1. Trang chủ /
  2. Nuối tiếc vì lỡ rút BHXH 1 lần, nhiều người muốn nộp lại để tham gia tiếp

Nuối tiếc vì lỡ rút BHXH 1 lần, nhiều người muốn nộp lại để tham gia tiếp

thứ ba, 6/9/2022 10:13 GMT+07
(PLM) -Nhiều người rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt song không phải ai cũng đạt kết quả như mong muốn, gây tiếc nuối cho chính người trong cuộc.
Người lao động nên cân nhắc kỹ trước khi rút BHXH một lần. Ảnh minh họa

Từ bỏ lương hưu, thiệt đủ đường

Theo BHXH Việt Nam, thời gian qua khá nhiều người lao động (NLĐ) bày tỏ sự tiếc nuối khi đã nhận BHXH một lần, và mong muốn được nộp lại số tiền đã nhận và đóng tiếp BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu và có thẻ BHYT miễn phí chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên quy định hiện hành không cho phép NLĐ được nộp lại khi đã nhận tiền BHXH. Mặc dù vậy, vẫn có những bất cập mà NLĐ mong muốn sửa đổi để họ yên tâm ở lại hệ thống BHXH, tiếp tục đóng để chờ đến ngày nhận lương hưu.

Câu chuyện của chị Lưu Thị Hường, trú tại tại thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức (Hà Nội) là ví dụ. Năm 2018, vì cần tiền làm vốn kinh doanh cửa hàng ăn uống nhỏ, nên chị Hương đã rút BHXH một lần sau khi đã có thời gian tham gia gần 10 năm. Sau đó, việc kinh doanh không đạt kết quả như kỳ vọng và từ đầu năm 2021 đến nay, chị đã xin vào làm công nhân tại một nhà máy ở cụm công nghiệp Hoài Đức, tham gia BHXH lại từ đầu.

“Lúc này, tôi muốn trả lại số tiền đã rút trước đó kèm theo số tiền lãi trong thời gian gián đoạn để được cộng dồn số năm đóng BHXH, nhưng luật pháp hiện hành không cho phép. Nếu được chọn lại, dù khó khăn, tôi cũng không rút BHXH một lần”, chị bày tỏ và từ kinh nghiệm bản thân, chị Lưu Thị Hường cho rằng, người lao động nên cân nhắc thật kỹ trước khi rút BHXH một lần. Việc làm này chẳng khác nào tiêu trước "của để dành" cho tuổi già. 

Tương tự, chị Lê Thị Hóa, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình), từng làm cho một công ty trong TP. Hồ Chí Minh được 10 năm 10 tháng. Khi dịch Covid 19 ập đến, chị Hóa phải nghỉ việc, chồng chị cũng mất việc sau đó. Hai vợ chồng trở về quê làm công việc tự do.

Đến cuối năm ngoái, chị Hóa xin rút BHXH một lần để giải quyết những khó khăn trước mắt. Cứ nghĩ đơn giản là có một khoản để lo cho cuộc sống nhưng khi nhìn cha mẹ mình không có lương hưu, không có BHYT đi khám chữa bệnh, chị Hóa cảm thấy hối tiếc muốn đóng lại toàn bộ khoản tiền đã rút nhưng không được chấp nhận bởi quy định của pháp luật.

Vì vậy, chị Lê Thị Hóa quyết định tham gia BHXH tự nguyện từ đầu. “Lúc đi rút, tôi cứ nghĩ là mình vẫn còn trẻ, mình làm công ty khác mình sẽ đóng lại nhưng rút xong mới thấy hối hận vì quá trình mình đóng đã dài rồi, giờ quay lại từ đầu thì cũng là vấn đề khó khăn hơn”…

Không riêng gì câu chuyện của chị Thịnh, chị Hóa, nhiều người rút BHXH vì cuộc sống quá khó khăn, tài chính kiệt quệ, nhưng không ít người lại có tâm lý cứ rút để cầm tiền về cho chắc, thậm chí chỉ để tiêu dùng cho nhu cầu cá nhân, nhất là những người còn trẻ. Nhiều người rút BHXH một lần, ngay sau đó tiếc nuối muốn nộp lại tiền đã rút, chấp nhận trả lãi để được trở lại hệ thống an sinh, nhưng không được.

Thời gian đóng BHXH quá dài, cần sửa đổi

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, theo khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, NLĐ thường rút BHXH một lần đối với những trường hợp đóng dưới 10 năm.

