Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Dương Ngọc Hải trong cuộc họp tại đầu cầu TP HCM. (Ảnh: Huỳnh Phúc) |
Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm số tiền hơn 256 tỷ đồng và 3.572m2 đất; đã kiến nghị thu hồi về ngân sách hơn 192 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 116 tập thể và 540 cá nhân, đã ban hành 5.776 quyết định xử phạt vi phạm hành chính; chuyển cơ quan điều tra 33 vụ.
Trong năm, TP HCM đã tiếp nhận và xử lý hơn 46.100/46.948 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, đem lại quyền lợi cho công dân với số tiền hơn 13,5 tỷ đồng đồng và 6.449,7m2.
TP HCM đã tập trung cao độ, giải quyết trên 1.200 vụ việc khiếu nại, tố cáo, đặc biệt từng bước giải quyết 8 vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài mà Thanh tra Chính phủ đưa vào diện theo dõi chỉ đạo. Đến nay, đã cơ bản kết thúc được 3 vụ việc và dự kiến sẽ sớm kết thúc thêm 2 vụ việc trong quý I/2025.
Năm 2025, TP HCM sẽ bám sát định hướng thanh tra của Thanh tra Chính phủ, tập trung thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống lãng phí, nhất là việc quản lý, sử dụng nhà, đất là tài sản công trên địa bàn. Chủ động chỉ đạo thanh, kiểm tra ngay từ đầu công tác đấu thầu và việc tổ chức thực hiện các gói thầu đối với các công trình, dự án đầu tư công có tổng mức đầu tư lớn.
TP cũng tăng cường thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo phát sinh, hạn chế khiếu nại đông người, giải quyết dứt điểm các trường hợp khiếu nại, tố cáo kéo dài. Kịp thời xử lý, giải quyết dứt điểm các đơn thư phát sinh liên quan đến quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
Tại Hội nghị, theo đại diện UBND TP HCM, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ tác động đến việc triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2025. Do đó, TP HCM kiến nghị Thanh tra Chính phủ có chỉ đạo chung theo hướng chưa tiến hành thanh tra các cơ quan mới được hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập. Sau khi hoàn thành chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, Chủ tịch UBND TP HCM sẽ điều chỉnh kế hoạch thanh tra cho phù hợp.
Đại diện UBND TP cũng cho biết, một nhiệm vụ quan trọng của TP HCM trong năm 2025 là “giải quyết cơ bản những vướng mắc, tồn đọng của TP”. Do đó, TP sẽ ban hành kế hoạch theo dõi, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các kết luận thanh tra còn tồn đọng. TP cũng sẽ tổng rà soát các kết luận thanh tra từ năm 2008 đến nay để phân loại, phân nhóm, đề xuất giải pháp khắc phục và tiến độ hoàn thành từng nội dung cụ thể.
“Đây là trách nhiệm thực hiện của UBND TP HCM. Tuy nhiên, quá trình thực hiện sẽ có nhiều nội dung phức tạp hoặc vượt thẩm quyền. Vì vậy, UBND TP đề nghị Thanh tra Chính phủ hỗ trợ, hướng dẫn về cơ sở pháp lý, về phương pháp, cách thức thực hiện để đảm bảo thực hiện nghiêm kết luận thanh tra, đồng thời giúp tháo gỡ các tồn đọng, khơi thông nguồn lực và phòng, chống lãng phí một cách hiệu quả”, ông Hải kiến nghị.
Tại Hội nghị, đại diện UBND TP cũng đưa ra một số kiến nghị. Theo đó, trong giải quyết khiếu nại, quá trình tham mưu giải quyết khiếu nại lần 2 phát sinh khó khăn, vướng mắc là việc người khiếu nại không đồng ý Chánh Thanh tra TP chủ trì đối thoại mà yêu cầu Chủ tịch UBND TP HCM phải trực tiếp đối thoại.
Các trường hợp này không phải là vụ việc có tính chất phức tạp, cơ quan được giao xác minh đã xem xét có lý, có tình nhưng người khiếu nại yêu cầu Chủ tịch UBND TP chủ trì đối thoại. Trong khi đó, khối lượng công việc của Chủ tịch UBND TP HCM rất lớn, vì vậy, rất khó để chủ trì đối thoại đầy đủ, thực chất. Trước thực trạng trên, UBND TP HCM kiến nghị Thanh tra Chính phủ tháo gỡ.
