* Đẩy hợp tác kinh tế theo chiến lược Ba kết nối
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan 2025 là sự kiện đầu tiên, cụ thể hóa cam kết của Lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc hiện thực hóa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Thái Lan, đẩy mạnh trụ cột Đối tác vì phát triển bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư mà hai bên vừa đạt được tại cuộc họp Nội các chung Việt Nam Thái Lan lần thứ 4 sáng cùng ngày.
Tại diễn đàn, lãnh đạo các bộ ngành, địa phương và đông đảo đại biểu doanh nghiệp hai nước được giới thiệu về tiềm năng, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam và Thái Lan; nghe giới thiệu về khả năng và kế hoạch đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp hai nước.
Các đại biểu đánh giá, môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện, được cộng đồng quốc tế, nhà đầu tư đánh giá tích cực; nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lựa chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất chiến lược, kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong 4 tháng đầu năm 2025, vốn FDI thực hiện đạt trên 6,7 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2020-2025, cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Trong bối cảnh đó, trải qua những thăng trầm lịch sử và nỗ lực vun đắp, xây dựng của cả hai nước, đặc biệt, kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường năm 2015, quan hệ song phương giữa hai nước đã đạt nhiều thành tựu đáng tự hào, trở thành một hình mẫu cho hợp tác khu vực, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư tiếp tục là trụ cột và điểm sáng nổi bật.
Thái Lan hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2024 đạt hơn 20 tỷ USD. Các nhà đầu tư Thái Lan đã đầu tư 767 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 15 tỷ USD, đứng thứ 9/150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngược lại, Việt Nam cũng đã đầu tư 22 dự án tại Thái Lan với tổng vốn gần 35 triệu USD. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, các đại biểu cho rằng dư địa, tiềm năng hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan vẫn còn rất lớn để tiếp tục phát triển.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan năm 2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, các đại biểu đề xuất các doanh nghiệp Thái Lan với kinh nghiệm, nguồn lực và uy tín của mình, sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn đầu tư dịch chuyển, các nguồn tài chính xanh, bền vững như và các nguồn đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; các nhà đầu tư Thái Lan tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu và thực chất hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với chủ trương hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, hướng tới chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường, Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực như: kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; năng lượng mới, năng lượng tái tạo; trung tâm tài chính, tài chính xanh; nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao; thương mại, du lịch … Đây là những lĩnh vực mà các nhà đầu tư Thái Lan có kinh nghiệm và thế mạnh.
Các đại biểu cũng đề xuất tăng cường nghiên cứu hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, củng cố các chuỗi cung ứng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng lực lượng lao động tay nghề cao, vì lợi ích của cả hai bên theo hướng đa dạng, minh bạch, bền vững. Cùng với đó, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi năng lượng. Phía Việt Nam, với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, mong muốn học hỏi kinh nghiệm và hợp tác với Thái Lan trong phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ xanh.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho rằng hai bên cần hợp tác hơn nữa để ứng phó với tình hình bất ổn của kinh tế và chính trị toàn cầu; việc hai nước vừa thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã đánh dấu một kỷ nguyên mới trong quan hệ, trong đó trọng tâm là thúc đẩy chuỗi giá trị kinh tế, tận dụng tối đa sức mạnh, tiềm năng, lợi thế của mỗi bên.
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đánh giá, Thái Lan và Việt Nam là những nền kinh tế lớn nhất trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng và cũng là động lực chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của ASEAN.
Điểm lại kết quả hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư Thái Lan - Việt Nam thời gian qua, Thủ tướng đánh giá nền kinh tế Thái Lan và Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và nhiều doanh nghiệp tham gia vào cùng một chuỗi giá trị, với hơn 50% thương mại Thái Lan - Việt Nam là nhập khẩu, xuất khẩu nguyên liệu thô và linh kiện hỗ trợ các ngành sản xuất phục vụ cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó, tăng trưởng kinh tế của nước này là cơ hội của nước kia.
![]() |
Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Lan Paetongtarn Shinawatra phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan năm 2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Cho biết, hai Chính phủ đã nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế theo chiến lược Ba kết nối và đây là chủ đề chính, nhằm thúc đẩy nền kinh tế của cả hai nước cùng nhau phát triển, Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra nhấn mạnh yêu cầu kết nối chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp cùng có lợi như hóa dầu, thực phẩm và linh kiện điện tử và hậu cần, bao gồm việc phát triển nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp tương lai như AI và chất bán dẫn.
Cũng theo Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra, vùng Đông Bắc Thái Lan với miền Trung, miền Nam của Việt Nam. Thông qua sự hợp tác của hơn 20 thành phố đối tác, sẽ mở rộng cơ hội cho các doanh nhân địa phương về thương mại, đầu tư và du lịch.
Bày tỏ vui mừng khi thấy các đường bay giữa Việt Nam và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan sẽ được mở trong tương lai, Thủ tướng Thái Lan cho rằng, đây sẽ là chuyến bay quốc tế đầu tiên từ một sân bay ở phía đông bắc Thái Lan và việc này sẽ đẩy mạnh gạo lưu cấp nhân dân và du lịch giữa hai nước.
Nhấn mạnh trụ cột về kết nối phát triển bền vững, Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cho biết Thái Lan và Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác về năng lượng tái tạo và chuyển đổi kinh tế số; nhấn mạnh, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Thái Lan và Việt Nam không chỉ giới hạn giữa các Chính phủ mà còn bao gồm quan hệ đối tác giữa khu vực tư nhân của hai nước. Đặc biệt, khu vực tư nhân của hai nước là đối tác quan trọng nhất trong việc thúc đẩy hợp tác cụ thể và đáp ứng nhu cầu của hai bên, đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước tiến triển theo hướng thiết thực.
