![]() |
Kiểm tra sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo bị thu hồi tại kho của doanh nghiệp. (Nguồn: Bích Nhàn) |
Mỹ phẩm kém chất lượng tràn lan thị trường
Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body (kem chống nắng toàn thân, dạng tuýp 100g) trên phạm vi toàn quốc, với lý do không đạt chất lượng theo quy định. Kết quả kiểm nghiệm do Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM thực hiện cho thấy, chỉ số chống nắng (SPF) ghi trên nhãn là SPF 50, tuy nhiên kết quả thực tế chỉ đạt SPF 2,4 - mức bảo vệ gần như không có tác dụng chống nắng.
Ngoài sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body, hai sản phẩm khác của nhãn hiệu này là Hanayuki Shampoo (chai 300g), Hanayuki Conditioner (chai 300g) cũng bị đình chỉ lưu hành và thu hồi. Nguyên nhân do kết quả kiểm nghiệm cho thấy cả hai mẫu sản phẩm đều chứa 2-Phenoxyethanol - thành phần không có trong công thức sản phẩm đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Trước những vi phạm trên, ngày 24/5, Cục Quản lý Dược đã có Công văn số 1407/QLD-MP yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm đối với 2 doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm mang nhãn hiệu Hanayuki là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ VB Group và Công ty CP Nhà máy y tế EBC Đồng Nai (được chuyển đổi từ Công ty TNHH EBC Group). Lý do tạm dừng là trong 8 mẫu sản phẩm, mỹ phẩm do 2 doanh nghiệp này sản xuất, kinh doanh, ngoài 5 mẫu đạt tiêu chuẩn chất lượng thì có liên tiếp 3 mẫu vi phạm chất lượng.
Thực tế, đây chỉ là ba trong số nhiều sản phẩm mỹ phẩm kém chất lượng, sai phạm bị Cục Quản lý Dược đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy. Đáng chú ý, các sản phẩm bị “tuýt còi” thường có điểm chung là công thức hoặc nội dung ghi trên nhãn không phù hợp với hồ sơ công bố, hoặc ghi công dụng không thống nhất với thông tin đã đăng ký. Những sai phạm này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương trực tiếp cho da mà còn có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trao đổi với truyền thông về nguy hại tiềm ẩn trong các loại sản phẩm làm đẹp hiện nay, PGS.TS Lê Hữu Doanh - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, quá trình khám và điều trị các bác sĩ đã gặp nhiều bệnh nhân bị biến chứng do dùng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc. Các trường hợp phổ biến là viêm da tiếp xúc, kích ứng, hay phản ứng với các thành phần dược, hóa chất mà người dùng không hề biết vì không được ghi rõ trên nhãn sản phẩm.
Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, mỹ phẩm chăm sóc da không chỉ có vai trò làm đẹp mà còn góp phần bảo vệ làn da, bảo vệ sức khỏe. Chính vì thế, việc lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định chất lượng là điều hết sức quan trọng trong làm đẹp, điều trị các bệnh da liễu.
Ngăn chặn bằng chế tài mạnh hơn
Thực tế cho thấy, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 17/CT-TTg và nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường đấu tranh chống vấn nạn trên. Lực lượng chức năng cũng đã nỗ lực triển khai thường xuyên công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả, kém chất lượng. Tuy nhiên, tình trạng hàng giả, kém chất lượng lưu hành trên thị trường vẫn xảy ra và việc xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất kinh doanh mỹ phẩm giả, kém chất lượng chỉ như “muối bỏ biển”.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng này đến từ chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm chưa đủ sức răn đe. Đơn cử, hành vi sản xuất mỹ phẩm có công thức không đúng như hồ sơ công bố sản phẩm và sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng có hình phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng. Hình phạt bổ sung bao gồm, đình chỉ hoạt động sản xuất mỹ phẩm, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Thế nhưng, lợi nhuận từ việc kinh doanh các sản phẩm này thường rất lớn, khiến nhiều đối tượng bất chấp vi phạm, sẵn sàng đánh đổi để thu lợi nhuận, xem nhẹ các hình phạt hiện hành. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng cần sửa đổi, bổ sung các biện pháp chế tài xử lý mạnh hơn nữa, thậm chí cần khởi tố hình sự đối với trường hợp vi phạm quy mô lớn và nghiêm trọng, có như vậy tình trạng này mới được xử lý triệt để.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Bộ Y tế cho biết đang tăng cường các biện pháp, quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Điểm nhấn trong đợt kiểm tra lần này là hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội như: Facebook, TikTok, YouTube… - đây là các kênh bán hàng đang phát triển nhanh, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm.
Linh Chi
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.