 Thời gian qua khá nhiều người lao động (NLĐ) bày tỏ sự tiếc nuối khi đã nhận BHXH một lần, và mong muốn được nộp lại số tiền đã nhận và đóng tiếp BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu và có thẻ BHYT miễn phí chăm sóc sức khỏe. Ảnh minh họa

Theo điều tra xã hội học, thì có đến hơn 61% NLĐ sẵn sàng nhận BHXH một lần, kiên quyết không rút chỉ có hơn 31% và không bày tỏ ý kiến là gần 8%. Nguyên nhân chủ yếu là thu nhập thấp, không có tích lũy, công việc bấp bênh và không có niềm tin dài hạn vào chính công việc mình đang làm:

Theo ông Hiểu, chính sách BHXH không đứng riêng lẻ, độc lập mà nó phải kèm theo rất nhiều các chính sách khác. Khi NLĐ, nhất là NLĐ trong ngành dệt may, da giày, điện tử thì có thể thấy, gần như 40 tuổi là nguy cơ họ đã phải chấm dứt hợp đồng lao động.

“Khi họ thấy rằng thời gian họ đóng BHXH mà đủ 20 năm thì khó đủ kiên trì để thực hiện theo quy định. Nên đây là một trong những lý do mà họ rút BHXH một lần”, ông Ngọ Duy Hiểu nói.

Còn theo ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 6 năm thi hành Luật BHXH, bên cạnh những kết quả đạt được, nay đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.

Đó là thời gian đóng quá dài, tối thiểu 20 năm mới được hưởng lương hưu với tỉ lệ 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Ông Nam phân tích, khi đóng đủ số năm còn phải chờ đến tuổi nghỉ hưu mới được nhận lương hưu. Nếu đến 40 tuổi, đã đóng đủ 20 năm thì phải chờ thêm 20 nữa mới được nhận lương hưu, điều này khiến nhiều người không chờ được, chọn rút BHXH một lần.

“Đối với người đóng BHXH tự nguyện chỉ được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, không có ốm đau, thai sản nên chưa đủ hấp dẫn người tham gia… Chính vì vậy, Bộ đang tập trung nghiên cứu các chính sách theo hướng giảm dần năm đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm, tiến tới còn 10 năm và nhiều chính sách khác nhằm tăng độ bao phủ chính sách an sinh, phù hợp với xu hướng chung của thế giới”, ông Nam nói.

Theo ông Nam, mục đích việc điều chỉnh này là tạo điều kiện cho NLĐ tham gia BHXH muộn, có thời gian tham gia BHXH ngắn được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH. Để khuyến khích NLĐ ở lại hệ thống BHXH, cần những quy định để hạn chế việc rút BHXH một lần, quy định khoảng thời gian được phép bảo lưu song phải tăng quyền lợi lâu dài mà không tác động lớn đến tâm lý NLĐ.

“Khi quyết định hưởng BHXH một lần, NLĐ cho rằng thời gian đóng quá dài. Do đó, trong những định hướng sửa luật này sẽ giảm điều kiện thời gian đóng xuống. Ngoài ra, tính linh hoạt trong thực hiện các chính sách như: đóng BHXH tự nguyện, không cần quan hệ lao động, tôi vẫn có thể tham gia hoặc là tôi có thể đóng một lần cho số năm đóng còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Đấy là những định hướng trong việc hoàn thiện nhằm khuyến khích NLĐ yên tâm bảo lưu thời gian đóng nếu như chấm dứt các quan hệ lao động thay vì việc lựa chọn hưởng BHXH một lần. Rõ ràng là trong đóng - hưởng thì thực sự NLĐ đang hưởng hơn rất nhiều so với họ đóng góp, tỷ lệ hưởng lương hưu lên đến 75% trong khi đóng chỉ có 22% thôi”, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH phân tích thêm.

Theo các chuyên gia, việc NLĐ rời bỏ hệ thống BHXH là tự tước quyền được tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, đặc biệt là các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất, dẫn đến rủi ro trong tương lai. Đồng thời tạo ra những thách thức lớn trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng BHXH và đảm bảo an sinh xã hội đất nước.

Do đó, khi sửa đổi Luật BHXH, cần phải xem xét quy định về hưởng BHXH một lần nhằm đảm bảo các chế độ BHXH được bao trùm lên toàn bộ các thành viên trong xã hội và khuyến khích NLĐ ở lại hệ