Tọa đàm: Nhìn lại 10 năm thực hiện luật lý lịch tư pháp
thứ năm, 31/12/2020 20:20 GMT+07(PLM) - Sự ra đời Luật Lý lịch tư pháp đã khẳng định được vị trí quan trọng trong quản lý nhà nước, góp phần tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đồng thời hỗ trợ hoạt động của các cơ quan tư pháp. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật LLTP đã thực sự đi vào cuộc sống, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu cấp phiếu LLTP ngày càng tăng của công dân, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế. “10 năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp” cũng chính là chủ đề của buổi toạ đàm ngày hôm nay. Như thường lệ của chương trình chúng tôi cũng có mời tới trường quay những khách mời đặc biệt, xin trân trọng giới thiệu vị khách mời đầu tiên: Tiến sỹ luật học Hoàng Quốc Hùng - Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp Ông Ngô Anh Tuấn - Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
Tọa đàm “Sửa đổi Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật – Để luật không xa rời thực tiễn“
thứ năm, 31/12/2020 19:15 GMT+07(PLM) - Sau 3 năm triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, có thể khẳng định công tác xây dựng pháp luật ở nước ta đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên để khắc phục một số điểm còn vướng mắc và tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong tình hình mới. Ngày 18 tháng 6 năm 2020, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật 2020 có nhiều điểm mới đáng chú ý. Để quý vị khán giả rõ hơn về những điểm mới này, văn phòng bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm, đến dự và chia sẻ tại buổi tọa đàm có ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp.
Tọa đàm: Tìm hiểu pháp luật về các quyền dân sự, chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số
thứ ba, 29/12/2020 18:54 GMT+07(PLM) - Trong thực tế, nhiều chính sách, pháp luật về dân tộc, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã phát huy hiệu quả cao, thể hiện rõ ở các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Các quyền của người dân tộc thiểu số được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, đặc biệt là các quyền về dân sự, chính trị.Thực hiện Quyết định số 364/QĐ-BTP ngày 28/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức và nhân dân giai đoạn 2015-2020". Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức chương trình Tọa đàm với chủ đề “Tìm hiểu pháp luật về các quyền dân sự, chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số”. Tham gia tọa đàm có sự góp mặt của các chuyên gia: 1. Thạc Sĩ Phan Hồng Thủy; Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc 2. Thạc Sĩ Nguyễn Linh Kha; Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư Pháp
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng“
chủ nhật, 27/12/2020 17:21 GMT+07(PLM) - Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) thời gian qua được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo sát sao và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những khó khăn, trong đó có vướng mắc liên quan đến thực thi pháp luật về PCTN. Hai vị chuyên gia là Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) Đinh Văn Minh và Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến đã đề xuất nhiều kiến nghị khi tham gia buổi tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 17/12.
Tọa đàm “Cần có cái nhìn công bằng, khoa học với bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1“
thứ hai, 14/12/2020 20:00 GMT+07(PLM) - Thời gian vừa qua, sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều là tâm điểm của dư luận, với những ý kiến trái chiều về ngữ liệu, nội dung. Bắt đầu từ các diễn đàn cá nhân, các trang mạng và bùng phát lan rộng. Có rất nhiều ý kiến, từ các cơ quan truyền thông, báo chí, đã phát hiện và nhặt ra rất nhiều lỗi trong 4 bộ sách của NXB Giáo Dục Việt Nam, đặc biệt là bộ "Kết nối" và "Chân trời sáng tạo". Các lỗi sai nghiêm trọng như ngữ liệu phản cảm, vấn đề bản quyền, nội dung quá khó...khiến cho giáo viên dạy khó khăn, và học sinh học cũng vậy, được đăng tải trên các báo Pháp luật Việt Nam, Dân Trí, Ánh sáng và Cuộc sống, Lao Động, Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Thanh Tra, Phụ nữ online...và nhiều tờ báo khác. Vậy tại sao chỉ riêng bộ "Cánh Diều" phải sửa? Hãy cùng các chuyên gia, khách mời nhìn nhận khách quan, đa chiều về vấn đề này. Các khách mời tham gia tọa đàm: 1- Đại biểu Quốc hội : Nguyễn Thị Kim Thúy ( Đoàn Đà Nẵng) 2- PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ 3- Phó Hiệu trưởng Hoàng Thị Nguyệt (Trường Tiểu học Tân Phú-Tân Sơn, Phú Thọ)
Tọa đàm “Sửa quyết định hành chính gây tranh cãi ở Hà Nội“
thứ năm, 10/12/2020 22:10 GMT+07(PLM) - UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 5269, điều chỉnh quyết định hành chính số 3128 ngày 30/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây cũ, về việc thu hồi và giao cho Công ty cổ phần Cienco 5 Land hơn 182 ha đất để thực hiện dự án Khu đô thị Mỹ Hưng. Quyết định 5269 của UBND TP Hà Nội đã điều chỉnh nội dung quan trọng nhất của quyết định 3128 là chủ thể được giao đất.
Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến giáo dục Pháp luật
thứ ba, 8/12/2020 18:32 GMT+07(PLM) - Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Phổ biến giáo dục Pháp luật gắn với thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử theo tinh thần Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngày 8/12/2020, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến giáo dục Pháp luật”.
Tọa đàm “Triển khai công tác PBGDPL theo tinh thần Kết luận số 80 và Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”
thứ hai, 9/11/2020 16:00 GMT+07(PLM) - Hiện nay, công tác PBGDPL đang đứng trước những đòi hỏi, thách thức mới cần phải có sự thay đổi 1 cách toàn diện, sâu sắc. Để đáp ứng yêu cầu công tác PBGDPL trong thời gian tới, trên cơ sở kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, thì ngày 20/6/2020 Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 80/KL-TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32 nói trên.
Việt Nam đăng cai tổ chức Giải đấu Thể thao điện tử khu vực Đông Nam Á 2021
thứ năm, 29/10/2020 10:56 GMT+07(PLVN) -Theo Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA), Giải đấu Thể thao điện tử khu vực Đông Nam Á 2021 (SEA eSports Championship 2021; gọi tắt là SEA EC 2021) sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến với sự tham dự của các Liên đoàn Thể thao điện tử các nước Đông Nam Á.
Xuất khẩu tháng 8 đạt mức cao nhất từ đầu năm
thứ tư, 9/9/2020 09:45 GMT+07(PLM) - Việc EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua đã tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam. Tính riêng trong tháng 8 vừa qua, trị giá xuất khẩu tăng 6,5% so với tháng 7/2020 và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 26,5 tỷ USD