1. Trang chủ /
  2. Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Cột mốc văn hóa khẳng định chủ quyền nơi địa đầu tổ quốc

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Cột mốc văn hóa khẳng định chủ quyền nơi địa đầu tổ quốc

thứ năm, 3/3/2022 21:22 GMT+07
(PLM) - Tọa lạc ở một vị trí quan trọng, Đền Xã Tắc (phường Ka Long, TP Móng Cái, Quảng Ninh) được coi là “cột mốc văn hóa” trường tồn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia ở nơi địa đầu tổ quốc.
Đền Xã Tắc ngày nay được xây dựng theo hướng Nam, trên một khu đất cao, thoáng mát với diện tích khuôn viên khoảng 20.000m2, phía Đông giáp sông Ka Long.

Đền Xã Tắc (phường Ka Long, TP Móng Cái, Quảng Ninh) được coi là “cột mốc văn hóa” trường tồn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia ở nơi địa đầu tổ quốc, đồng thời là dấu ấn lịch sử và cũng là nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.

1cd6865d1816d7488e07
Đền Xã Tắc ngày nay được xây dựng theo hướng Nam, trên một khu đất cao, thoáng mát với diện tích khuôn viên khoảng 20.000m2, phía Đông giáp sông Ka Long.

Đền Xã Tắc ngày nay được xây dựng theo hướng Nam, trên một khu đất cao, thoáng mát với diện tích khuôn viên khoảng 20.000m2, phía Đông giáp sông Ka Long.Đền Xã Tắc ngày nay được xây dựng theo hướng Nam, trên một khu đất cao, thoáng mát với diện tích khuôn viên khoảng 20.000m2, phía Đông giáp sông Ka Long.Di tích đền Xã Tắc tọa lạc ở một vị trí quan trọng, nơi địa đầu Tổ quốc, cạnh ngã ba Xoáy Nguồn, bên bờ sông Ka Long – dòng sông nối liền hai nước Việt - Trung.

Nơi đây trước kia còn có tên là “Đàn miếu Xã Tắc Đại vương” (Nơi lập đàn để tế long thần thổ địa của bản thôn). Theo các tư liệu lịch sử hiện còn lưu giữ được, đền Xã Tắc được xây dựng từ trước năm Kỷ Mão 1879, là nơi phụng thờ thần Xã Tắc Đại Vương.

Bên cạnh đó, tại di tích còn phối thờ thần Cao Sơn Đại Vương, Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng các vị long thần, thổ địa bản thôn...

a
Lễ cấp thủy (lấy nước) tại đền Xã Tắc.

Không những chứa đựng đậm nét đời sống tâm linh, đền Xã Tắc còn được ghi nhận là một chứng nhân lịch sử.

Theo lời kể của các cụ cao niên sống quanh khu vực này, trước kia, Đền Xã Tắc được xây dựng tại mép sông Thác Mang với quy mô khá lớn gồm ba gian nhà, mặt quay về hướng Nam, mái lợp ngói âm dương.

Đầu thế kỷ XX, trong một lần bão lớn, Đền bị sạt lở và được nhân dân di chuyển vào trong khu vực Xoáy nguồn với quy mô nhỏ hơn trước.

Trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, đền bị phá hủy, chỉ còn lại một vài tấm bia và nền móng cũ.

Sau năm 1989, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền Xã Tắc bây giờ được xây dựng trên nền đền cũ bằng sự phát tâm công đức của đông đảo nhân dân, tăng ni, phật tử trên khắp mọi miền đất nước. Ba pho tượng Thánh được thờ tại đền gồm: Thần chủ Xã Tắc đại vương, Cao Sơn đại vương và Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng.

z3226769479276_35dfb74b5d0338557ab62eb8e3825f6e
Lễ nghinh Thần Xã tắc Vùng Biên..

Với người dân TP. Móng Cái, đền Xã Tắc từ lâu đã trở thành một chốn linh thiêng để họ gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng rất đỗi đời thường của mình. Dần dần, ngôi đền không chỉ mang ý nghĩa là một cơ sở thờ tự, một nơi thể hiện văn hóa, tín ngưỡng của người Việt mà nó còn chứa đựng một ý nghĩa văn hóa to lớn hơn.

Lệ tế Xã tắc đã vượt ra khỏi phạm vi thờ thần của một làng, hay một khu vực và trở thành ngôi đền thờ của thần non sông, đất nước đúng như ý nghĩa của cụm từ “Sơn hà Xã Tắc”.

Năm 2005, đền Xã Tắc được UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp Tỉnh. Đến năm 2009, được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Ninh, thành phố Móng Cái và Ban Trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã huy động các nguồn lực xây dựng lại đền Xã Tắc khang trang, đủ các hạng mục theo kiến trúc đền thờ thuần Việt và trở thành điểm du lịch văn hóa, tâm linh gắn với phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Dự án được hoàn thành và bàn giao cho thành phố Móng Cái vào tháng 06/2018.

Từ năm 2018 đến nay, thành phố Móng Cái đã phục dựng và duy trì tổ chức lễ hội đền Xã Tắc với quy mô phù hợp với mục đích, ý nghĩa và tình hình thực tiễn.

z3226707044521_3f90ca247c0e9cc8db2a15ecf0785775
Lễ tế đàn Xã Tắc một trong nghi lễ quan trọng của lễ hội.

Năm nay, Lễ hội Đền Xã Tắc sẽ được TP. Móng Cái tổ chức trong 2 ngày 2-3/3/2022 (tức 30/1 và 1/2 Âm lịch). Chương trình được tổ chức với quy mô cấp thành phố với tinh thần đảm bảo thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả, trên cơ sở phát huy vai trò của nhân dân, đẩy mạnh việc huy động nhân lực, nguồn lực xã hội hóa phục vụ việc tổ chức lễ hội. Việc tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm và tuân thủ tốt chỉ đạo của các cấp về phòng, chống dịch COVID-19.

Bà Phạm Thị Oanh, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tinTP Móng Cái cho biết, "Lễ hội đền Xã Tắc năm 2022 là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động sự kiện kích cầu du lịch của thành phố Móng Cái, hưởng ứng chương trình mở cửa, phục hồi hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh, năm du lịch Quốc gia 2022 nhằm thu hút du khách đến với thành phố Móng Cái và giới thiệu quảng bá các giá trị di sản văn hóa của đền Xã Tắc cùng các danh lam thắng cảnh, điểm đến du lịch của Móng Cái".

Theo đó, phần lễ chính gồm lễ Cấp thủy; lễ Mộc dục; lễ Nghênh Thần (rước Thần du Xuân); lễ tế Xã Tắc; lễ dâng lễ vật của các địa phương, cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thành phố; lễ cúng chúng sinh và lễ Xuất tịch được tổ chức đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Phần hội gồm các trò chơi dân gian truyền thống như bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy, đi cầu kiều, viết thư pháp.

Trước đó, ngày 4/11/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3238/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với Di tích lịch sử đền Xã Tắc.