|
Ngoài ông Phương, các bị cáo trong vụ án là Nguyễn Ngọc (cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận), Nguyễn Văn Phong (cựu PGĐ Sở Tài chính), Hồ Lâm (cựu GĐ Sở TN&MT) tỉnh Bình Thuận), Đỗ Ngọc Điệp (cựu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết), Lê Nguyễn Thanh Danh (cựu PGĐ Sở TN&MT)…
Theo cáo trạng, trên cương vị là Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) giá đất, bị cáo Lê Tiến Phương biết rõ đồ án quy hoạch chi tiết và cơ cấu sử dụng đất tại Khu đô thị du lịch biển (KĐTDLB) Phan Thiết. Bị cáo được HĐTĐ giá đất báo cáo đầy đủ về quá trình triển khai, kết quả thẩm định tư vấn xác định giá đất của Cty SJVC và dự thảo Phương án giá đất của Sở TN&MT.
Tuy nhiên ông Phương vẫn thống nhất với kết quả tư vấn xác định giá đất và phương án giá đất do Sở TN&MT xây dựng. Trong đó sử dụng tài sản so sánh không đủ điều kiện, không căn cứ quy hoạch chi tiết được phê duyệt; làm cơ sở tính toán, tính giá đất nhà cao tầng bằng cách thức, phương pháp xác định như đối với đất biệt thự, nhà liền kề; nên phê duyệt giá đất tại dự án KĐTDLB Phan Thiết với giá 2.577.000 đồng/m² là trái quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng thực hiện hành vi với Lê Tiến Phương là Nguyễn Ngọc, Nguyễn Văn Phong, Đỗ Ngọc Điệp, Hồ Lâm… Các bị cáo với các vai trò khác nhau đã cố ý làm trái nhiệm vụ được giao trong quy trình xây dựng, thẩm định phương án giá đất; thống nhất sử dụng kết quả xác định giá đất sai quy định làm cơ sở tính toán…
Các bị cáo thuộc Cty Thẩm định giá Miền Nam đã cùng nhau thống nhất việc xây dựng Chứng thư thẩm định giá không đúng quy định, đồng phạm với các bị can tại các cơ quan quản lý Nhà nước. Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại hơn 308 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Tại phiên xử, đại diện VKS nhận định vi phạm của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến công tác quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước. Trong vụ án này, các bị cáo đều là những người có trình độ, chức vụ, lẽ ra phải là những người tiên phong đi đầu, nắm vững và tuân thủ pháp luật, nhưng lại thực hiện không đúng các quy định pháp luật, gây thiệt hại hơn 308 tỷ đồng cho Nhà nước.
Hành vi của các bị cáo đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước, gây dư luận xấu cho xã hội và mất niềm tin với Nhân dân. Việc đưa vụ án ra xét xử đối với các bị cáo thể hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với phương châm “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Tuy nhiên, đại diện VKS cũng xem xét bối cảnh và nguyên nhân, điều kiện vi phạm. Theo đại diện VKS, những năm 2014 - 2015, Bình Thuận là một tỉnh kinh tế - xã hội còn có một số điểm hạn chế, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, do vậy chủ trương thu hút các nhà đầu tư để phát triển kinh tế là chủ trương đúng đắn được Nhân dân ủng hộ. Nguồn thu lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh thời điểm đó là nguồn thu từ việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai chiếm phần quan trọng trong tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh đó, đã phần nào tạo áp lực cho lãnh đạo, cán bộ các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh nói chung và các bị cáo trong vụ án này nói riêng.
Mặt khác, KĐTDLB là dự án có quy mô lớn nhất tại thời điểm 2015 trên địa bàn tỉnh. Quá trình xây dựng, thẩm định giá đất phải làm lại nhiều lần, Sở TN&MT đã 4 lần xây dựng phương án giá đất, trên cơ sở đó HĐTĐ cũng đã 4 lần tổ chức các cuộc họp thẩm định để rà soát, chỉnh sửa. Điều này thể hiện các bị cáo cũng có phần thận trọng và lúng túng trong việc áp dụng phương pháp tính giá đất.
Hiện trạng dự án liên quan vụ án (Ảnh: Tư Huynh – Xuân Cường) |
Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, các bị cáo đều khai nhận về việc không có động cơ, mục đích cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; mà chỉ có mong muốn sớm hoàn thành và tạo nguồn thu cho địa phương, như tạo điểm nhấn cho du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Trong vụ án này, Lê Tiến Phương là người giữ vai trò chính trong vụ án và phải chịu mức án cao nhất trong các bị cáo còn lại. VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo 6 - 7 năm tù, Hồ Lâm 5 - 6 năm tù, Nguyễn Văn Phong và Xà Dương Thắng (cựu GĐ Sở Xây dựng) cùng 4 - 5 năm tù, Nguyễn Xuân Phong (cựu Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh) 3 - 4 năm tù, Nguyễn Ngọc 36 - 42 tháng tù.
Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án 18 - 36 tháng tù cùng về tội danh trên, trong đó có bị cáo được đề nghị cho hưởng án treo.
Hồng Mây
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.