Các cảnh báo về nông sản Việt ngày càng gia tăng
Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật (SPS) Việt Nam cho biết, các cảnh báo từ các thị trường quốc tế gửi về SPS Việt Nam ngày càng nhiều. Riêng thị trường châu Âu (EU), năm 2024 Việt Nam đã nhận 114 cảnh báo. Bên cạnh đó, nhiều thị trường đã tăng tần suất kiểm tra đối với nông sản đến từ Việt Nam. Đặc biệt, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu (XK) vào EU sẽ phải chịu tăng tần suất kiểm tra tại biên giới từ 10% lên 20%...
Trước những yêu cầu khắt khe từ các thị trường, theo ông Nam, hầu hết doanh nghiệp (DN) XK lớn, đặc biệt là các DN FDI đều đã có các bộ phận kỹ thuật rất chuyên nghiệp để nhanh chóng tiếp cận với các thông tin thay đổi thị trường của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vẫn còn số lượng lớn DN nhỏ chưa tiếp cận tốt và thích ứng chậm nên dẫn đến những hệ lụy về việc buộc dừng XK... Ông Nam cho biết thêm, Văn phòng SPS Việt Nam có trách nhiệm gửi thông tin cảnh báo về kiểm dịch thực vật đến các cục, vụ thuộc Bộ NN&PTNT và 63 tỉnh, thành nhưng từ các sở mà đến được với các DN cũng là vấn đề. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần sớm khắc phục bất cập này để DN sớm nắm bắt được các quy định, yêu cầu để từ đó thích ứng với yêu cầu từ thị trường.
Nhìn thấy cơ hội trong thách thức
Theo thống kê từ Bộ NN&PTNT, trong tháng đầu năm 2025 đà tăng trưởng của các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp duy trì tương đối tốt. Cụ thể, giá trị XK nông, lâm, thuỷ sản tháng 1 đạt 5,08 tỷ USD; giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2024. Với kết quả này, Bộ NN&PTNT đánh giá mục tiêu XK của ngành đạt từ 64 - 65 tỷ USD sẽ có những khó khăn, thách thức.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, một số mặt hàng có sản lượng XK tăng, nhưng giá giảm; một số sản phẩm vừa giảm về lượng, vừa giảm về giá. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường cũng giảm. Đơn cử, giá gạo XK bình quân năm 2024 đạt 627 USD/tấn, tăng 9,1% so với năm 2023 nhưng hiện giá gạo chỉ còn khoảng 440 USD/tấn. Rau quả cũng giảm do một số mặt hàng phải tạm dừng XK vì thị trường nhập khẩu nông sản, thực phẩm liên tục có những thay đổi quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Ngành thủy sản cũng đối diện nhiều thách thức với các quy định khắt khe về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm...
Trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường, bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cho biết, vẫn có cơ hội cho Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ. Bởi lẽ, hiện nay một số DN Mỹ có thể chuyển hướng sang Việt Nam tìm đối tác cung ứng thủy sản thay thế cho nguồn cung thiếu hụt từ Trung Quốc. Ngoài ra, các DN Mỹ và cả các thị trường khác như Nhật Bản, Canada… cũng sẽ tìm kiếm đối tác gia công chế biến thủy sản ở Việt Nam để XK sang Mỹ. Đây là cơ hội tốt cho các DN thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, bà Hằng khuyến nghị các DN luôn đảm bảo tốt chất lượng và quy trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề truy xuất nguồn gốc phải minh bạch. Việc tuân thủ các quy định về xuất xứ, đảm bảo tính minh bạch trong chuỗi cung ứng và hợp tác với các cơ quan chức năng sẽ giúp DN duy trì lợi thế cạnh tranh và bảo vệ được uy tín trên thị trường quốc tế.
Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) thông tin, sau nhiều năm tăng trưởng mạnh về XK nông sản cũng cho thấy nguy cơ vi phạm quy định đang hiện hữu khi mà các DN buông lỏng kiểm soát chất lượng. Trong khi chỉ một vài vi phạm nhỏ có thể ảnh hưởng tới cả lô hàng.
Xuất phát từ thực tế trên, để thích ứng với yêu cầu của thị trường, ngành Nông nghiệp đang có xu hướng chú trọng tăng cường “sức khỏe” của ngành; tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững, nâng cao chất lượng. Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói, đồng thời siết chặt kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và truy xuất nguồn gốc.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhận định, năm 2025 đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với XK nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với thách thức là những cơ hội to lớn để tái cơ cấu, đổi mới và phát triển mạnh mẽ hơn. Bộ trưởng Hoan khẳng định không gian phát triển của ngành Nông nghiệp vẫn rộng mở nếu kết hợp được với những tiến bộ về khoa học, công nghệ của nhân loại. Ưu tiên sự liên kết thực chất và đổi mới trong tư duy từ đơn giá trị sang đa giá trị của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong năm 2025 toàn ngành sẽ cần phản ứng nhanh hơn với chính sách; mạnh dạn đưa ra những kiến nghị về thay đổi chính sách với mục tiêu lớn, nhất là đem lại lợi ích cho người nông dân, phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Gia Hồng
(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.
Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.
(PLM) - Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long xảy ra chiều 19/7, khiến hàng chục người thương vong. Cuộc họp báo do ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành và lực lượng chức năng.
(PLM) - Vào khoảng 14 giờ, ngày 19/7, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng do ảnh hưởng của giông lốc mạnh kèm sấm sét. Chiếc tàu gặp nạn mang số hiệu QN-7105, thuộc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Vịnh Xanh, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ.
(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Họ từng là những “thiên thần áo trắng” đêm ngày cống hiến thầm lặng vì người bệnh. Họ từng tin vào sự tử tế, tin vào lý tưởng y đức, tin vào con đường công lập để được cống hiến đến tận cùng. Nhưng rồi, họ âm thầm ra đi – rời đi trong ấm ức và tủi hờn với những quyết định thôi việc lạnh lùng, lý do ngắn gọn: “Khó khăn tài chính”.
(PLM) - Sau khi tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được triển khai thi công đi qua địa bàn, nhiều khu đất trống tại xã Dương Hòa, TP Hà Nội đã bị biến thành nơi đổ trộm rác thải sinh hoạt và phế liệu xây dựng. Bãi rác tự phát ngày một mở rộng, nằm ngay sát khu dân cư, gần trường học, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.