Thứ bảy 19/07/2025 02:45
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013: Đề cao vai trò của Nhân dân trong những vấn đề hệ trọng của đất nước

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013: Đề cao vai trò của Nhân dân trong những vấn đề hệ trọng của đất nước

(PLVN) - Thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy đã ký ban hành Báo cáo Kết quả lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (dự thảo Nghị quyết).

Hơn 51 triệu ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam góp ý

Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên các cấp đã tích cực tuyên truyền về triển khai lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, phổ biến rộng rãi; tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp; lồng ghép tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt chi hội, câu lạc bộ, tổ, nhóm, khu dân cư; sử dụng các hình thức phù hợp như thông báo nội bộ, bản tin điện tử, truyền miệng trực tiếp tại cộng đồng nhằm tiếp cận đến đông đảo hội viên, đoàn viên và Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Ủy ban MTTQ Việt Nam nhiều địa phương đã tập hợp tài liệu (gồm dự thảo Nghị quyết và các tài liệu phục vụ lấy ý kiến) tạo thành mã QR để cung cấp cho các đối tượng lấy ý kiến; đăng tải toàn văn tài liệu trên Cổng thông tin điện tử; Fanpage của MTTQ Việt Nam tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; xây dựng chuyên mục tiếp nhận ý kiến góp ý, phản ánh, đưa tin về quá trình lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Nghị quyết trên Cổng thông tin điện tử của tổ chức mình, trên Fanpage của MTTQ cấp mình. Ban Công tác Mặt trận ấp, khóm, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đều quan tâm, quán triệt nâng cao trách nhiệm, nhận thức của mỗi cá nhân, đơn vị trong hệ thống MTTQ Việt Nam đối với việc đóng góp ý kiến hoàn thiện Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Đối tượng lấy ý kiến của MTTQ Việt Nam là MTTQ các cấp, các nhân sỹ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, các chức sắc tôn giáo; Ủy viên Ủy ban MTTQ các cấp, các vị Ủy viên Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, Tổ tư vấn; các chuyên gia, các nhà khoa học... Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận tập trung lấy ý kiến của cán bộ, hội viên, đoàn viên, người lao động thuộc hệ thống của tổ chức mình.

Tính đến ngày 28/5/2025, hệ thống MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã tổ chức 61.791 hội nghị lấy ý kiến. Tổng số ý kiến góp ý vào toàn bộ nội dung của dự thảo Nghị quyết là trên 51 triệu ý kiến. Có gần 50 triệu ý kiến tán thành (chiếm 98,9%) đối với dự thảo Nghị quyết; hơn 615.000 ý kiến tán thành và đề nghị sửa đổi, hoàn thiện hơn (chiếm 1,1%) đối với dự thảo Nghị quyết.

Cần tiếp tục giữ lại quy định “phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương”

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận và MTTQ Việt Nam các cấp, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã đề xuất về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết.

Cụ thể, về quyền trình dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội. Ban Thường trực thống nhất tiếp thu ý kiến góp ý, điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 84 theo hướng giữ lại quyền trình dự án luật, pháp lệnh của cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; theo đó, quy định tại khoản 1 Điều 84 thể hiện như sau: “Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH), Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, UBTƯ MTTQ Việt Nam, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội có quyền trình dự án luật trước QH, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ QH”.

Đối với cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên khác của Mặt trận có quyền đề xuất, kiến nghị, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh. Tuy nhiên, UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ là cơ quan trình hoặc tùy theo nội dung của mỗi dự án luật, pháp lệnh có thể phân công cho các tổ chức chính trị - xã hội là cơ quan trình. Thực tiễn trong các năm vừa qua cho thấy, chỉ có một số ít cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên khác của Mặt trận trình dự án luật, pháp lệnh, như Trung ương Hội Luật gia trình dự án Luật Trưng cầu dân ý, Luật Trọng tài thương mại; Trung ương Hội Chữ thập đỏ trình Luật Chữ thập đỏ (hiện nay Luật Chữ thập đỏ cũng đang được giao cho Chính phủ chỉ đạo tổng kết, đề xuất sửa đổi); trong khi đó, phần lớn luật, pháp lệnh điều chỉnh hoạt động của các tổ chức thành viên như Luật Người cao tuổi, Luật Bình đẳng giới, Luật Thanh niên, Luật Kiến trúc sư, Luật Luật sư, Luật Công chứng... đều do Chính phủ trình.

Về tổ chức đơn vị hành chính, Ban Thường trực đề nghị cần tiếp tục giữ lại quy định “phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương” tại khoản 3 Điều 110 Hiến pháp hiện hành để bảo đảm thể hiện đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính là một vấn đề rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của Nhân dân; do đó, trong Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân thì Nhân dân phải được tham gia vào quá trình ra quyết định những vấn đề lớn, hệ trọng của đất nước. Lấy ý kiến Nhân dân về thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong quá trình ra quyết định điều chỉnh địa giới, góp phần củng cố đoàn kết, ủng hộ chính quyền và duy trì ổn định chính trị - xã hội. Trong điều kiện chuyển đổi số mạnh mẽ và cơ sở dữ liệu dân cư ngày càng được quản lý chặt chẽ, minh bạch, việc lấy ý kiến Nhân dân sẽ được thực hiện thuận lợi và thực chất.

