Chuyển đổi số góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận nỗ lực của ngành Ngân hàng với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hạ tầng chiến lược với mức lãi suất thấp hơn 1% so với lãi suất trung và dài hạn hiện nay. Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh, với sự tích cực và mạnh mẽ trong chuyển đổi số (CĐS), các ngân hàng cắt giảm chi tiêu, cắt giảm chi phí cho người dân, cho doanh nghiệp, ngân hàng tiết kiệm thêm trong các hoạt động, tiết kiệm thêm nhân công để gói 500.000 tỷ đồng này có thể giảm lãi suất ít nhất 1,5%.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị, trong những năm tới đây, ngành Ngân hàng phải thực hiện CĐS để tạo điều kiện thuận lợi tốt hơn cho kết nối giữa ngành Ngân hàng, giữa các ngân hàng thương mại nói riêng với người dân, doanh nghiệp, với Nhà nước thuận lợi hơn. Điều này sẽ góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững; góp phần phát triển Chính phủ số, xã hội số, công dân số; Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
“CĐS tốt thì sẽ giảm chi phí, giảm lãi suất vay của ngân hàng, góp phần làm ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này rất quan trọng vì khi bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế chúng ta sẽ thu đủ chi, xuất đủ nhập, làm đủ ăn; Hạ tầng tốt, năng lượng đủ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng là hết sức quan trọng” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo Thủ tướng, CĐS mang lại lợi ích rất rõ ràng, nhìn thấy rất rõ là đỡ mất thời gian cho người dân, doanh nghiệp; giảm chi phí cho ngân hàng; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Quan điểm chung là phải bám sát đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước; Hành động phải quyết liệt và nâng tầm hiệu quả; đồng thời CĐS của ngành Ngân hàng “là nắm bắt được thời cơ, đón đầu công nghệ và thúc đẩy phát triển”. Thủ tướng nhấn mạnh: Thời cơ rất quan trọng. Lãng phí thời cơ, lãng phí cơ hội cũng là một dạng lãng phí mà chúng ta cũng cần phải chống.
Thủ tướng cũng lưu ý, CĐS trong ngành Ngân hàng phải tiên phong trong công nghệ và đi đầu trong đổi mới công nghệ; phải đa dạng sản phẩm, đa dạng dịch vụ, chuyên nghiệp nhưng phải an toàn cho người dân, cho doanh nghiệp. “CĐS trong ngành Ngân hàng là phải vì lợi ích của người dân và sự phát triển của doanh nghiệp. Chúng ta thường nói là đặt lợi ích của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể. Phải vừa là trung tâm, vừa là chủ thể chứ không chỉ là trung tâm. Mọi hoạt động CĐS của ngân hàng đều hướng đến người dân, làm sao cho người dân thuận tiện nhất về chi phí, về thời gian, công sức và tiền bạc” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng, Thủ tướng cho rằng “phải tăng tốc, bứt phá và về đích” với "5 tăng tốc, bứt phá", gồm tăng tốc, bứt phá về hoàn thiện thể chế; tăng tốc, bứt phá về phát triển hạ tầng số; tăng tốc, bứt phá chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp, nhất là bảo đảm tiếp cận công bằng với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và những người yếu thế; tăng tốc, bứt phá phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số; tăng tốc, bứt phá bảo đảm an ninh, an toàn trong chuyển đổi số.
Ngoài ra, phải có trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ riêng trong ngành Ngân hàng. “Muốn có AI thì ngân hàng phải có dữ liệu, dữ liệu như là một tài sản, là nguồn lực, là nguồn tài nguyên. Vì vậy, chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho toàn ngành, cơ sở dữ liệu cho từng ngành và cơ sở dữ liệu cho từng người” - Thủ tướng nói.
Đồng thời người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu ngành Ngân hàng tập trung vào hạ tầng thanh toán để hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn; phát triển các sản phẩm, dịch vụ; đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong ngành Ngân hàng thông qua CĐS; mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính cho đối tượng yếu thế như đối tượng khách hàng ở vùng sâu, vùng xa; phấn đấu trong năm 2025 ngành Ngân hàng hoàn thành nâng cấp 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện lên dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, thời gian qua, NHNN đã có nhận thức sâu sắc và chỉ đạo quyết liệt công tác CĐS nhằm chuyển đổi hầu hết các hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ tín dụng sang môi trường số, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các cơ sở dữ liệu ngành Ngân hàng đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, kết nối, chia sẻ với nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành, như cơ sở dữ liệu tín dụng, lưu trữ thông tin 54 triệu khách hàng vay; cơ sở dữ liệu phòng, chống rửa tiền lưu trữ thông tin 36 triệu khách hàng, 154 triệu tài khoản và 1,3 tỷ giao dịch; kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia, nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia và đặc biệt với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đến nay, có 57 triệu lượt hồ sơ khách hàng vay được đối chiếu dữ liệu; 113 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân và 711.000 khách hàng tổ chức được đối chiếu thông tin sinh trắc học. Đẩy mạnh tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu để thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, viện phí, học phí, giao thông, xăng dầu, mua bán hàng hóa, dịch vụ… gắn với xuất hóa đơn điện tử, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử 20%/năm.
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp và có bước phát triển vượt bậc. Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đã đạt 87% vượt mục tiêu 80% vào năm 2025. Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt năm 2024 đạt trên 295 triệu tỷ đồng, gấp 25 lần GDP. Khoảng 80% người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, thất nghiệp tại đô thị được chi trả qua tài khoản. Triển khai kết nối thanh toán bán lẻ xuyên biên giới với Thái Lan, Campuchia, Lào (đang triển khai với Trung Quốc, Hàn Quốc).
Ngành đã triển khai tiện ích số, giải pháp công nghệ thiết thực cho người dân và hỗ trợ cho doanh nghiệp, như mở tài khoản trực tuyến, triển khai chữ ký số trên nền tảng VNeID; thanh toán xuyên biên giới bằng mã phản hồi nhanh QR; ứng dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán (sinh trắc học khuôn mặt; thanh toán một chạm, mã QR…); thẩm định hồ sơ khách hàng ra quyết định giải ngân cho vay cá nhân, doanh nghiệp toàn trình trên kênh số; ứng dụng AI trong các hoạt động nghiệp vụ, tối ưu hóa quy trình, tự động hóa, hỗ trợ ra quyết định, rút ngắn thời gian xử lý.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.
(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.
(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.
(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.
(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.