1. Trang chủ /
  2. Lễ hội 5 làng Mọc trở lại sau thời gian "lỡ hẹn"

Lễ hội 5 làng Mọc trở lại sau thời gian "lỡ hẹn"

thứ năm, 2/3/2023 11:43 GMT+07
Lễ hội 5 làng Mọc sẽ được khai mạc vào ngày 2/3/2023 (tức ngày 11/2 Âm lịch), sau thời gian tạm dừng vì ảnh hưởng của dịch COVID -19.

Sau thời gian tạm dừng tổ chức vì ảnh hưởng của dịch COVID -19, ngày 2/3/2023 tới (tức ngày 11/2 Âm lịch) Lễ hội 5 làng Mọc sẽ được khai mạc. Khu vực tổ chức hội là bốn đình thuộc hai quận, gồm: Giáp Nhất, Cự Chính, Quan Nhân (quận Thanh Xuân) và Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm) Hà Nội.

Để chuẩn bị cho lễ hội chiều 28/2/2023 tại Đình làng Quan Nhân, phường Nhân Chính, Ban Tổ chức đã tiến hành tổng duyệt các nghi thức rước kiệu để chuẩn bị cho đoàn rước chính hội.

1
Chương trình tổng duyệt các nghi thức rước kiệu tại Đình làng Quan Nhân ngày 28/2.
2
3
Tại làng Quan Nhân, dân làng sẽ có lễ rước nước. 
4
Đoàn rước khởi kiệu từ đình Trong, ra giếng ở gần đình Hội Xuân, rước nước lên ''Nhà mộc dục''.
9
Sau đó, rước nhị vị đi quanh làng rồi về đình trong dự hội.
6
Nét đặc sắc của Lễ hội 5 làng Mọc chính là màn “kiệu bay”. Các thanh niên khôi ngô, tuấn tú rước kiệu chao đảo, bay lượn khắp đường làng, ngõ phố.
7
8
Theo các cụ cao niên trong làng thì kiệu bay là do các Thánh chào nhau thể hiện niềm vui hội ngộ.
10
Đội múa sênh tiền cùng đoàn rước kiệu.
12
Lễ hội năm làng Mọc mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng cư dân Kẻ Mọc
ab23f8c4dc63063d5f72
Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội năm làng Mọc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tương truyền, ngày xưa, do thiên tai, Nhân dân trong vùng đói kém, người chết đầy đường, bệnh dịch tràn lan, làng Phùng Khoang được vua cho nấu cháo, cơm nắm để phát cho dân chúng. Một cậu bé khi nhận được một nắm cơm đã chia cho 4 cậu bé khác cùng ăn. 5 người kết nghĩa anh em, sau này lớn lên, 5 người lập nghiệp ở vùng này, tạo dựng thành những làng trù phú, chính là 5 làng Mọc sau này.
Lễ hội được hình thành từ tục kết chạ giữa năm làng Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Chính Kinh, Quan Nhân và Phùng Khoang, vừa kết thân, vừa tương trợ lẫn nhau. Mỗi làng thờ một vị thành hoàng làng riêng. Làng Giáp Nhất thờ Phùng Luông - vị tướng dưới thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng; Làng Cự Chính thờ Đức Thánh Lã Đại Liệu - nha tướng dưới thời Ngô Quyền; Làng Quan Nhân thờ Trung Nghĩa Đại Vương Hùng Lãng Công - người có công đánh giặc Nam Chiếu và dưới phủ thờ phu nhân là Thánh bà Trương Mỵ Nương; Làng Phùng Khoang thờ Đoàn Thượng tướng quân.