![]() |
Sẽ thay đổi thi cử, đánh giá để hạn chế dạy thêm, học thêm. (Ảnh minh họa: TPO) |
Cả thầy cô và phụ huynh đều tâm tư
Thực tế, trước thời điểm này, giáo viên (GV), trường học ở TP HCM, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Tiền Giang, Bình Dương... đồng loạt dừng dạy thêm. Trong nhà trường, Bộ chỉ cho dạy thêm đối với ba nhóm: có kết quả chưa đạt ở một môn bất kỳ trong học kỳ liền kề; được chọn bồi dưỡng học sinh (HS) giỏi; HS cuối cấp. Việc dạy này phải miễn phí, trong khi trường công không có nguồn thu đáng kể nào ngoài ngân sách nên phải dừng để chờ hướng dẫn.
Thông tư mới yêu cầu không được thu tiền đối với HS học thêm trong nhà trường cũng gây hụt hẫng với nhiều thầy cô.
Cô N.N, giáo viên Ngữ văn ở quận 1, TP HCM cho biết, thu nhập từ việc dạy học của cô khoảng 40 triệu đồng/tháng, nhưng nếu không được thu tiền HS học thêm trong nhà trường, mức này giảm 80%. Nhiều GV cho rằng, cảm thấy bị phân biệt so với nhiều ngành nghề khác khi không thể kiếm tiền chính đáng bằng sức lao động và chuyên môn của mình.
Từ góc độ quản lý, một hiệu trưởng tâm tư nếu dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được phép thu tiền của HS thì nguồn kinh phí để trường tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sẽ lấy từ đâu. Nếu không có nguồn kinh phí cho việc này thì rất khó khăn. Đó là chưa kể GV sẽ kém nhiệt tình khi bỏ thời gian, công sức dạy miễn phí.
Trên các diễn đàn, phụ huynh cũng bày tỏ nhiều quan điểm về vấn đề “nóng” này. Chị Thanh Hà (TP HCM) chia sẻ: “Con tôi học lớp 4 đã phải thi tổng là 7 môn, với 12 buổi thi lấy điểm để đánh giá trong 2 tuần. Như vậy thì quá nặng nề với HS tiểu học. Theo tôi, việc đầu tiên là phải thay đổi cách đánh giá HS: kết hợp dựa trên quá trình học tập và điểm kiểm tra cuối kỳ. Còn hiện nay, thực tế đánh giá HS dựa trên điểm thi cuối kỳ là nặng về điểm số thì đương nhiên sẽ phải đi học thêm”.
Liên quan đến vấn đề này, nhà văn Hoàng Anh Tú chia sẻ: “Vấn đề là bớt học thêm hay là bớt học đi. Thứ chúng ta cần bớt vốn không phải chuyện học thêm, dạy thêm mà là xử lý những trường hợp học thêm, dạy thêm biến tướng. Là cách chúng ta tổ chức các kỳ thi để con trẻ không đi học thêm vẫn có thể bằng nỗ lực tự học đỗ được vào các ngôi trường tốt hơn. Là cách mà chúng ta dạy và học theo phương pháp thay vì “tầm chương trích cú”, luyện đi luyện lại dạng đề chỉ để “đua” xem đứa trẻ nào thuộc bài hơn đứa trẻ nào. Xa hơn nữa là tinh thần tự học thay vì kèm cặp, giám sát, kè kè thước kẻ trên tay…”.
Thay đổi thi cử để HS không cần học thêm vẫn vượt qua
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, về phía Bộ GD&ĐT sau khi ban hành Thông tư 29 và sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, Bộ sẽ tiếp tục có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo để các Sở GD&ĐT tham mưu và ban hành các hướng dẫn thực hiện tại địa phương. Được biết hiện nhiều Sở GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 29 và đã tham mưu cho địa phương ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp cho phát triển GD&ĐT.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Bộ sẽ có giải pháp nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy, trách nhiệm của nhà giáo, phát huy năng lực tự học của HS. Việc kiểm tra, đánh giá, thi cử cũng phải đổi mới, không đánh đố, không ra ngoài chương trình để HS không cần học thêm vẫn có thể vượt qua. Ông lưu ý các địa phương tăng cường cơ sở vật chất, tăng số trường, lớp dạy học hai buổi trên ngày. Ngoài ra, Bộ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra; tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức tự tôn, tự trọng của GV để họ nói “không” với dạy thêm không đúng quy định; đồng thời có chính sách đảm bảo đời sống cho nhà giáo.
Đối với phụ huynh HS và xã hội, ông Thưởng bày tỏ mong muốn rất cần sự thấu hiểu, vào cuộc và cả sự giám sát. Khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, còn chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm, còn chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình ngoài giáo dục nhà trường… thì khi đó dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách mà là sự thay đổi nhận thức của xã hội. Những chính sách để đảm bảo đời sống cho nhà giáo cũng là giải pháp cho vấn đề này. Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều tham mưu và đang tiếp tục tham mưu về các chính sách cho nhà giáo, trong đó Luật Nhà giáo dự kiến được ban hành trong thời gian tới cũng sẽ mang lại những chính sách tích cực cho nhà giáo.
