1. Trang chủ /
  2. Lãi suất ngân hàng cao đang là nguyên nhân khiến doanh nghiệp phá sản hàng loạt?

Lãi suất ngân hàng cao đang là nguyên nhân khiến doanh nghiệp phá sản hàng loạt?

thứ sáu, 14/4/2023 11:40 GMT+07
PGS.TSKH Võ Đại Lược cho rằng: Có thể nói mức lãi suất tiết kiệm cao như hiện nay là nguyên nhân chủ yếu làm cho hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam ngừng hoạt động và phá sản.
Có thể nói mức lãi suất tiết kiệm cao như hiện nay là nguyên nhân chủ yếu làm cho hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam ngừng hoạt động và phá sản. (Ảnh: MM) Có thể nói mức lãi suất tiết kiệm cao như hiện nay là nguyên nhân chủ yếu làm cho hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam ngừng hoạt động và phá sản. (Ảnh: MM)

Hiện nay mức lạm phát ở Việt Nam vào khoảng hơn 4%/năm, nhưng lãi suất tiết kiệm do các ngân hàng thương mại ấn định là trên 9%, cao gấp 2 lần mức lạm phát. Đây là mức lãi suất vào hạng cao nhất thế giới. 

Năm 2022 lạm phát ở Mỹ là 6%, lãi suất đã được Fed tăng lên 5%, nghĩa là vẫn thấp hơn mức lạm phát. Các nước châu Âu có mức lạm phát cao tới 8,5%, nhưng ngân hàng Trung ương châu Âu cũng chỉ dám tăng lãi suất lên 3,2% thấp xa so với lạm phát.

lai suat ngan hang cao dang la nguyen nhan khien doanh nghiep pha san hang loat hinh 1
Có thể nói mức lãi suất tiết kiệm cao như hiện nay là nguyên nhân chủ yếu làm cho hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam ngừng hoạt động và phá sản. (Ảnh: MM)

Theo PGS. TSKH Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới cho rằng: Năm 1989, thời kỳ lạm phát ở Việt Nam rất cao tới 9% một tháng, nhưng Ngân hàng Trung ương Việt Nam chỉ tăng lãi suất tiết kiệm lên 12%/tháng đã lập tức giảm lạm phát. Nhưng hệ luỵ cũng rất nặng nề - hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa - vì không chịu được mức lãi suất cao.

PGS. TSKH Võ Đại Lược phân tích: Hiện nay mức lãi suất tiết kiệm ở Việt Nam cao gấp hơn hai lần lạm phát, đã và đang tác động rất tiêu cực đến nền kinh tế. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam ngừng hoạt động tăng cao hơn số doanh nghiệp mới ra đời.

Trong quý I/2023, trung bình mỗi tháng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động có 19.000 doanh nghiệp, trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là lớn hơn, lên đến 20.000 doanh nghiệp. 

Tổng sản phẩm trên địa bàn TP HCM (GRDP) chỉ tăng 0,7, mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Mức tăng GDP của cả nước trong quý I/2023 cũng chỉ đạt 3,32%.

“Có thể nói mức lãi suất tiết kiệm cao như hiện nay là nguyên nhân chủ yếu làm cho hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam ngừng hoạt động và phá sản, làm cho thị trường bất động sản đóng băng, làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào trạng thái trì trệ”, ông Lược nói.

Từ tình hình trên đây, PGS. TSKH Võ Đại Lược kiến nghị Chính phủ nên chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh hoạt động theo hai hướng.

Thứ nhất, mức lãi suất tiết kiệm phải được kiểm soát ở mức xấp xỉ mức lạm phát, không thể cao ngất ngưởng như hiện nay.

Thứ hai, dư nợ tín dụng có thể nới lỏng hơn cho các ngân hàng thương mại được quyền tự chủ nhiều hơn.

“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại theo hướng kiểm soát lãi suất tiết kiệm ở mức cao hơn chỉ số lạm phát ở mức phù hợp, không thể quá cao như hiện nay”, ông Lược nhấn mạnh.