Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (mã ck: HPX) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024 với những con số không mấy khả quan.
Theo đó, trong quý cuối cùng của năm, HPX ghi nhận doanh thu thuần đạt 532 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ kinh doanh bất động sản hơn 495 tỷ đồng, tăng hơn 12%.
Dù vậy, mức tăng doanh thu thuần lại không đủ bù cho việc doanh thu tài chính giảm đến 86%, còn 34,8 tỷ đồng, do không có khoản lãi bán các khoản đầu tư hơn 214 tỷ đồng như cùng kỳ.
Giá vốn hàng bán giảm 29% về mức 327,4 tỷ đồng, kéo lợi nhuận gộp tăng 385% lên mức 204,6 tỷ. Tuy nhiên, chi phí tài chính và chi phí quản lý của doanh nghiệp lại lần lượt tăng 70% và gấp 5,3 lần, với hơn 107 tỷ đồng và 63 tỷ đồng.
Kết quả là, HPX báo lãi sau thuế đạt 5,6 tỷ đồng, giảm tới 92% so với cùng kỳ đạt 72,8 tỷ đồng.
Tính chung cả năm 2024, Đầu tư Hải Phát ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.615 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 64,8 tỷ đồng, giảm mạnh 52% so với năm 2023.
Năm 2024, Đầu tư Hải Phát đặt kế hoạch doanh thu 2.800 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 105 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, công ty mới chỉ hoàn thành khoảng 62% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Tại thời điểm 31/12/2024, tổng tài sản của HPX đạt 7.706 tỷ đồng, giảm 7% so với hồi đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho và lượng tiền mặt nắm giữ ngắn hạn lần lượt giảm 9% và 72%, về gần 2.700 tỷ dồng và hơn 8,6 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên mức 3.559 tỷ đồng, trong đó, dự phòng thu ngắn hạn khó đòi tăng gấp 2,2 lần đầu năm với 88,4 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối, tổng nợ phải trả của HPX tính đến cuối năm giảm 14% về 4.069 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay giảm 17% còn 2.039 tỷ đồng. Khoản tiền 'để dành' - người mua trả tiền trước ngắn hạn và doanh thu chưa thực hiện được (ngắn và dài hạn) đạt 719 tỷ đồng, tăng 23%.
Vốn chủ sở hữu đạt 3.636 tỷ đồng, tăng gần 50 tỷ đồng so với đầu năm; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 334,9 tỷ đồng.
(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.
(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.
(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.
(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.
(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.
(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.