Năm 2024, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ động tham mưu cho Chính phủ tổ chức Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Chương trình đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ, tham gia của các Bộ, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã huy động được trên 5.000 tỷ đồng. Phấn đấu đến hết năm 2025 xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo trên phạm vi cả nước, về đích sớm trước 5 năm so với mục tiêu Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, hiện phần lớn hộ nghèo, cận nghèo còn thiếu sinh kế, việc làm, thu nhập thấp, không ổn định. Những trường hợp này cũng thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như: nhà ở, vệ sinh, thông tin; thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm. Việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở một số địa phương còn chậm. Kết quả giảm nghèo đạt mục tiêu nhưng chưa bền vững do người dân dễ rơi vào tình trạng tái nghèo vì các lý do khách quan (ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt... đặc biệt là ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ quét, lũ ống tại một số địa phương vừa qua); tỷ lệ hộ nghèo chênh lệch giữa các vùng miền còn cao, đặc biệt là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, biên giới; chưa đánh giá được chi tiết mục tiêu, kết quả cụ thể thực hiện các dự án, tiểu dự án và chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của chương trình theo năm…
Năm 2025, mục tiêu giảm nghèo cả nước bình quân duy trì giảm 1 - 1,5%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm. Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế về giảm nghèo, đẩy nhanh tiến độ rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo theo hướng tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực khác nhau để không bị chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Bên cạnh đó, Bộ sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức rà soát xác định hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, tổng hợp kết quả rà soát và phân loại hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025…
Để đạt mục tiêu này, Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản vừa gửi các Bộ, cơ quan trung ương; UBND các tỉnh, thành phố về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025. Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các đơn vị khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch vốn thực hiện chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Đồng thời, rà soát, xác định nhiệm vụ và kinh phí thuộc dự toán ngân sách nhà nước được giao năm 2022, 2023, 2024 thực hiện chương trình được chuyển nguồn sang năm 2025, để tiếp tục thực hiện đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được giao, đúng mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung hỗ trợ theo quy định.
Các địa phương ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, lồng ghép với dự toán ngân sách trung ương; huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện chương trình trên địa bàn và có giải pháp để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo Thủ tướng Chính phủ giao. Cùng với đó, tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao, đảm bảo phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và cấp dưới theo đúng thời hạn và quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có biện pháp quyết liệt tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn được phân bổ; chịu trách nhiệm toàn diện trong triển khai thực hiện chương trình…
Đối với các tỉnh có huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, trong đó đối với các tỉnh có huyện nghèo, cần tổ chức rà soát, đánh giá đối với các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh, trình Bộ LĐ-TB&XH theo trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với 16 tỉnh có huyện nghèo được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025, đề nghị rà soát, tập trung triển khai hoàn thành mục tiêu, nội dung trong Kế hoạch thực hiện được UBND tỉnh phê duyệt…
Bộ LĐ-TB&XH cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo rà soát, đánh giá chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 và đề xuất, kiến nghị chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026 - 2030; tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 đảm bảo nội dung, tiến độ thực hiện.
Đặc biệt, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và không để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện; chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp nhằm xử lý kịp thời đối với những vấn đề phát sinh.
H.M
(PLM) - Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Điểm nhấn của Lễ hội làng Triều Khúc chính là điệu múa dân gian truyền thống có một không hai "con đĩ đánh bồng".
(PLM) - Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam ngay từ sáng sớm ngày 7.2 tức ngày 10 tháng riêng năm Ất Tỵ, mặc dù trời mưa, rét nhưng tuyến phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có rất đông người dân đến mua vàng ngày vía Thần tài.
(PLM) - Chiều 6/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì làm việc với các đơn vị về chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 42. Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành và Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung.
(PLM) - Sau Tết Nguyên đán, số lượng người mắc Cúm A ngày càng tăng cao, nhiều bệnh nhân trở nặng, phải nhập viện thở máy, chạy Ecmo, lọc máu, cảnh báo đỏ đối với những người có bệnh lý nền.
(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.
(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.
(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.