Nghị lực sống mãnh liệt của bé trai 2 tháng tuổi bị mắc bệnh tim bẩm sinh
Mặc dù mới 2 tháng tuổi, thế nhưng, trong cơ thể nhỏ bé chỉ vỏn vẹn 3,4kg đang cùng tồn tại nhiều chứng bệnh hiểm nghèo. Dù hoàn cảnh khó khăn, với đồng lương công nhân ít ỏi, gia đình em vẫn cố gắng để em được sống.
Nghị lực sống của bé trai 2 tháng tuổi bị mắc bệnh tim bẩm sinh
Ngày 3/1/2023, bé Đoàn Gia Huy được sinh ra với trái tim không được lành lặn. Ngay thời điểm mới chào đời, bé đã có hiện tượng tím tái, khó thở và suy hô hấp nặng, đây là một trong những triệu chứng dễ nhận biết của bệnh tim bẩm sinh.
Tại bệnh viện địa phương, bé Huy được chuẩn đoán bị tim bẩm sinh thể nặng (Fallot 4), kèm theo đó là chứng teo phổi. Với thể trạng yếu, có thể ngừng thở bất kỳ lúc nào, bé lập tức được chuyển tuyến về bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
Trao đổi với phóng viên, chị Trịnh Thị Thọ (mẹ bé Đoàn Gia Huy), hiện trú tại xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ chia sẻ: “Từ lúc bé được sinh ra, em chưa được bế bé giây phút nào, thì bác sĩ đã chuẩn đoán bị tim bẩm sinh, phải chuyển 2 lần bệnh viện, từ bệnh viện cấp huyện sang bệnh viện tỉnh Phú Thọ và cuối cùng là bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị khẩn cấp”.
Chị Thọ xúc động, ngay khi nhập viện Nhi Trung ương, bé được các bác sĩ chỉ định thực hiện mổ nội soi để nới động mạnh cơ tim gấp. Tuy nhiên, do bé mới sinh, thể trạng yếu, nên việc mổ nội soi là không thể.
“Do ca mổ không thành, nên bé được đưa về thở máy và cho ra phòng thường. Tuy nhiên, chỉ vài tiếng sau, bé có chuyển biến xấu, các bác sĩ phải mổ cấp cứu lần hai để cứu sống được bé. Lần mổ này là mổ thưởng, không phải mổ nội soi, phận làm mẹ chỉ biết chờ đợi vào phép màu, một phép màu nào đó khiến bé khỏe mạnh”, chị Thọ rơm rơm nước mắt chia sẻ.
Thời gian đầu, bé Đoàn Gia Huy được các bác sĩ nuôi trong phòng thở máy vô khuẩn và không cho phép sự thăm khám của người nhà, bản thân vợ chồng chị hoàn toàn không được nhìn thấy con. Ở ngoài phòng trọ, đôi vợ chồng trẻ bồn chồn, lo lắng nhiều đêm mất ngủ.
Trải qua hai lần mổ, bác sĩ nói bệnh của bé Huy thuộc thể nặng, cả 100 người, mới có 1 ca. Đã có lúc, bé Huy đã ngừng thở trong 5 phút, khiến cho bậc làm cha, làm mẹ đau như thắt từng khúc ruột. Chị Thọ chỉ ước, mọi nỗi đau vợ chồng chị nhận hết, chỉ mong cho con được khỏe mạnh, với trái tim bình thường như những đứa trẻ khác.
“Lúc bác sĩ thông báo bé ngừng thở, vợ chồng em gần như ngã quỵ, bé còn quá nhỏ”, chị Thọ bật khóc thành tiếng.
Sau 2 cuộc phẫu thuật, sức khỏe của bé vẫn chưa ổn định, những vết thương vẫn đang rỉ máu và đang có dấu hiệu bị nhiễm trùng, làn dần ra toàn cơ thể. Do đó, trước mặt bé vẫn còn một cuộc đại phẫu khác, cuộc đại phẫu lần thứ 3 này có phần khó khăn, phúc tạp hơn.
Đây là một cuộc chiến riêng của bé, cùng sự cố gắng của đội ngũ bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương, giành giật sự sống cho em khỏi căn bệnh hiểm nghèo, mang cho bé một trái tim khỏe mạnh và sống một cuộc sống bình thường.
