1. Trang chủ /
  2. Mưu sinh cạnh bốt điện mặc kệ nguy hiểm cận kề

Mưu sinh cạnh bốt điện mặc kệ nguy hiểm cận kề

chủ nhật, 14/5/2023 17:41 GMT+07
Tại Hà Nội, thời điểm này, dọc theo các tuyến phố không quá khó để thấy cảnh người dân "ôm" bốt điện để mưu sinh, bất chấp tử thần rình rập.
Người dân họp chợ ngay cạnh bốt điện bất chấp nguy hiểm. (Ảnh: Minh Anh) Người dân họp chợ ngay cạnh bốt điện bất chấp nguy hiểm. (Ảnh: Minh Anh)

Có rất nhiều tuyến phố đều đang có tình trạng như vậy. Nhiều người dân thậm chí coi đó là chuyện quá bình thường, dù họ cũng thừa nhận là rất nguy hiểm khi lại gần bốt điện.

Theo ghi nhận của PV, trên một số con phố tại Hà Nội, hàng trăm bốt điện, trạm biến áp trên nhiều vỉa hè tại các tuyến phố Hà Nội đã bị nhiều người dân bất chấp tận dụng làm nơi kinh doanh hoặc sinh hoạt.

muu sinh canh bot dien mac ke nguy hiem can ke hinh 2
Hàng quán được bày sát những bốt điện. (Ảnh: Minh Anh).

Nhiều hàng quán bán đồ ăn trên phố Cửa Nam sử dụng nguồn điện, nhiệt và bếp gas ngay cạnh bốt điện làm tăng nguy cơ cháy nổi, nhất là khi thời tiết Hà Nội sắp bước vào đợt nắng nóng.

muu sinh canh bot dien mac ke nguy hiem can ke hinh 3
Mặc kệ nguy hiểm, các hộ kinh doanh còn tận dụng bốt điện để “biến tướng” chúng trở thành nơi bày bán các loại mặt hàng, treo biển quảng cáo (Ảnh: Minh Anh).


Theo điều 53 của Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 3/2/2004 đã quy định rõ: Không được xây dựng nhà ở, công trình và trồng các loại cây cao hơn 2 mét trong hành lang bảo vệ an toàn trạm điện, không xâm phạm đường ra vào của trạm; Nhà ở, công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ của trạm điện phải bảo đảm không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm.

muu sinh canh bot dien mac ke nguy hiem can ke hinh 4
Dù trước đó tại Hà Nội đã xảy ra một vụ nổ bốt điện nhưng dường như người dân vẫn thờ ơ trước những vụ việc mang tính cảnh tỉnh. (Ảnh: Minh Anh).

Bất chấp quy định, quá trình kinh doanh hàng quán, một số người vẫn sử dụng, bài trí các dụng cụ kim loại gần nguồn dẫn điện mà không hề hay rằng, đây chính là một trong những nguồn gây ra hiện tượng truyền, dẫn và phóng điện.

muu sinh canh bot dien mac ke nguy hiem can ke hinh 5
Tấm biển cảnh cáo với dòng chữ “cấm lại gần, có điện nguy hiểm chết người” bị người dân ngó lơ. (Ảnh: Minh Anh).

Việc cảnh báo nguy hiểm vẫn chỉ xuất phát từ một phía, còn việc có tuân thủ hay thực hiện hay không lại chủ yếu nằm ở ý thức của người dân. Trước những hiểm họa rình rập trên, người dân cần nhận thức rõ hơn về những hậu quả khôn lường khi lấn chiếm hành lang an toàn lưới điện, trạm biến áp, trụ - bốt điện để kinh doanh hàng quán.