Scandal BitcoinDeFi: Khi hiệu ứng đám đông dẫn dắt
Scandal BitcoinDeFi bùng lên từ đâu?
Sự xuất hiện trở lại của nhân vật “em trai Khá Bảnh” - Phạm Tuấn sau lùm xùm với sàn giao dịch Wolf Broker vừa “sập” khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh tay trắng, đã mang đến phẫn nộ trong dư luận dành cho dự án BitcoinDeFi.
Đồng loạt, một số lượng lớn các đơn vị truyền thông và các cá nhân có tầm ảnh hưởng đã đưa tin về BitcoinDeFi, dán mác “đa cấp” cho dự án này. Chính từ đây, cộng đồng trở nên hoang mang tột độ, lo ngại một dự án “đa cấp” núp bóng tài chính được thành lập bởi các “giang hồ mạng” Việt Nam sẽ tiếp tục gây hại đến an ninh xã hội.
Dù vậy, sau quá trình điều tra, đối chiếu pháp lý, không khó để xác định BitcoinDeFi sở hữu bộ giấy phép hoạt động hợp lệ được cấp bởi chính quyền Dubai, dưới hình thức của một doanh nghiệp phát hành dịch vụ tài chính, có trụ sở công ty mẹ tại Dubai Silicon Oasis (UAE) - chứ không thuộc về các “giang hồ mạng” Việt Nam như nghi ngại của phần đông cộng đồng.
Trên các phương tiện truyền thông chính thức, mô hình này đã liên tục khẳng định, nhấn mạnh về nguồn gốc pháp lý bằng việc công khai toàn bộ giấy phép hoạt động để cộng đồng có thể kiểm chứng.
Động thái công khai này là đủ để kết luận, chừng nào BitcoinDeFi chưa bị “phanh phui” vì sử dụng giấy phép hoạt động “giả”, thì chừng đó chưa đủ bằng chứng để kết luận mô hình này mập mờ về nguồn gốc.
Ngoài ra, qua tìm hiểu các kênh truyền thông của dự án BitcoinDeFi, phóng viên không tìm thấy tài liệu nào quảng bá “đầu tư không có rủi ro”, hay “cam kết trả lợi nhuận hàng tháng” như đồn thổi.
Vì lẽ đó, bản chất của dự án này tốt hay xấu có lẽ sẽ cần thêm thời gian để kết luận, nhưng việc họ từng cam kết như đã nêu thì là tin đồn không chính xác. Rất có thể, các tin đồn này bắt nguồn từ chủ ý lôi kéo sự quan tâm, khai thác hiệu ứng đám đông của một số cá nhân và đơn vị truyền thông.
Cẩn trọng với tâm lý đám đông dẫn dắt
Mạng xã hội là môi trường lý tưởng để hiệu ứng đám đông phát huy sức mạnh, dù không phải lúc nào nó cũng mang đến sự thật và những điều tích cực.
Nguồn cơn của một làn sóng tẩy chay đôi khi chỉ xuất phát từ quan điểm của vài cá nhân. Khi xuất hiện một số ý kiến phản đối ban đầu mang tính chỉnh thể (dù trên thực tế có thể chỉ là phiến diện), nhưng qua nhiều tầng nấc tiếp nhận, với tính chất “tam sao thất bản”, các ý kiến sau đó ngày càng sai lệch và xa rời so với ý kiến ban đầu, khiến những thông tin mà người tiếp nhận càng về sau sẽ càng sai lệch, tạo nên sự bức xúc càng lớn và phản ứng càng quyết liệt - dù cho nguyên nhân thực sự của bức xúc đó có thể chưa được lý giải đầy đủ.
Hiển nhiên, sự thật thì lại không do đám đông quyết định. Một vấn đề đúng hay sai sẽ do những yếu tố khác thuộc về tính khoa học và tính khách quan quyết định. Dù vậy, việc mặc nhiên đánh giá, thừa nhận điều gì đó theo thói quen, theo quán tính mà không phản biện, tư duy độc lập đã trở nên thông thường và ai cũng có thể mắc phải.
Vậy nguồn cơn nào đã dẫn đến cục diện báo chí bất lợi như hiện nay dành cho dự án BitcoinDeFi và sự nhiễu loạn thông tin, hoang mang trong dư luận?
Một KOL công nghệ rất nổi tiếng thời gian gần đây với sứ mệnh bảo vệ cộng đồng trước những nguy hiểm trên không gian mạng, lẽ ra phải tiên phong tìm hiểu sâu sát về một dự án đang bị cộng đồng đặt dấu hỏi để đưa ra nhận định chuyên môn thực tế, làm rõ bản chất, giúp đỡ cộng đồng, đúng với ngọn cờ trách nhiệm được anh giương cao.
Nhưng tất cả những gì KOL nổi tiếng này làm với một “vụ án” công nghệ rất lớn thời gian qua như BitcoinDeFi chỉ là copy bài và trích dẫn từ một nguồn tin khác, rồi vội vàng xóa đi ngay sau đó (?). Điều đáng ngạc nhiên là phần lớn cộng đồng đều không nhận ra hành động cẩu thả, thiếu trách nhiệm của KOL này.
Tiếp nối, hàng loạt các cá nhân khác có ảnh hưởng trong thị trường tiền mã hóa và các đơn vị truyền thông đã dựa trên danh tiếng, “chuyên môn” của KOL kia làm cơ sở tham chiếu để đưa tin, kêu gọi tẩy chay BitcoinDeFi, tạo đà xuất bản thêm những tin đồn “tam sao thất bản” khác.
Dự án tiền mã hóa của Dubai đã bị kết tội theo một cách tội nghiệp: không bằng chứng và lý lẽ trực diện, ngoài những câu chuyện “hút view” về “em trai Khá Bảnh” cùng sàn Wolf Broker vừa giải tán - vốn là một dự án hoàn toàn khác. Việc mặc định liên hệ bê bối của sàn Wolf Broker với bản chất độc lập của một dự án khác là thiếu dẫn chứng, thiếu “mạch nối” để hình thành cơ sở nghị luận.
Thiết nghĩ, mong muốn bảo vệ an ninh xã hội trước những mối nguy hiểm rình rập luôn là động cơ tốt, nhưng nó cần đi kèm với đầu tư thời gian nghiêm túc và tìm hiểu thông tin để phản biện đúng đắn. Trong mọi vụ việc, trách nhiệm cộng đồng của các cá nhân có tầm ảnh hưởng và các đơn vị truyền thông là rất đáng suy ngẫm.