Thứ ba 07/01/2025 04:20
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Kinh tế - Xã Hội | Vùng ĐBSCL cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy hoạch đã duyệt

Vùng ĐBSCL cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy hoạch đã duyệt

Chiều nay - 3/1, Hội đồng vùng ĐBSCL tổ chức hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng.
Vùng ĐBSCL cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, vùng ĐBSCL cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy hoạch đã duyệt - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến, bàn về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, kế hoạch hoạt động năm 2025 của Hội đồng.

Dự tại đầu cầu Chính phủ có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; các thành viên Hội đồng là lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương. Lãnh đạo 12 tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, lãnh đạo TPHCM dự tại các đầu cầu trực tuyến.

Nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai

Báo cáo tình hình phát triển của vùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 của vùng ĐBSCL đạt 7,31%, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (khoảng 7%), đứng thứ 4/6 các vùng kinh tế.

Một số địa phương có mức tăng trưởng khá, như Kiên Giang (7,5%), Long An (8,3%), Hậu Giang (8,76%), điển hình là Trà Vinh tăng trưởng 10,04%.

Nhiều dự án, công trình trọng điểm trong vùng được triển khai, xây dựng, tạo thuận lợi cho kết nối nội vùng, liên vùng, các tuyến đường trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ, như tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, cao tốc An Hữu - Cao Lãnh.

Tuy nhiên, kinh tế - xã hội vùng còn nhiều khó khăn hạn chế. Kinh tế của vùng tuy tăng trưởng khá, nhưng quy mô kinh tế vùng còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 12% tỷ trọng của cả nước; 12/13 địa phương trong vùng chưa tự cân đối thu chi ngân sách, mô hình tăng trưởng chưa thực sự bền vững.

Phó Thủ tướng yêu cầu: Với những nhiệm vụ, các đề án của Hội đồng vùng chưa được hoàn thành thì phải cố gắng tổ chức thực hiện, đẩy nhanh tiến độ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng yêu cầu: Với những nhiệm vụ, các đề án của Hội đồng vùng chưa được hoàn thành thì phải cố gắng tổ chức thực hiện, đẩy nhanh tiến độ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Hiện tượng biến đổi khí hậu đang tác động sâu sắc đến đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân: Sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước sinh hoạt là 6 vấn đề "nóng" ở ĐBSCL. Trong đó, 3 yếu tố đang tác động mạnh tới ĐBSCL là phát triển ở thượng nguồn sông Mekong góp phần làm gia tăng xâm nhập mặn, gia tăng xói lở bờ biển, thiếu nước ngọt; biến đổi khí hậu - nước biển dâng gây ra tình trạng ngập úng và làm gia tăng xâm nhập mặn; lún sụt, hạ thấp lòng dẫn làm gia tăng xâm nhập mặn, tăng ngập và khó tiêu thoát nước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Hội đồng điều phối vùng đã phát huy vai trò là đầu mối điều phối các hoạt động liên kết vùng, giải quyết các vấn đề chung của vùng.

Bộ trưởng đánh giá cao TPHCM đã ký kết hợp tác với các địa phương trong vùng ĐBSCL trong các lĩnh vực trọng tâm: Kết nối cung cầu, xúc tiến đầu tư - thương mại, phát triển khoa học, công nghệ, phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực… Các địa phương đã có những hoạt động phối hợp tổ chức Diễn đàn "Mekong Connect" được khởi nguồn từ sáng kiến liên kết vùng ABCD Mekong (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp), năm 2024 có sự đồng hành của các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang. Tổ chức thành công Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch vùng TPHCM và 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL lần thứ 3 - năm 2024 với chủ đề "Du lịch ĐBSCL, hướng đến phát triển du lịch xanh và bền vững". Các diễn đàn này không chỉ là nơi hội tụ các ý tưởng, sáng kiến, mà còn là không gian để các địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia và nhà hoạch định chính sách cùng thảo luận, đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững cho toàn vùng.