Một số chuyên gia giáo dục nhìn nhận, những điều chỉnh của Bộ GD&ĐT đang theo hướng “không quản được thì cấm”. Để không vi phạm, GV phải dạy thêm ở các trung tâm hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi lập một doanh nghiệp giáo dục là câu chuyện rất “nhiêu khê” với hàng chục quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình, giấy phép. Để có thể quản lý việc dạy thêm và học thêm hiệu quả, ngành Giáo dục cần có sự chuẩn bị đầy đủ, đồng bộ bao gồm đẩy nhanh lộ trình tăng lương cho GV, chuẩn bị về hạ tầng và sớm xây dựng các quy định, tiêu chí, kiểm soát chất lượng GV, chất lượng dạy học ở các trung tâm… để các bậc phụ huynh và HS yên tâm lựa chọn.
Uyên Na
(PLM) - Liên quan đến vụ việc, đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức dụ dỗ, lôi kéo người dân tham gia đầu tư mua đồng năng lượng MPX để đào XFI của dự án CrossFi vừa bị công an Thành phố Hà Nội phối hợp cùng công an quận Cầu Giấy triệt phá đang được dự luận đặc biệt quan tâm hiện nay. Song có thể nhiều người chưa biết, trước đó Báo Pháp luật Việt Nam đã từng cảnh báo về các dấu hiệu lừa đảo của nhóm đối tượng này.
(PLM) - Theo Hà Nội Metro, trung bình mỗi tháng có hơn 480 nghìn lượt hành khách di chuyển trên tuyến đường sắt đô thị số 3.1 Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao
(PLM) - Sáng 15/2, đồng chí Trần Ngọc Hà – Phó Tổng Biên tập cùng đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo UBND huyện Trạm Tấu và các thành viên trong Ban tổ chức Giải leo núi “Bước chân trên mây” để triển khai cụ thể về công tác tổ chức và trao đổi kế hoạch chi tiết về giải. Sau lần lỡ hẹn do ảnh hưởng bởi thiên tai, Bước chân trên mây - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 sẽ được tổ chức lần thứ 2 tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Công tác đưa đón, vấn đề ăn nghỉ và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho vận động viên cũng như khách mời tham dự giải được Ban tổ chức đặc biệt chú trọng và cơ bản đã có phương án cụ thể, đầy đủ.
(PLM) - Valentine không chỉ là ngày để tặng quà mà còn là dịp để các cặp đôi thể hiện tình yêu một cách đặc biệt và ý nghĩa. Bằng những xu hướng quà tặng mới mẻ, mang tính cá nhân hoá, ngày lễ tình nhân ngày càng trở nên đầy cảm xúc và kỷ niệm đặc biệt trong lòng mỗi người.
(PLM) - Vào những ngày đầu năm mới, nhiều nam thanh nữ tú đất Hà Thành lại dập dìu kéo nhau đến chùa Hà xin gieo duyên, cầu phúc, lộc và sự bình an, may mắn, nhất là dịp Valentine đang cận kề.
(PLM) - Sáng ngày 13/2, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Thành Uỷ, UBND TP Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, đại diện huyện Uỷ - UBND và các đoàn thể của huyện Thanh Trì và đặc biệt là 180 tân binh lên đường nhập ngũ năm 2025.
(PLM) - Tiếp nối thành công của giải năm 2023, Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần II năm 2025 do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với UBND huyện Trạm Tấu và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt tổ chức chính thức khởi tranh từ ngày 11-13/4/2025. “Bước chân trên mây” lần II quy tụ hàng trăm vận động viên là nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước cùng chinh phục đỉnh Tà Xùa ở độ cao 2.865m theo cung đường xuất phát từ trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái với tổng cơ cấu giải thưởng lên đến hàng trăm triệu đồng. Thí sinh đăng ký tham dự giải vui lòng liên hệ Pháp luật Media - Báo Pháp luật Việt Nam Địa chỉ: 139k Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, TP.Hà Nội; Websie: buocchantrenmay.vn; Fanpage Facebook: Bước chân trên mây; Hotline: 0945.541.986; Email: leonuibuocchantrenmay@gmail.com; Đăng ký trực tuyến tại: https://buocchantrenmay.vn/dangky./.
(PLM) - Chiều 10/2, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi Sinh hoạt chuyên đề “95 năm vinh quang Đảng Cộng sản Việt Nam, tự hào và trách nhiệm”
(PLM) - Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Điểm nhấn của Lễ hội làng Triều Khúc chính là điệu múa dân gian truyền thống có một không hai "con đĩ đánh bồng".
(PLM) - Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam ngay từ sáng sớm ngày 7.2 tức ngày 10 tháng riêng năm Ất Tỵ, mặc dù trời mưa, rét nhưng tuyến phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có rất đông người dân đến mua vàng ngày vía Thần tài.