1. Trang chủ /
  2. Nội chính - Tư pháp /
  3. Ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử: Vượt qua tư duy cục bộ và vướng mắc về pháp luật

Ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử: Vượt qua tư duy cục bộ và vướng mắc về pháp luật

thứ bảy, 17/9/2022 07:00 GMT+07
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đưa ra yêu cầu trên khi làm việc với UBND TP Hà Nội về tình hình triển khai thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), diễn ra ngày 16/9.
Phó Thủ tướng yêu cầu giảm thời gian, chi phí, bớt đi lại cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính Phó Thủ tướng yêu cầu giảm thời gian, chi phí, bớt đi lại cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính

Cung cấp 21/25 dịch vụ công thiết yếu

Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Đoàn công tác đã kiểm tra việc triển khai Đề án 06, cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến cho người dân trên địa bàn; ghi nhận những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, sau 9 tháng triển khai Đề án 06, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 06 thành phố (TP) đã ban hành trên 60 văn bản chỉ đạo, tổ chức họp định kỳ hằng tháng để đánh giá kiểm điểm tình hình, tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ; thường xuyên có các văn bản gửi các bộ, ngành kiến nghị các nội dung, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

hực hiện Đề án 06 gồm: 1 BCĐ 06 TP; 30 BCĐ 06 cấp huyện, 579 BCĐ 06 cấp xã và 5.247 tổ công tác 06 tại thôn, tổ dân phố trên địa bàn TP. Các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của việc triển khai Đề án 06, tạo đồng thuận trong triển khai.

Tính đến nay, trên toàn TP đã tiếp nhận và giải quyết hơn 3,4 triệu hồ sơ đề nghị cấp định danh điện tử; đối với căn cước công dân (CCCD) gắn chip, thu nhận được hơn 6 triệu dữ liệu. Đã rà soát, làm sạch 3 cấp đối với gần 8 triệu thông tin công dân (đạt tỷ lệ 99,5%), thực hiện làm sạch dữ liệu tiêm chủng COVID-19 cho 700.000 trường hợp.

Đến nay, công dân trên địa bàn Thủ đô đã có thể sử dụng 21/25 DVC thiết yếu tích hợp trên các Cổng DVC quốc gia, Cổng DVC TP và Cổng DVC các bộ, ngành. Ngoài 25 DVC thiết yếu theo Đề án 06, TP Hà Nội đang triển khai bảo đảm theo lộ trình đến hết tháng 11/2022, hoàn thành tái cấu trúc và tích hợp 928 DVC trực tuyến toàn bộ hoặc một phần lên Cổng DVC quốc gia theo Kế hoạch của TP; bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu 70% thủ tục hành chính đủ điều kiện tích hợp lên Cổng DVC quốc gia trong năm 2022.

Quán triệt nguyên tắc dùng chung cơ sở dữ liệu

Ngoài kết quả trên, Hà Nội vẫn còn một số khó khăn, vì vậy trong thời gian tới, TP Hà Nội tiếp tục tái cấu trúc các quy trình, biểu mẫu các dịch vụ công trực tuyến (có kết nối, khai thác dữ liệu dân cư); nghiên cứu, đề xuất phương án triển khai giấy chứng sinh điện tử, giấy báo tử điện tử, giấy khám sức khỏe điện tử phục vụ việc kết nối, đơn giản hóa trong quá trình triển khai các DVC thiết yếu có kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tiếp tục rà soát, bố trí kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao…

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ quản lý, điều hành của Nhà nước sẽ thay đổi toàn bộ quy trình, thủ tục và nhất là thói quen, tư duy người đứng đầu, đòi hỏi phải gương mẫu từ trên xuống, từ trong ra. “Việc triển khai Đề án 06 phải rất thiết thực. Đây là hệ thống rất lớn, đòi hỏi chúng ta phải rất quyết tâm, trước hết vượt qua tư duy cục bộ của các bộ, ngành, những vướng mắc về pháp luật, quán triệt nguyên tắc dùng chung cơ sở dữ liệu”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Theo Phó Thủ tướng, Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, được chọn làm điểm, làm mẫu trong thực hiện Đề án 06. TP cần hết sức nỗ lực, quyết tâm thực hiện từng bước chắc chắn. Từng sở, ngành phải “bước qua cục bộ”, phối hợp chặt chẽ với nhau, lập nhóm công tác liên ngành để xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh.

iểm các vấn đề phát sinh. Lấy ví dụ về quy trình cấp định danh điện tử, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gợi mở cách làm mới để người dân không phải đến cơ quan công an. Trên tinh thần đó, các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với UBND TP Hà Nội, nghiêm túc tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn để người dân “giảm thời gian, chi phí, bớt đi lại” khi thực hiện các thủ tục hành chính, DVC; đồng thời cán bộ, viên chức có thời gian, có điều kiện xuống với người dân nhiều hơn.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu TP Hà Nội phải thực hiện toàn bộ việc chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội qua môi trường điện tử, trừ một số rất ít người phải chi trả trực tiếp.