* Các dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước gắn với gia đình Shinawatra
Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, quan hệ truyền thống Việt Nam - Thái Lan có từ lâu đời; đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều năm hoạt động tại Thái Lan, nhiều di tích liên quan tới Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn được giữ gìn trên đất Thái Lan.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra chứng kiến trao các biên bản ghi nhớ: Về việc chuyển giao quyền khai thác và hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật 50 tàu bay Boeing Max; về đối tác chiến lược trong lĩnh vực ngân hàng số; về phát triển Khu Công nghiệp Đồng Nai. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại các dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước gắn với gia đình Shinawatra như: Thái Lan là nước duy nhất có cơ chế họp Nội các chung với Việt Nam, do Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đề xuất vào năm 2004; là một trong những nước đầu tiên trong ASEAN thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam vào năm 2013, dưới thời Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra; và nay, hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra.
Nhấn mạnh những nội hàm quan trọng trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước, Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, với những diễn biến phức tạp, khó lường, khó định đoán và nhiều vấn đề mà không nước nào giải quyết được một mình, hai nước Việt Nam - Thái Lan và các nước ASEAN phải tăng cường đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, tăng cường hợp tác. Hai nước đã hợp tác tốt rồi, phải hợp tác tốt hơn, hiệu quả hơn, mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, thời gian qua, trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức, Việt Nam vẫn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mức cao; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; văn hóa - xã hội được quan tâm, an sinh xã hội được bảo đảm. Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.
Năm 2025 là năm Việt Nam thực hiện “tăng tốc, bứt phá, về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc. Trên tinh thần đó, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu đạt mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.
Việt Nam quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, tạo lập môi trường thuận lợi cho sản xuất, đầu tư, kinh doanh, tạo đột phá về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới; đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng và thực thi pháp luật.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Lan Paetongtarn Shinawatra với doanh nghiệp hai nước. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Đặc biệt, để tiếp tục nỗ lực cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh thời gian tới, Việt Nam đang tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều nhóm giải pháp trên tinh thần 3 thông: “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh”. Quốc hội Việt Nam đang chuẩn bị ban hành 2 Nghị quyết rất quan trọng về xây dựng, thực thi pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân để triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Cùng với đó, triển khai sắp xếp lại các đơn vị hành chính theo hướng bỏ các cấp trung gian không cần thiết, bảo đảm bộ máy hoạt động thông suốt; hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; chuyển mạnh trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, đẩy mạnh kết nối hạ tầng thông suốt giữa các tỉnh, các vùng, kết nối quốc gia, quốc tế theo hướng đồng bộ, hiện đại, trong đó có các hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, sân bay, cảng biển…; hạ tầng năng lượng; hạ tầng kỹ thuật số đồng bộ, hiện đại. Đẩy mạnh đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và đổi mới tư duy quản trị thông minh.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của các doanh nghiệp Thái Lan đối với sự phát triển của Việt Nam và quan hệ hữu nghị giữa hai nước; cho biết, Việt Nam đang tiếp tục tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp Thái Lan liên quan thuế, điện, thanh toán số, thủ tục hành chính, nguồn vốn.
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Thái Lan tiếp tục tin tưởng và gắn bó với Việt Nam trong quá trình phát triển; với tinh thần “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện; coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc”, không ngừng đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của hai quốc gia cũng như mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Thái Lan.
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, thể chế, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; phát huy “3 cùng” gồm: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển nhanh và bền vững; cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển; cùng chung niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào.
Cũng tại Diễn đàn, các doanh nghiệp hai nước đã trao các văn kiện hợp tác, trong đó: Tập đoàn FPT và Tập đoàn Sunline Technology trao Biên bản ghi nhớ về đối tác chiến lược trong lĩnh vực ngân hàng số, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính và bán lẻ Thái Lan, tập trung vào các giải pháp ngân hàng lõi, ngân hàng số và cho vay số. Tập đoàn Cao su Việt Nam và Tập đoàn Amata trao Biên bản ghi nhớ về phát triển Khu Công nghiệp Đồng Nai.
![]() |
Các doanh nghiệp Thái Lan tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan năm 2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Hãng hàng không Vietjet và Boeing trao thỏa thuận hợp tác với Vietjet Thái Lan về việc chuyển quyền khai thác 50 tàu bay Boeing 737 tại Thái Lan, nằm trong số 200 tàu bay Vietjet đặt mua của Boeing; giúp Vietjet Thái Lan mở rộng mạnh mẽ mạng bay nội địa và quốc tế, đặc biệt kết nối các điểm đến giữa Việt Nam và Thái Lan; góp phần vào phát triển kinh tế du lịch kết nối Thái Lan và Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.
(PLM) - Sáng 26/6, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) phối hợp với Trường ĐH Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nga, Singapore và các quốc gia khác.
(PLM) - Có những người khoác lên mình chiếc áo blouse trắng không chỉ để chữa bệnh cứu người, mà còn gửi gắm vào đó cả tuổi thanh xuân, niềm tin và lý tưởng nghề nghiệp. Thế nhưng, tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội, hàng chục y bác sĩ đang phải gồng mình sống qua ngày khi lương và phụ cấp bị nợ kéo dài – khi y, bác sĩ sống trong nợ lương "Nghề cứu người, ai cứu họ?". Một thực tế xót xa giữa lòng Thủ đô.