Đại diện UBND TP cũng phân tích một số quy định về giải quyết tố cáo chưa rõ ràng, chặt chẽ dẫn đến quan điểm xử lý còn khác nhau. Trong đó, Luật Tố cáo không quy định về thời hiệu tố cáo nhằm bảo đảm quyền tố cáo của công dân và để có thể phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm, tiêu cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn có nhiều trường hợp tố cáo với vụ việc đã xảy ra cách đây hàng chục năm, gây nhiều khó khăn cho việc giải quyết. Do đó, UBND TP kiến nghị Thanh tra Chính phủ hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc nêu trên.
Huỳnh Phúc
(PLM) - Mỗi ngày trên Trái Đất kéo dài 24 giờ. Vào đêm giao thừa, chênh lệch múi giờ khiến thời khắc toàn thế giới cùng bước sang năm 2025 kéo dài cả một ngày.
(PLM) - Lễ hội Đền Trạng Trình là sự kiện kỷ niệm 439 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm và là hoạt động quan trọng trong lộ trình xây dựng Hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO vinh danh Trạng Trình.
(PLM) - Năm 2024 đánh dấu những bước tiến lớn của ngành công nghệ toàn cầu, từ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain. Những sự kiện này không chỉ ảnh hưởng đến thế giới mà còn tạo tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và khẳng định vị thế quốc gia trên bản đồ công nghệ. Năm 2024 chứng kiến nhiều biến chuyển tích cực trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, đặc biệt là về công nghệ cao như AI, bán dẫn, 5G. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn an ninh mạng, thông tin trên Internet cũng tạo ra những thách thức cần vượt qua.
(PLM) - Chiều 31/12, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025. Tại hội nghị, TP. Hải Phòng đã đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và đưa ra định hướng cho năm 2025.
(PLM) - Chiều 31/12, Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự có Tổng Cục trưởng Nguyễn Quang Thái cùng toàn thể công chức, viên chức, người lao động Tổng cục THADS.
(PLM) - Năm 2024, thị trường vàng thế giới và trong nước đã chứng kiến những diễn biến hiếm thấy trong lịch sử. Trên thị trường thế giới, kim loại quý đã có 40 lần lập đỉnh kể từ đầu năm và có thời điểm tiến sát 2.800 USD/ounce. Trong khi giá vàng trong nước cũng xác lập mức đỉnh mọi thời thời đại: vàng SJC hơn 92 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn trơn gần 90 triệu đồng/lượng. Cũng chưa bao giờ, việc mua vàng lại khó như năm qua.
(PLM) - Ngày 30/12, tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp cùng ngân hàng TMCP Quân đội (MB bank) và quỹ “Vì người nghèo” huyện Kim Bôi đã tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Tham dự buổi lễ có TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; Ông Chu Hải Công - Giám đốc Ban Quan hệ công chúng - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB bank); Đại diện Thường trực Đảng ủy - HĐND - UBND huyện Kim Bôi, Đại diện Đảng uỷ - HĐND – UBND xã Vĩnh Đồng; xã Xuân Thuỷ.
(PLM) - Kinh tế khó khăn khiến công việc, thu nhập của các lao động tự do tại Hà Nội giảm sút nghiêm trọng. Những ngày cuối năm họ đang phải chật vật mưu sinh mong cái Tết đủ đầy.
(PLM) - Năm 2024 là năm có nhiều dấu ấn quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp. Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là phương châm “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Tư pháp không ngừng đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; chú trọng cải cách hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương. Qua đó, toàn Ngành đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong từng lĩnh vực chuyên môn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương.
(PLM) - Đúng thời khắc chuyển giao năm 2024 và năm 2025, không khí tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tràn đầy niềm vui và hạnh phúc khi các bác sĩ nơi đây đã đón những công dân nhí đầu tiên của năm 2025 đựơc chào đời khoẻ mạnh.