Sáng 17/1, Tổng Cục Khí tượng Thuỷ văn tổ chức Hội thảo “Thông tin báo chí dự báo xu thế tình hình khí tượng thuỷ văn năm 2025 và triển khai Kế hoạch phối hợp thông tin giữa cơ quan khí tượng thuỷ văn và các cơ quan báo chí, truyền thông”.
Hội thảo “Thông tin báo chí dự báo xu thế tình hình khí tượng thuỷ văn năm 2025 và triển khai Kế hoạch phối hợp thông tin giữa cơ quan khí tượng thuỷ văn và các cơ quan báo chí, truyền thông”. |
Theo ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, năm 2024 vừa qua nhiệt độ trung bình toàn cầu là 15,10 độ C, cao hơn 0,72 độ C so với mức trung bình giai đoạn 1991-2020, và cao hơn 0,12 độ C so với năm 2023 là năm nóng nhất được ghi nhận được trước đó.
Các sự kiện thời tiết cực đoan trong năm 2024 bao gồm những đợt nắng nóng lịch sử, với nhiệt độ lên trên 45 độ C ở Tây Ban Nha và một số khu vực châu Âu. Bão và lũ lụt cũng gây ra những thiệt hại đáng kể.
Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục Trưởng Tổng Cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã chia sẻ: “Năm 2024 là một năm đặc biệt với nhiều kỷ lục về thiên tai. Nhiệt độ trung bình toàn cầu và Việt Nam đã lập kỷ lục mới, cao hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, đã trải qua một mùa hè kỷ lục với đợt nắng nóng kéo dài đến 47 ngày tại Nam Bộ.
Bên cạnh đó, năm 2024 cũng chứng kiến sự xuất hiện của bão Yagi, cơn bão được đánh giá là mạnh nhất trong vòng 30 năm qua tại Biển Đông. Bão Yagi không chỉ mang đến gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 tại Quảng Ninh-Hải Phòng mà còn gây ra lũ lụt lớn và sạt lở đất ở nhiều khu vực khác nhau ở Bắc Bộ do mưa lớn sau khi bão đi qua.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề với các đợt lũ diện rộng, gây thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng và đời sống người dân”.
Ông Hoàng Đức Cường - Phó Tổng cục Trưởng Tổng Cục Khí tượng Thủy văn phát biểu tại Hội thảo. |
Dự báo về tình hình khí tượng thuỷ văn năm 2025, ông Lâm cho hay, hiện tượng ENSO ở trong điều kiện La Nina có thể tồn tại trong thời gian ngắn (có thể chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, chưa đủ dài để đạt chỉ tiêu về thời gian duy trì để xác định một chu kỳ La Nina), sau đó khả năng cao sẽ dần trở lại trạng thái trung tính và với diễn biến như vậy thì thời tiết, khí hậu năm 2025 cần lưu ý một số điểm.
Cụ thể, trong điều kiện La Nina, ở khu vực Thái Bình Dương gió tín phong sẽ mạnh hơn trung bình, hoạt động đối lưu sẽ suy giảm ở khu vực gần Trung tâm Thái Bình Dương và gia tăng trên phần phía Tây Thái Bình Dương.
Điều này sẽ khiến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt khu vực Indonesia trong đó gồm cả khu vực phía nam của Việt Nam mưa sẽ có xu hướng cao hơn trung bình trong những tháng đầu năm 2025 (có khả năng khu vực phía Nam Việt Nam xuất hiện mưa trái mùa cục bộ trong những tháng mùa khô).
Về hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, ông Lâm nhận định mùa bão trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện tương đương so với trung bình nhiều năm (khoảng tháng 6), số lượng bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền có khả năng ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm(khoảng 11-13 cơn, ảnh hưởng đến đất liền khoảng 5-6 cơn).
Về nắng nóng, năm 2025 nắng nóng có khả năng bắt đầu xuất hiện tại khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên vào khoảng nửa đầu tháng 3; khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây Bắc Trung Bộ vào khoảng tháng 4 và phía Đông Bắc Bộ, khu vực ven biển Trung Bộ từ khoảng tháng 5 trở đi. Nhiều khả năng nắng nóng trong năm 2025 sẽ không gây gắt và kéo dài như năm 2024.
Tình hình không khí lạnh hoạt động tương đương trung bình nhiều năm nên sẽ có khả năng xảy ra rét đậm, rét hại trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025, trong đó cần đề phòng xuất hiện các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh gây rét đậm, rét hại trên diện rộng, băng giá, sương muối ở khu vực vùng núi phía Bắc.
Ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn chia sẻ về dự báo tình hình khí tượng thuỷ văn năm 2025. |
Mặt khác, ông Lâm cũng nhấn mạnh trong năm 2025 số đợt mưa lớn diện rộng xảy ra trên toàn quốc và ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm (khoảng 20 đợt). Các đợt mưa lớn diện rộng có khả năng bắt đầu từ tháng 6 ở Bắc Bộ, sau đó chuyển dần về phía nam và kết thúc vào khoảng tháng 12 ở các tỉnh Trung Bộ.
Ven biển phía Đông Nam Bộ dự báo, trong năm 2025 có 6 đợt triều cường cao, vào các ngày 01-6/3, 28/3-3/4, 27/4-3/5, 7-13/10, 4-10/11 và 4-10/12. Trong đó, đợt triều ngày 4-10/11 và 4-10/12, mực nước trạm Vũng Tàu có thể đạt trên 4,3m.
Trong mùa khô đầu năm 2025, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, từ tháng 2-4/2025 xâm nhập mặn tăng cao gây ảnh hưởng đến dân sinh, nông nghiệp tại các địa phương, tuy nhiên tình trạng xâm nhập mặn không nghiêm trọng như mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020.
“Từ tháng 3-7/2025, tình hình khô hạn thiếu nước cục bộ ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi có khả năng xảy ra tại các tỉnh Phú Yên đến Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk”, ông Lâm chia sẻ.
Ngọc Nga
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.