An Tâm Sống khỏe: Tăng cường sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh lúc giao mùa
thứ ba, 23/3/2021 14:46 GMT+07(PLM) - Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển khiến người dân dễ mắc các bệnh như: Cúm, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, chân tay miệng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh giao mùa để điều trị kịp thời? Chuyên mục AN TÂM SỐNG KHỎE của Pháp luật Media - báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi PGS.TS Bác sĩ Trịnh Bảo Ngọc - Giảng viên cao cấp trường Đại học Y Hà Nội để giải đáp những mối bận tâm này.
Học tập và làm việc tại CHLB Đức: Không còn là ước mơ xa vời
chủ nhật, 17/1/2021 12:52 GMT+07(PLM) - Được du học và làm việc ở nước ngoài, giờ đây đã không còn xa lạ với các bậc phụ huynh và các bạn trẻ. Để theo đuổi ước mơ đó, không ít người cho rằng đó chỉ là “sân chơi” của các gia đình có điều kiện, hay con mình phải thật giỏi mới có thể xa nhà và sống đước ở một đất nước khác. Được tiếp cận với 1 nền văn minh tiên tiến như Nhật, Hàn Quốc,.. đã là tuyệt vời, nhưng được sống, học tập và làm việc hay xa hơn là có tấm vé định cư ở Đức hay Châu Âu, nếu biết chọn đúng nơi đúng chỗ, đôi khi con đường ấy còn dễ dàng đạt được hơn.
Tọa đàm: Nhìn lại 10 năm thực hiện luật lý lịch tư pháp
thứ năm, 31/12/2020 20:20 GMT+07(PLM) - Sự ra đời Luật Lý lịch tư pháp đã khẳng định được vị trí quan trọng trong quản lý nhà nước, góp phần tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đồng thời hỗ trợ hoạt động của các cơ quan tư pháp. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật LLTP đã thực sự đi vào cuộc sống, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu cấp phiếu LLTP ngày càng tăng của công dân, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế. “10 năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp” cũng chính là chủ đề của buổi toạ đàm ngày hôm nay. Như thường lệ của chương trình chúng tôi cũng có mời tới trường quay những khách mời đặc biệt, xin trân trọng giới thiệu vị khách mời đầu tiên: Tiến sỹ luật học Hoàng Quốc Hùng - Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp Ông Ngô Anh Tuấn - Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
Tọa đàm “Hòa giải ở cơ sở kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ“
thứ năm, 31/12/2020 16:03 GMT+07(PLM) - Sau hơn 7 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở (HGOCS) năm 2013, công tác HGOCS đã đạt được nhiều kết quả tích cực, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, giữ vững ổn định xã hội ở cơ sở. Đây chính là nội dung trao đổi của hai vị chuyên gia tham dự buổi tọa đàm về công tác này do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chiều 28/12. Các vị chuyên gia tham gia cùng chương trình tọa đàm gồm: 1. Ông Uông Ngọc Thuẩn - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp 2. Bà Phạm Thị Hồng - Phó Trưởng Ban Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tọa đàm “Tuyên truyền Pháp luật thời 4.0“
thứ năm, 31/12/2020 09:39 GMT+07(PLM) - Cách mạng kỹ thụât số, những ứng dụng công nghệ thời 4.0 đã khiến công tác Phổ biến Giáo dục Pháp luật (PBGDPL) cũng phải thay đổi. Những người làm công tác PBGDPL đã phải lao tâm khổ tứ như thế nào để “chở” luật đến với bà con? Hãy cùng Phó vụ trưởng Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp - Phan Hồng Nguyên làm rõ hơn trong tọa đàm này.
Tọa đàm: Tìm hiểu pháp luật về các quyền dân sự, chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số
thứ ba, 29/12/2020 18:54 GMT+07(PLM) - Trong thực tế, nhiều chính sách, pháp luật về dân tộc, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã phát huy hiệu quả cao, thể hiện rõ ở các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Các quyền của người dân tộc thiểu số được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, đặc biệt là các quyền về dân sự, chính trị.Thực hiện Quyết định số 364/QĐ-BTP ngày 28/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức và nhân dân giai đoạn 2015-2020". Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức chương trình Tọa đàm với chủ đề “Tìm hiểu pháp luật về các quyền dân sự, chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số”. Tham gia tọa đàm có sự góp mặt của các chuyên gia: 1. Thạc Sĩ Phan Hồng Thủy; Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc 2. Thạc Sĩ Nguyễn Linh Kha; Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư Pháp
Tọa đàm: Tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn
thứ bảy, 26/12/2020 16:28 GMT+07(PLM) - Để bảo đảm thực thi điều ước quốc tế hiệu quả, một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đó là tuyên truyền, phổ biến các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật trong nước trên cơ sở bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Hiến pháp, hệ thống pháp luật, điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Với Công ước Phòng, chống tra tấn cũng không phải là ngoại lệ. Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn" năm 2020, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức chương trình Tọa đàm cùng các vị khách mời. 1. Bà Lê Thị Hòa ,Trưởng phòng Pháp luật hình sự , Vụ Pháp luật hình sự, Bộ Tư Pháp 2.Trung tá Đặng Cẩm Hạnh, Phó trưởng phòng Pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế, Cục Pháp chế và cải cách hành chính Tư pháp Bộ Công an
Tọa đàm: Bạo lực học đường - Nhìn từ góc nhìn pháp lý
thứ hai, 21/12/2020 17:19 GMT+07(PLM) - Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng không dễ xử lý, đây luôn là mối quan tâm của xã hội. Thời gian gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường lại tiếp tục nổi lên khiến dư luận rất trăn trở. Vậy đâu là giải pháp tháo gỡ vấn nạn này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi tọa đàm để cùng các chuyên gia: Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp để cùng tháo gỡ vấn đề.
Tọa đàm “Cần có cái nhìn công bằng, khoa học với bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1“
thứ hai, 14/12/2020 20:00 GMT+07(PLM) - Thời gian vừa qua, sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều là tâm điểm của dư luận, với những ý kiến trái chiều về ngữ liệu, nội dung. Bắt đầu từ các diễn đàn cá nhân, các trang mạng và bùng phát lan rộng. Có rất nhiều ý kiến, từ các cơ quan truyền thông, báo chí, đã phát hiện và nhặt ra rất nhiều lỗi trong 4 bộ sách của NXB Giáo Dục Việt Nam, đặc biệt là bộ "Kết nối" và "Chân trời sáng tạo". Các lỗi sai nghiêm trọng như ngữ liệu phản cảm, vấn đề bản quyền, nội dung quá khó...khiến cho giáo viên dạy khó khăn, và học sinh học cũng vậy, được đăng tải trên các báo Pháp luật Việt Nam, Dân Trí, Ánh sáng và Cuộc sống, Lao Động, Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Thanh Tra, Phụ nữ online...và nhiều tờ báo khác. Vậy tại sao chỉ riêng bộ "Cánh Diều" phải sửa? Hãy cùng các chuyên gia, khách mời nhìn nhận khách quan, đa chiều về vấn đề này. Các khách mời tham gia tọa đàm: 1- Đại biểu Quốc hội : Nguyễn Thị Kim Thúy ( Đoàn Đà Nẵng) 2- PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ 3- Phó Hiệu trưởng Hoàng Thị Nguyệt (Trường Tiểu học Tân Phú-Tân Sơn, Phú Thọ)
Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến giáo dục Pháp luật
thứ ba, 8/12/2020 18:32 GMT+07(PLM) - Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Phổ biến giáo dục Pháp luật gắn với thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử theo tinh thần Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngày 8/12/2020, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến giáo dục Pháp luật”.