Cần duy trì quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với các chức danh tư pháp

Bên cạnh những đề xuất trên, qua tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia, nhà khoa học và một số ý kiến từ địa phương, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đề nghị nghiên cứu kỹ việc giữ lại đơn vị hành chính dưới tỉnh là thị xã và thành phố thuộc tỉnh, thị trấn, để bảo đảm giữ và tiếp tục phát huy các giá trị của đô thị đã hình thành trong nhiều năm, gắn với các yếu tố lịch sử, truyền thống và các yêu cầu của quản lý, phát triển đô thị.

MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. (Ảnh: Vinhphuc.gov.vn)
MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. (Ảnh: Vinhphuc.gov.vn)

Ban Thường trực đề nghị cân nhắc quy định “Chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định”, vì hiện nay theo Đề án tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã thì chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính, không phân biệt ở bất kỳ đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh (đều thành lập ở cả tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và xã, phường, đặc khu). Sự khác biệt chỉ nằm trong chức năng, nhiệm vụ của HĐND, UBND ở tỉnh với thành phố, ở xã với phường và đặc khu.

Ngoài ra, Ban Thường trực cũng đề nghị cần tiếp tục quy định quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (như khoản 2 Điều 115 Hiến pháp 2013). Việc duy trì quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với các chức danh tư pháp này không chỉ mang ý nghĩa về trách nhiệm giải trình, mà còn bảo đảm nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua cơ chế giám sát của cơ quan dân cử ở địa phương đối với hoạt động tư pháp; phù hợp với tính chất, vị trí và chức năng giám sát của HĐND, góp phần tăng cường tính minh bạch, dân chủ trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung thêm đối tượng chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực để bảo đảm quyền giám sát toàn diện của Nhân dân đối với các chức danh này từ Trung ương đến địa phương…

Qua quá trình triển khai lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết, các ý kiến đều thống nhất cao đối với chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 194/2025/QH15 ngày 05/5/2025 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là hợp lòng dân và có ý nghĩa hết sức quan trọng, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, không chỉ đề cao quyền làm chủ, phát huy trí tuệ to lớn của Nhân dân, mà còn góp phần khơi dậy tinh thần, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân, là thời cơ tốt và là thời điểm quan trọng để các tầng lớp Nhân dân có điều kiện được thể hiện trách nhiệm của mình trước Đảng và Nhà nước.

Các ý kiến đánh giá cơ quan tham mưu soạn thảo Nghị quyết đã có sự chuẩn bị nghiêm túc, công phu, đặc biệt là bản thuyết minh dự thảo Nghị quyết đã bám rất sát quan điểm, chủ trương của Đảng và tình hình thực tế, đưa ra những phân tích rất cụ thể, chi tiết có tính thuyết phục cao, tạo thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Thứ trưởng Mai Lương Khôi dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp

(PLVN)- Hướng tới kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS) (19/7/1946-19/7/2025), sáng 18/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp.
Báo Pháp luật Việt Nam: Tiếp tục nâng cao chất lượng bài viết, chuyên mục, đẩy mạnh uy tín, vị thế của Báo

Báo Pháp luật Việt Nam: Tiếp tục nâng cao chất lượng bài viết, chuyên mục, đẩy mạnh uy tín, vị thế của Báo

Ngày 18/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Báo Pháp luật Việt Nam.
Thủ tướng lập 8 Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân đầu tư công

Thủ tướng lập 8 Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 16/7/2025 về việc thành lập các Tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân đầu tư công.
Phấn đấu mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội là một báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật

Phấn đấu mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội là một báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật

(PLVN) - Sáng 17/7, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tập huấn báo cáo viên pháp luật trong Quân đội năm 2025 khu vực phía Bắc theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia của 1.600 đại biểu. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp Việt Nam - Azerbaijan

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp Việt Nam - Azerbaijan

(PLVN) - Chiều 17/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp Thứ trưởng Bộ Tư pháp Azerbaijan Toghrul Huseynov tại Bộ Tư pháp Việt Nam.
PGS.TS Tô Văn Hòa làm Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Hội đồng Trường, Chủ tịch Hội đồng Trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2025 – 2030; Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ với tư duy mới, chuyên sâu hơn

Văn phòng Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ với tư duy mới, chuyên sâu hơn

(PLVN) - Chiều 16/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội (QH), Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn đã dự Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ Văn phòng (VP) QH, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Thủ tướng "lệnh" hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7