Bộ trưởng cũng nhìn nhận, một số cơ chế, chính sách ban hành đã dành nhiều sự quan tâm cho các địa phương trong vùng, nhưng chưa thực sự mang tính "đột phá", tạo sức bật đáng kể.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của vùng. Thời gian qua, Bộ đã trình cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành các chính sách, pháp luật về tài nguyên nước, trong đó có Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn; phê duyệt 2 quy hoạch quan trọng về tài nguyên nước, trong đó có vùng ĐBSCL; lần đầu tiên xây dựng kịch bản về nguồn nước các lưu vực sông Cửu Long làm cơ sở để khai thác hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước; xây dựng dữ liệu về nguồn nước,…

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục triển khai tốt Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL; tăng cường năng lực dự báo, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

Đề nghị các địa phương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong ứng phó với tình trạng sạt lở, xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước, tăng cường khả năng trữ nước, điều tiết nguồn nước, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nói.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về 3 vấn đề nổi lên, đang là thách thức lớn đối với vùng ĐBSCL, đó là giao thông; xâm nhập mặn, sạt lở; thiếu nước ngọt. Các địa phương trong vùng cũng bàn về các giải pháp tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 để đóng góp cho tăng trưởng của cả nước.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản, cây ăn quả hàng đầu của cả nước

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhất trí với đánh giá, vùng ĐBSCL đã có sự phát triển rõ rệt, có thể lượng hóa được, có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ hơn, đảm bảo phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh tế - xã hội.

Từ sự quan tâm của Trung ương, các địa phương trong vùng có nhiều cố gắng, "đã khẳng định được vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu của cả nước".

Phó Thủ tướng chỉ ra một số kết quả cụ thể của vùng, như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) dự kiến đạt 7,31%, cao hơn mức bình quân dự kiến của cả nước (là 7%). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 80,7 triệu đồng/năm, tăng 1,8 lần so với năm 2020.

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 116.707 tỷ đồng, tăng 5,4% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Xuất khẩu phục hồi tích cực, lũy kế 11 tháng năm 2024 ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng khoảng 16% so cùng kỳ.

Về giải ngân vốn đầu tư công, đến hết 31/12/2024, giải ngân của cả vùng đạt trên 64.500 tỷ đồng, đạt trên 72%, cao hơn so bình quân chung cả nước (70,24%).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long biểu dương một số địa phương có tỉ lệ giải ngân cao, như Bến Tre đạt gần 85,97%, Tiền Giang 85,8%, Đồng Tháp 82,27%, Long An 82,8%, An Giang 81,08%, Trà Vinh 78,79%, Cà Mau 76,8%, Sóc Trăng 74,62%...

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Nhìn nhận về tình hình hoạt động của Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL, Phó Thủ tướng cho rằng, từ khi thành lập (năm 2020) đến nay, Hội đồng đã đi đúng hướng trong việc khắc phục những ách tắc, khó khăn và đạt nhiều kết quả quan trọng. Có 13/13 địa phương trong vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh; 5/13 địa phương đã được phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh.

Các địa phương trong vùng đã chủ động thực hiện liên kết, kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, như ký Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TPHCM và các tỉnh vùng ĐBSCL đến năm 2025 trong nhiều lĩnh vực. Nhiều dự án trọng điểm trong vùng đang được tích cực triển khai và khẩn trương hoàn thành. Chúng ta phấn đấu hoàn thành 600 km cao tốc tại ĐBSCL vào năm 2025, Phó Thủ tướng cho biết.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ghi nhận và cảm ơn tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của các đồng chí thành viên Hội đồng điều phối vùng ĐBCSL, đã góp phần quan trọng, thiết thực vào các thành tựu phát triển của vùng.

Bên cạnh các kết quả tích cực, theo Phó Thủ tướng, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức. Đó là tăng trưởng một số địa phương trong vùng còn chậm; sự gắn kết giữa nhà nông với nhà doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ; chưa khai thác tối ưu các chuỗi liên kết trong nông nghiệp; sản xuất quy mô còn nhỏ. Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông còn thiếu tính kết nối. Cải cách thủ tục hành chính còn chậm. Biến đổi khí hậu đang tác động sâu sắc đến an ninh nguồn nước, sạt lở tại vùng.

Nguồn tài nguyên cho vật liệu xây dựng còn khó khăn trong bối cảnh ngày càng có nhiều dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn. Giải ngân ở một số dự án còn chậm.

Đối với hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, "chúng ta đề ra tương đối nhiều nhiệm vụ, dự án, nhưng khi điểm lại, lượng hóa lại thì thấy rằng, một số nhiệm vụ được giao cho năm 2023, 2024 còn chậm", Phó Thủ tướng nói.

Nhiệm vụ rà soát, kiến nghị cơ chế, chính sách đặc thù của các vùng kinh tế - xã hội để giảm bớt phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước chưa thực hiện tốt.

