Chàng thanh niên dân tộc Tày làm giàu từ mô hình nuôi lợn
thứ bảy, 3/7/2021 20:35 GMT+07(PLM) - Sinh ra tại một xã nghèo ở huyện biên giới, tỉnh Cao Bằng. Chàng thanh niên dân tộc Tày sinh năm 1990 – Trương Văn Công luôn ấp ủ ước mơ khởi nghiệp từ con đường chăn nuôi sạch, khoa học, ít bệnh tật. Cuối năm 2017 sau khi xuất khẩu lao động trở về anh Công bắt đầu mở trang trại lợn đầu tiên với quy mô hơn 200m vuông.
Tập đoàn Phượng Hoàng: Thành công nhờ quyết đoán và có lối đi riêng
thứ ba, 19/1/2021 08:04 GMT+07(PLM) -Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid – 19, khiến nhiều doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn phải đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô. Tuy nhiên Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế Phượng Hoàng đã có những lối đi riêng cùng cách làm sáng tạo nên công ty đã phát triển bền vững đạt được nhiều thành tích trong năm 2020 (tăng trưởng 3,8% trong năm 2020). Đồng thời tạo công ăn việc làm cho hơn 1000 lao động tại tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Sơn La và trên địa bàn cả nước.
Học tập và làm việc tại CHLB Đức: Không còn là ước mơ xa vời
chủ nhật, 17/1/2021 12:52 GMT+07(PLM) - Được du học và làm việc ở nước ngoài, giờ đây đã không còn xa lạ với các bậc phụ huynh và các bạn trẻ. Để theo đuổi ước mơ đó, không ít người cho rằng đó chỉ là “sân chơi” của các gia đình có điều kiện, hay con mình phải thật giỏi mới có thể xa nhà và sống đước ở một đất nước khác. Được tiếp cận với 1 nền văn minh tiên tiến như Nhật, Hàn Quốc,.. đã là tuyệt vời, nhưng được sống, học tập và làm việc hay xa hơn là có tấm vé định cư ở Đức hay Châu Âu, nếu biết chọn đúng nơi đúng chỗ, đôi khi con đường ấy còn dễ dàng đạt được hơn.
Tọa đàm “Cần có cái nhìn công bằng, khoa học với bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1“
thứ hai, 14/12/2020 20:00 GMT+07(PLM) - Thời gian vừa qua, sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều là tâm điểm của dư luận, với những ý kiến trái chiều về ngữ liệu, nội dung. Bắt đầu từ các diễn đàn cá nhân, các trang mạng và bùng phát lan rộng. Có rất nhiều ý kiến, từ các cơ quan truyền thông, báo chí, đã phát hiện và nhặt ra rất nhiều lỗi trong 4 bộ sách của NXB Giáo Dục Việt Nam, đặc biệt là bộ "Kết nối" và "Chân trời sáng tạo". Các lỗi sai nghiêm trọng như ngữ liệu phản cảm, vấn đề bản quyền, nội dung quá khó...khiến cho giáo viên dạy khó khăn, và học sinh học cũng vậy, được đăng tải trên các báo Pháp luật Việt Nam, Dân Trí, Ánh sáng và Cuộc sống, Lao Động, Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Thanh Tra, Phụ nữ online...và nhiều tờ báo khác. Vậy tại sao chỉ riêng bộ "Cánh Diều" phải sửa? Hãy cùng các chuyên gia, khách mời nhìn nhận khách quan, đa chiều về vấn đề này. Các khách mời tham gia tọa đàm: 1- Đại biểu Quốc hội : Nguyễn Thị Kim Thúy ( Đoàn Đà Nẵng) 2- PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ 3- Phó Hiệu trưởng Hoàng Thị Nguyệt (Trường Tiểu học Tân Phú-Tân Sơn, Phú Thọ)
Sức lan tỏa từ cuộc thi trực tuyến “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam”
thứ sáu, 28/8/2020 09:54 GMT+07(PLM) - Hòa chung trong không khí phấn khởi, tự hào của hơn 40 ngàn cán bộ, công chức, người lao động Bộ, ngành Tư pháp hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V, ngày 26/8/2020, Bộ Tư pháp đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử truyền thống 75 năm xây dựng và phát triển của ngành Tư pháp trên phạm vi toàn quốc với tên gọi “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam”. Pháp luật Media- Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức toạ đàm cùng các vị khách mời để nhìn lại sự thành công của cuộc thi này.
Doanh nghiệp thành công nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất
thứ tư, 8/7/2020 14:54 GMT+07(PLM) - Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiến ngành công nghiệp đóng tàu thủy ở tỉnh Nam Định gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, dừng sản xuất. Tuy nhiên Ông Mai Thiện Chính- Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cổ phần đóng tàu thủy Đức Việt ở xã Việt Hùng – huyện Trực Ninh đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất đồ chơi cho trẻ em để xuất khẩu tạo công ăn việc làm cho 800 lao động tại địa phương và đóng góp ngân sách cho huyện Trực Ninh mỗi một tháng từ 700 đến 800 triệu đồng.