1. Trang chủ /
  2. Kinh tế - Xã Hội /
  3. Tác động kinh tế của chiến sự Ukraine: Hàm ý cho Việt Nam

Tác động kinh tế của chiến sự Ukraine: Hàm ý cho Việt Nam

thứ năm, 10/3/2022 10:13 GMT+07
(PLM) - Không quốc gia nào ngoại lệ bị ảnh hưởng khi toàn cầu tăng trưởng có thể giảm 0.5% trong khi lạm phát lên đến gần 10%.
Theo RT, Nga cung cấp gần 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu qua đường ống Yamal-Europe. Ảnh: Bloomberg Theo RT, Nga cung cấp gần 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu qua đường ống Yamal-Europe. Ảnh: Bloomberg

Trong bức tranh toàn cầu

Từ góc nhìn toàn cầu, năm làn sóng trừng phạt kinh tế hướng đến Nga trong gần hai tuần qua đã làm xáo trộn viễn cảnh kinh tế thế giới, nhất là ở khía cạnh thương mại và chuỗi cung ứng.

Không quốc gia nào ngoại lệ bị ảnh hưởng khi toàn cầu tăng trưởng có thể giảm 0.5% trong khi lạm phát lên đến gần 10%. Mức lạm phát này do ảnh hưởng đến nguồn cung không những từ các làn sóng trừng phạt mà còn trước đó từ gần ba năm đình trệ do Đại dịch Covid-19.

Về cụ thể, ví dụ ở làn sóng trừng phạt gần đây nhất, cấm vận nguồn cung năng lượng lần đầu tiên được lựa chọn. Hôm 08/3 việc cấm nhập khẩu dầu từ Nga được Mỹ và Anh áp dụng. Điều này sẽ làm xáo động thị trường dầu thế giới ngay lập tức và cần hết sức thận trọng theo dõi vì Nga chiếm khoảng 40% nguồn cung dầu cho 27 nước EU.

Trong khi mặt hàng năng lượng và dầu là “huyết mạch” của mọi nền kinh tế, thì nó liên tục biến động, tăng kỷ lục trong 14 năm qua với $130/thùng. Trước đó, ở làn sóng trừng phạt thứ tư, giá dầu thô ở EU tăng lên đến $118.11, kỷ lục từ đợt khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Hay ở làn sóng trừng phạt thứ ba, giá dầu cũng có biểu hiện nhích nhẹ khi tăng 5.6% trong ngày.

Việc ngừng giao dịch ngân hàng qua đồng USD cũng như cấm vận hàng không trong các làn sóng trước đặc biệt tạo ra sự đứt gãy và ngưng trệ chuỗi gí trị toàn cầu một cách nghiêm trọng. Liên quan đến Nga, gần 50% mặt hàng xuất khẩu sử dụng đồng USD. Hay về sản phẩm nông nghiệp, Nga và Ukraine chiếm đến 14% ngũ cốc và 58% tinh dầu hướng dương của thế giới.

Liên quan đến lĩnh vực vận tải, hai hãng tàu biển lớn nhất thế giới ngưng đến Nga, kéo theo hàng trăm tàu chở hàng ứ đọng khắp mọi nơi. Trên bầu trời EU và nhiều nước khác đóng không phận với các chuyến bay liên quan đến Nga. Rồi Nga cũng làm điều tương tự với các nước khác.

Các nước và khu vực cụ thể

Vị thế nền kinh tế thứ 11 thế giới của Nga bị lung lay toàn diện, tỷ lệ đói nghèo tăng từ cấm vận năm 2014, khủng hoảng đông rubble cuốn trôi $800 tỷ, 80% giao dịch ngân hàng Nga bị đóng băng, nhập khẩu khoa học công nghệ và quân sự bị chặn… 

Ngoài ra, kim nghạch xuất khẩu hụt 80%, phải tìm hướng thị trường nội địa. Khủng hoảng kinh tế đến từng cá nhân người dân Nga được ví với đầu năm 90s, thâm hụt tài khoản do đồng rubble mất giá, tài khoản bị phong tỏa, hàng hóa khan hiếm….

nganhang-10341899.
 Trong phiên giao dịch 2/3, giá cổ phiếu của Sberbank niêm yết trên sàn giao dịch London có thời điểm giảm 95%.

Với việc cấm vận giao dịch ngân hàng qua đồng USD ở làn sóng trừng phạt thứ ba, đồng ruble lập tức rơi kỷ lục gần 30%, quy đổi chưa bằng 1 cent USD, khiến người dân Nga càng đổ xô đi rút tiền khỏi Ngân hàng. Để cứu vãn Nga cũng lập tức nâng lãi suất gấp đôi từ 9.5% lên 20%. Nhưng hiệu quả sẽ khó khả quan vì nguy cơ lạm phát vỗn dĩ đã cao 8.7% từ tháng trước, gấp đôi cho phép của Ngân hàng Trung ương Nga.