Lãnh đạo tỉnh Long An phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Lãnh đạo tỉnh Long An phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Định hướng phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh bối cảnh vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu đang tác động sâu sắc đến an ninh nguồn nước tại vùng. Năm 2025, bên cạnh triển khai các công tác theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch đề ra, chúng ta phải tập trung thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ, đó là tập trung phấn đấu tăng trưởng cao; tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; sắp xếp tổ chức bộ máy.

Trước bối cảnh này, Phó Thủ tướng đề nghị "các đồng chí ý thức rõ để có nhiệm vụ, giải pháp khả thi và đặc biệt là có quyết tâm cao để thực hiện".

Với những nhiệm vụ, các đề án của Hội đồng vùng chưa được hoàn thành thì phải cố gắng tổ chức thực hiện, đẩy nhanh tiến độ. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp tại các quy hoạch đã được phê duyệt (Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng ĐBSCL, Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi và Quy hoạch tỉnh).

Phó Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và quy hoạch vùng để ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030 - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và quy hoạch vùng để ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030 - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Bộ NN&PTNT phát triển trung tâm đầu mối tổng hợp tại Cần Thơ; xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu chủ lực, tập trung đảm bảo phục vụ lâu dài, bền vững cho các cơ sở chế biến nông nghiệp - thủy sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất cơ chế hợp tác vùng trong đảm bảo an ninh nguồn nước.

Bộ Công Thương tăng cường liên kết vùng trong phát triển thương mại, nhất là xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng ĐBSCL.

Nghiên cứu, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và quy hoạch vùng để ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030, trong đó dành nguồn vốn phù hợp để làm công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2025 để triển khai thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm hướng dẫn các địa phương về việc này.

Theo Báo Chính phủ

Bài liên quan
Tin bài khác
Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.
Cuộc chơi thâu tóm "đất vàng" của doanh nhân kín tiếng Cao Minh Sơn với loạt doanh nghiệp từ Bắc vào Nam

Cuộc chơi thâu tóm "đất vàng" của doanh nhân kín tiếng Cao Minh Sơn với loạt doanh nghiệp từ Bắc vào Nam

Doanh nhân Cao Minh Sơn thông qua những thương vụ mua lại cổ phần, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhà nước để âm thầm sở hữu nhiều khu đất vàng, có vị trí
Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

(PLVN) - Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.
Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động
Tuần này vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Tuần này vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, tuần này (6-12/1) Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại.
Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.
Bolt - Ứng dụng gọi xe "quen mặt" ở thị trường đất nước Thái Lan đăng tuyển tài xế, "rục rịch" gia nhập thị trường Việt Nam?

Bolt - Ứng dụng gọi xe "quen mặt" ở thị trường đất nước Thái Lan đăng tuyển tài xế, "rục rịch" gia nhập thị trường Việt Nam?

Giống như Grab, Bolt cung cấp đầy đủ các dịch vụ như gọi xe công nghệ, giao đồ ăn, giao hàng, cho thuê xe ô tô, thuê xe 2 bánh...
Tăng cường hoạt động chăm sóc phát triển toàn diện cho trẻ em

Tăng cường hoạt động chăm sóc phát triển toàn diện cho trẻ em

tăng cường hoạt động chăm sóc phát triển toàn diện cho trẻ em, chăm sóc, trẻ em, mùa xuân cho em, trẻ em Việt Nam
Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính, tinh gọn bộ máy, sửa đổi Luật, bộ máy hành chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam, chúc mừng, giành chiến thắng, đội tuyển việt nam, thư khen, chúc mừng nồng nhiệt
Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Báo Pháp luật Việt Nam,
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương

Sáng 5/1, tại Bình Dương, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương và Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương.
Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.
Hoạt động thanh tra góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Hoạt động thanh tra góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

(PLVN) - Quán triệt các chủ trương, đường lối về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Thanh tra Chính phủ
Bắt giữ nhóm đối tượng lừa hơn 200 người đầu tư tiền ảo đa cấp

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa hơn 200 người đầu tư tiền ảo đa cấp

(PLVN) - Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai, mới bắt giữ 4 đối tượng liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức kêu gọi đầu tư tiền ảo đa cấp.
Tạm giữ khẩn cấp đối tượng vi phạm an toàn giao thông còn tông gãy chân công an

Tạm giữ khẩn cấp đối tượng vi phạm an toàn giao thông còn tông gãy chân công an

(PLVN) - Công an quận Hà Đông (Hà Nội) mới ra Quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự đối với Hồ Xuân Sinh (sinh năm 2004, quê tỉnh Hưng Yên, tạm trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, là lao động tự do) về hành vi Chống người thi hành công vụ.
Sở Công thương sẽ thanh tra 3 doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong năm 2025