Hộ gia đình “suýt nghèo” nhưng có con bị mắc bệnh “nhà giàu”
Chị Thọ và chồng là người cùng quê Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Cả 2 bên gia đình đều không mấy khả giả, bố mẹ 2 bên đều đã lớn tuổi, nên gánh nặng điều trị cho bé Huy đều đè nặng lên vai 2 vợ chồng. Đó là chưa kể, vợ chồng chị đã có với nhau 3 mặt con.
Chị Thọ kể, cả 2 vợ chồng đều làm nông ở quê, công việc không ổn định có gì làm nấy nay phụ vữa mai lại đi cấy thuê, trung bình 1 tháng số tiền cả 2 vợ chồng kiếm được cộng lại chưa tới 8 triệu.
“Mức lương này ở thành phố thì khó sống, nhưng ở quê với số tiền này là đủ sống, đủ chi tiêu tằn tiện hàng ngày”, chị Thọ giãn bày.
Nếu bé Huy khỏe mạnh, chị Thọ nhầm tính, mức lương của 2 vợ chồng cũng đủ để 5 người trong gia đình sống ở mức tối thiểu, đủ để nuôi 3 con ở một vùng quê chim chũng. Nhưng, mọi thứ đều không như chị Thọ dự tính.
“Các bác sĩ bảo với vợ chồng em rằng, bệnh của bé là thể nặng, nhưng hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên, đây là bệnh “nhà giàu”, cần nhiều tiền mới chữa khỏi”, chị Thọ tâm sự.
Kể từ lúc bé chào đời đến nay đã hơn 2 tháng, bé Đoàn Gia Huy đa phần phải nằm viện điều trị, thời gian ở viện của bé còn nhiều hơn trong vòng tay của bố mẹ.
Để có tiền điều trị cho con, vợ chồng anh chị phải tạm dừng công việc làm nông, để lại 2 cháu lớn nhờ 2 ông bà nội ngoại chăm sóc. Toàn bộ thời gian trong ngày, vợ chồng chị chia ca chăm con trong viện.
Vay mượn khắp nơi được hơn 100 triệu đồng, trải qua 2 tháng ở Hà Nội để chi cho chi phí 2 lần mổ và các khoản khác đến nay chỉ còn lại tiền ít ỏi anh chị không biết sẽ còn cầm cự được đến bao giờ nữa mà bệnh của con thì phải mổ tiếp và nằm viện theo dõi lâu dài. Chỉ kịp nghĩ đến đó thôi, chị Thọ đã không cầm nổi nước mắt bật khóc trong sự sợ hãi và lo lắng
Trải qua 2 ca mổ gấp, truyền nhiều loại thuốc, sử dụng nhiều loại dịch vụ tốn kém cũng như chi phí sinh sống hàng ngày ở Hà Nội. Số tiền vay được nhanh chóng cạn sạch, bố mẹ của bé chưa biết xoay sở thế nào.
Bác sĩ cho biết chỉ vài tháng nữa cháu bé phải mổ lại, chi phí cho ca mổ cũng là con số quá lớn với gia đình công nhân. Chị Thọ chưa biết sẽ phải làm sao, nếu nếu không tiếp tục chữa bệnh, chắc chắn tính mạng con sẽ gặp nguy hiểm.
“Dù vậy, ở thời điểm này, bất kể ai vay được, tôi cũng đã cố gắng xoay sở rồi. Giờ chỉ còn mảnh đất, nếu khó khăn quá, thì đấy là giải pháp cuối cùng. Giờ chỉ mong sức khỏe của con dần khỏe lại, để cố gắng tiếp tục phẫu thuật lần thứ 3 sắp tới”, chị Thọ xúc động chia sẻ.
Ông Phạm Văn Đức, Phó chủ tịch UBND xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ cho biết: Hộ gia đình anh Thắng và chị Thọ rất khó khăn, công việc không ổn định chỉ làm thuê mướn nên thu nhập thấp không lo đủ chi phí điều trị cho con. Gia đình hiền lành nghèo khó lại đông con. Nay lại có con bị bệnh nặng khiến hoàn cảnh lại khó khăn hơn
Dù biết gia cảnh nhà anh Thắng khó khăn nhưng địa phương không có nhiều nguồn lực để hỗ trợ. Do đó, ông Đức mong các nhà hảo tâm, đoàn thể các cấp quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho gia đình anh Thắng có chi phí chữa bệnh cho bé Gia Huy