Ngày 21/3, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI nhằm khuyến khích bảo vệ dữ liệu cá nhân, giám sát rủi ro AI và bảo vệ nhân quyền.
Theo đó, nghị quyết do Mỹ đề xuất này không mang tính ràng buộc và được Trung Quốc cùng 121 quốc gia khác cùng ủng hộ. Nó phải mất ba tháng đàm phán về việc tăng cường các chính sách quyền riêng tư.
Một trong những quan chức chính quyền cấp cao của Mỹ chia sẻ: "Chúng ta đang chèo thuyền trong vùng biển động với công nghệ thay đổi nhanh chóng, điều đó có nghĩa là chúng ta phải chèo lái bằng chính những giá trị của mình", đồng thời mô tả nghị quyết này là "tài liệu đồng thuận toàn cầu thực sự đầu tiên về AI".
Đây là nghị quyết mới nhất trong một loạt sáng kiến của các quốc gia trên thế giới nhằm định hình sự phát triển của AI trong bối cảnh lo ngại nó có thể được sử dụng để phá vỡ các quy trình dân chủ, thúc đẩy gian lận hoặc dẫn đến mất việc làm hàng loạt cùng những tác hại khác.
"Việc thiết kế, phát triển, triển khai và sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo với mục đích xấu gây ra những rủi ro tổn hại đến việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền cũng như các quyền tự do cơ bản", nghị quyết nêu.
Khi được hỏi liệu nghị quyết có vấp phải sự phản đối từ các nước bất đồng quan điểm hay không, các quan chức nói: "Đã xảy ra rất nhiều cuộc tranh luận sôi nổi... Nhưng chúng tôi đã tích cực hợp tác với Trung Quốc, Nga, Cuba, và các quốc gia khác thường không đồng quan điểm với chúng tôi về các vấn đề này".
Tháng 11 năm ngoái, Mỹ, Vương quốc Anh và hơn chục quốc gia khác đã công bố thỏa thuận quốc tế chi tiết đầu tiên về cách giữ an toàn cho AI trước những kẻ lừa đảo, thúc đẩy các công ty thiết kế các hệ thống AI an toàn.
Trong tháng này, các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) cũng đã thông qua một thỏa thuận tạm thời nhằm giám sát công nghệ này, tiến gần hơn đến việc thực thi Đạo luật AI đầu tiên trên thế giới.
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.
(PLM) - Lịch Tết là một ấn phẩm văn hóa đã đi sâu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Mỗi dịp đón năm mới, nhiều gia đình Việt lại treo lên tường cuốn lịch Tết, không chỉ để xem ngày tháng, hay trang trí trong nhà. Đặc biệt, Lịch Công an nhân dân, ấn phẩm văn hóa mang đặc trưng riêng của lực lượng công an. Trở thành quà tặng nhiều ý nghĩa của cán bộ chiến sĩ dành tặng thân nhân, bạn bè mỗi dịp Tết đến xuân về.