Sở Công thương sẽ thanh tra 3 doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong năm 2025

Thanh tra Sở Công thương sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp tại 3 doanh nghiệp, trong quý II và III/2025.
Quất Tết khan hiếm, nhà vườn rục rịch nhận cọc sớm để tránh "hớ" giá

Quất Tết khan hiếm, nhà vườn rục rịch nhận cọc sớm để tránh "hớ" giá

(PLM) - Tết Nguyên đán năm nay, thị trường cây cảnh đặc biệt là quất Tết đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3. Giá quất dự báo sẽ tăng mạnh, khiến các nhà vườn đắn đo khi nhận cọc sớm, trong khi thương lái đã bắt đầu săn tìm những cây quất đẹp, đặc biệt là các giống quất mini và quất thế.

Yên Định, Thanh Hoá: Tuyến đường đê qua xã Định Tăng mới thi công chưa nghiệm thu đã có dấu hiệu nứt gãy

Yên Định, Thanh Hoá: Tuyến đường đê qua xã Định Tăng mới thi công chưa nghiệm thu đã có dấu hiệu nứt gãy

(PLM) - Theo người dân phản ánh đường đê thuộc xã Định Tăng huyện Yên Định Tỉnh Thanh Hóa dù mới thi công thậm chí chưa được nghiệm thu nhưng đã nứt ở rất nhiều vị trí khiến người dân lo ngại về chất lượng công trình.

TP. Móng Cái, Quảng Ninh: Xe tải trọng lớn phớt lờ biển báo, xuyên vào nội đô gây nguy cơ mất ATGT

TP. Móng Cái, Quảng Ninh: Xe tải trọng lớn phớt lờ biển báo, xuyên vào nội đô gây nguy cơ mất ATGT

(PLM) - Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh xuất hiện nhiều xe trọng tải lớn chở đất từ mỏ đất xã Quảng Thành (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) vào nội đô có dấu hiệu quá tải, hoạt động với tần suất cao tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Ngân hàng ACB lên tiếng bác bỏ thông tin lãnh đạo đánh bạc

Ngân hàng ACB lên tiếng bác bỏ thông tin lãnh đạo đánh bạc

(PLM) - Mới đây, ngân hàng ACB vừa phát thông báo phản bác về những thông tin bịa đặt lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này tham gia đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài hàng chục triệu đô la.

Hà Nội “bão lớn” trong đêm ăn mừng Việt Nam vô địch AFF Cup 2024

Hà Nội “bão lớn” trong đêm ăn mừng Việt Nam vô địch AFF Cup 2024

(PLM) - Tối 5/1, trên “đất Thái” đội tuyển Việt Nam xuất sắc giành ngôi vô địch AFF Cup 2024 với tỉ số 5-3 trước đội tuyển Thái Lan sau 2 lượt đấu chung kết. Hàng triệu người hâm mộ đã xuống đường ăn mừng chiến thắng ngay trong đêm.

Thay đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe kể từ ngày 1/1/2025

Thay đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe kể từ ngày 1/1/2025

(PLM) - Kể từ ngày Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2025), khung giờ bắt buộc bật đèn xe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dụng sẽ là từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau. Người điều khiển phương tiện cũng phải bật đèn chiếu sáng phía trước nếu như có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Hải Phòng mở rộng không gian kinh tế, đô thị và tăng cường chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng mở rộng không gian kinh tế, đô thị và tăng cường chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

(PLM) - Chiều 31/12, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025. Tại hội nghị, TP. Hải Phòng đã đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và đưa ra định hướng cho năm 2025.

Phổ biến, quán triệt quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp

Phổ biến, quán triệt quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp

(PLM) - Ngày 31/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Triển khai thực hiện Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp. Chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp.

Thế giới hân hoan chào đón năm mới 2025

Thế giới hân hoan chào đón năm mới 2025

(PLM) - Mỗi ngày trên Trái Đất kéo dài 24 giờ. Vào đêm giao thừa, chênh lệch múi giờ khiến thời khắc toàn thế giới cùng bước sang năm 2025 kéo dài cả một ngày.

Hải Phòng: Lễ hội Đền Trạng, Kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hải Phòng: Lễ hội Đền Trạng, Kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm

(PLM) - Lễ hội Đền Trạng Trình là sự kiện kỷ niệm 439 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm và là hoạt động quan trọng trong lộ trình xây dựng Hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO vinh danh Trạng Trình.