Thủ tướng "lệnh" hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành dứt điểm việc xoá toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước ngày 31/8/2025. Đặc biệt, việc hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sĩ phải hoàn thành trước ngày 24/7, coi đây là nhiệm vụ chính trị gắn với kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ và chào mừng Đại hội Đảng các cấp.
Bộ Công an tiếp nhận FPT Telecom

Bộ Công an tiếp nhận FPT Telecom

(PLVN) - Ngày 16/7, Bộ Công an và Bộ Tài chính tổ chức lễ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Bộ Công an.
Xây dựng Đảng bộ Tòa án nhân dân tối cao trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Xây dựng Đảng bộ Tòa án nhân dân tối cao trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 16/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật cần tiếp tục duy trì bài viết hay, chất lượng

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật cần tiếp tục duy trì bài viết hay, chất lượng

(PLVN) - Chiều 16/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã làm việc với Tạp chí Dân chủ và Pháp luật về kết quả nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Tăng trưởng 8,5% năm 2025 rất khó, nhưng không bất khả thi"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Tăng trưởng 8,5% năm 2025 rất khó, nhưng không bất khả thi"

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8,3-8,5% trong năm 2025 là mục tiêu rất khó và có nhiều thách thức rất lớn nhưng chúng ta không thể không làm và mục tiêu này không phải bất khả thi.
dai-phu-phat
tp
Thứ trưởng Mai Lương Khôi dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp

(PLVN)- Hướng tới kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS) (19/7/1946-19/7/2025), sáng 18/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp.
Báo Pháp luật Việt Nam: Tiếp tục nâng cao chất lượng bài viết, chuyên mục, đẩy mạnh uy tín, vị thế của Báo

Báo Pháp luật Việt Nam: Tiếp tục nâng cao chất lượng bài viết, chuyên mục, đẩy mạnh uy tín, vị thế của Báo

Ngày 18/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Báo Pháp luật Việt Nam.
Thủ tướng lập 8 Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân đầu tư công

Thủ tướng lập 8 Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 16/7/2025 về việc thành lập các Tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân đầu tư công.
Bắt tạm giam 7 đối tượng gây rối trật tự công cộng

Bắt tạm giam 7 đối tượng gây rối trật tự công cộng

(PLVN) - Công an phường Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 7 đối tượng liên quan đến vụ việc 33 thanh niên đi xe máy ném vỏ chai bia làm vỡ kính chắn gió ô tô.
Tạm giữ đối tượng chém người trong quán nước mía

Tạm giữ đối tượng chém người trong quán nước mía

(PLVN)- Một người đàn ông đang nằm nghỉ trong quán nước mía đã bất ngờ bị kẻ lạ mặt tấn công liên tiếp bằng hung khí, gây thương tích nghiêm trọng, trước sự chứng kiến bàng hoàng của hai em nhỏ. (Ảnh cắt từ clip trên mạng xã hội)
Vô cớ chém người giữa đêm khuya, nhóm thanh thiếu niên sa lưới

Vô cớ chém người giữa đêm khuya, nhóm thanh thiếu niên sa lưới

(PLVN) Một nhóm thanh thiếu niên điều khiển nhiều xe máy, mang theo hung khí và hơi cay đã vô cớ truy đuổi, chém người đi đường trong đêm khuya tại trung tâm TP Đà Nẵng. Công an đã nhanh chóng vào cuộc, xác minh danh tính và lần lượt triệu tập nhiều đối tượng liên quan.
Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải Đặc biệt Cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự".

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải Đặc biệt Cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự".

(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.

Chuyện nghề Thi hành án dân sự

Chuyện nghề Thi hành án dân sự

(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Động lực mới, cách tiếp cận mới đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Trường Đại học Luật Hà Nội: Động lực mới, cách tiếp cận mới đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.

Nghệ An: Đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá tải “đe dọa” cầu Đô Lương

Nghệ An: Đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá tải “đe dọa” cầu Đô Lương

(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.

Bắc Giang: Kiến nghị xem xét lại bản án theo trình tự, thủ tục tái thẩm

Bắc Giang: Kiến nghị xem xét lại bản án theo trình tự, thủ tục tái thẩm

(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.

Cửa Nam, Hà Nội: Nhiều vi phạm về trật tự đô thị tại phố Vọng Đức

Cửa Nam, Hà Nội: Nhiều vi phạm về trật tự đô thị tại phố Vọng Đức

(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.

Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo: “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”

Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo: “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”

(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.

Rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong quy định pháp luật

Rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong quy định pháp luật

(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hà Nội - Nhiều xe máy vi phạm, ngang nhiên đi lên vỉa hè vào giờ cao điểm

Hà Nội - Nhiều xe máy vi phạm, ngang nhiên đi lên vỉa hè vào giờ cao điểm

(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.

Báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu

Báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu

(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.