Khu vực Châu Á và ASEAN, với tổng kim ngạch không lớn, cơ hội - thách thức chủ yếu ở cơ cấu thương mại của từng nước trong khu vực với Nga và Ukraine. 

Việt Nam và các nước ASEAN chịu ảnh hướng đáng kể khi Nga là đối tác thương mại lớn thứ 9 của khu vực. Bên cạnh đó, là “trung tâm logistic” thế giới cũng như “tài chính” Châu Á, Singapore cấm vận bốn ngân hàng và các mặt hàng xuất khẩu như điện tử và thiết bị liên quan đến quân đội.

Ấn Độ bị thiệt hại trên các khía cạnh do: Nhập nhiều vũ khí và thiết bị an ninh; Đứng thứ 3 nhập khẩu dầu từ Nga cũng như có nhiều doanh nghiệp dầu và khí đốt đầu tư ở nước này; Nhập khẩu than cũng như đến 10% kim ngạch thương mại ngành thép với Nga; Quan hệ thương mại Ngành Auto với cả Nga và Ukraine…

Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đã tận dụng yêu cầu khẩn cấp từ Nga để sử dụng cảng trung chuyển như INSTC qua Trung Á, cảng Chabahar của Iran để thúc đẩy mặt hàng lương thực – thực phẩm. Việc này cũng có những rủi ro có tính chiến lược khi họ có những ràng buộc với EU.

Với Châu Phi, cũng 14% mặt hàng Táo và Lê vào thị trường Nga. Nước nghèo như Ghana chịu nhiều rủi ro hơn, như áp lực nợ công, mất ngoại hối do Mỹ sẽ tăng lãi suất trong tháng này cho đến cuối năm….

Theo đó các nước này cũng đưa ra bốn nhóm giải pháp về: Tăng kinh tế nội địa, nhất là liên quan đến lĩnh vực nông sản; Đẩy mạnh các chuương trình năng lượng sạch; Nâng cao khả năng quản trị thông qua công nghệ số cũng như công tác cải cách hành chính và chống tham nhũng; và Nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là lĩnh vực công.

fbf4b49b3941df1f8650
Táo Fuji Mini Nam Phi.

Chịu ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là khu vực EU. Mấy chục năm qua EU lệ thuộc “vũ khí kinh tế - chính trị” thuộc mặt hàng năng lượng từ Nga, ví dụ về khí đốt tiệm cận khoảng 45% tổng nhập khẩu và chiếm gần 40% nhu cầu tiêu thụ. Về điều này, họ cũng đã có những tính toán kỹ khi mục tiêu năm tới các con số đó giảm xuống khoảng 1/3, qua các hướng: Tìm nguồn thay thế từ các nước khác; Đẩy nhanh xây dựng năng lượng tái tạo cũng như nâng cao sử dụng tiết kiệm và hiệu quả; Tối đa nguồn năng lượng hạt nhân, điều mà nhiều nước mấy năm gần đây có ý định từ bỏ; Cân nhắc về các dự án điện than và điện khí đốt. Đây là một mũi tên trúng hai đích, vừa giảm phụ thuộc năng lượng từ Nga lại vừa giải quyết vấn đề “biến đổi khí hậu” trong chiến lượng “EU’s Green Deal” cũng như lộ trình “IEA’s Roadmap to Net Zero by 2050”.

Nga là đối tác thương mại thứ 23, Thụy Sỹ bị ảnh hưởng ở các mặt hàng: dược phẩm – thuốc, đồng hồ và máy móc – thiết bị. Bốn công ty lớn liên quan cũng được chỉ ra trong số bị thiệt hại. Chưa kể nguy cơ tiềm tàng khi 80% thị phần dầu có nguồn gốc từ Nga, nhiều công ty con liên quan đến Dự án Khí đốt Nord Stream 2, nhiều dịch vụ du lịch bị thiệt hại…

Tương tự các nước đối tác khác là Nhật Bản nhắm vào thị trường tài chính và lĩnh vực năng lượng cũng như thiết bị quân sự, Canada trừng phạt cụ thể 62 cá nhân chính trị gia cũng như tài phiệt Nga, Cộng Hòa Séc, Đài Loan, Úc, New Zealand… cũng có những gói cụ thể.

Những làn sóng trừng phạt kinh tế rất cụ thể đó kéo theo những hệ lụy cũng rất rõ ràng. Ví dụ, lĩnh vực LNG ở Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng nặng vì xuất khẩu đến 8.8% trong khi nhập khẩu 9.2% với Nga.