẽ, chia sẻ với nhà trường, thầy cô để dạy dỗ và chăm sóc các cháu bằng yêu thương và khuyến khích. Hiện nay vẫn còn hiện tượng, nhiều phụ huynh gò ép, áp đặt việc học hành,so bì với các bạn… đôi khi sẽ làm tổn thương trẻ em và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của các cháu.

“Tất cả các cháu hãy cố gắng, hãy quyết tâm, hãy vượt qua mọi hoàn cảnh, hãy biết yêu thương, chia sẻ, hãy sống nhân ái, có ý thức trách nhiệm, hãy chinh phục tri thức, hãy có khát vọng để không phụ sự quan tâm, tin yêu của gia đình, thầy cô, để mai sau góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển, đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng ấm no, hạnh phúc” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Biết ơn từ những điều bé nhỏ Các em tự giác quét dọn vệ sinh khu nhà ăn để đồng cảm hơn với nỗi vất vả của các bác lao công. “Càng biết ơn thì chúng ta đón nhận càng nhiều điều tốt đẹp trong cuộc đời. Khi trái tim ta đầy ắp sự biết ơn là ta đang mở cửa để đón nhận hạnh phúc. Hãy hành động, từ những điều đơn giản nhất, đôi khi chỉ một nụ cười, ánh mắt, một câu cảm ơn, hay hành động tử tế dù rất nhỏ như tiết kiệm nước, bỏ rác đúng chỗ, không lãng phí đồ ăn để biết rằng ta đang hạnh phúc vì được cho đi và lan tỏa những điều tốt đẹp, yêu thương đến cuộc sống này”..., cô Phạm ị Tâm, Hiệu trưởng Trường Xanh Tuệ Đức chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm